Bee Bus Stop - Biến trạm xe buýt trở thành mái nhà của ong

23/09/2021

'Giường ngủ và bữa sáng dành cho ong' (Bed & Breakfast for Bees) là chiến lược được thành phố Utrecht (Hà Lan) áp dụng từ năm 2019. Họ biến những nóc trạm xe buýt thành khu vườn nhỏ nơi ong có thể đến hút mật và... nghỉ ngơi. Hiện nay, mô hình này đang tiếp tục được một số thành phố khác ở châu Âu triển khai, với hy vọng phủ xanh đô thị và đẩy mạnh đa dạng sinh học.

Dù làm "xanh" môi trường là vấn đề chung của toàn cầu, nhưng các biện pháp để cải thiện môi trường, khí hậu đều khá tốn kém và không phải quốc gia nào cũng có khả năng chi trả. Đó là lý do mà theo như Bảng xếp hạng Chỉ số hoạt động môi trường (IPE) do Đại học Yale (Mỹ) vừa công bố, những quốc gia "xanh" nhất thế giới đều nằm ở châu Âu bởi trong những năm vừa qua, các nước này đã triển khai rất nhiều dự án về môi trường trên quy mô lớn.

Trong nỗ lực cải thiện đa dạng sinh học, nhiều quốc gia đã cam kết xây dựng và hỗ trợ cơ sở hạ tầng đô thị để đưa không gian xanh của tự nhiên vào khu vực thành phố.

Từ năm 2019, Utrecht (Hà Lan) đã xây dựng vườn hoa trên mái che của 316 trạm xe buýt trên toàn thành phố, trong chiến lược "thụ phấn quốc gia" (Bed & Breakfast for Bees), giúp thành phố trở nên xanh hơn, đặc biệt là tạo ra điểm thu hút ong nhằm ngăn cản sự suy giảm nhanh chóng của loài này.

beestops

Hà Lan là quê hương của 358 loài ong, song hơn một nửa trong số đó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ. Để đối phó với vấn nạn này, Utrecht đã đầu tư vào việc nuôi ong đô thị theo một cách vô cùng khéo léo.

Các trạm xe buýt cho ong không chỉ hỗ trợ đa dạng sinh học của thành phố bằng cách thu hút ong mật và ong vò vẽ, chúng còn giúp giữ bụi mịn và lưu trữ nước mưa. Khu vườn trên trạm xe buýt sẽ được chăm sóc bởi những công dân lái xe điện quanh thành phố, tuy nhiên họ không cần phải tưới thường xuyên vì trong vườn chủ yếu là loài hoa thuộc họ Sedum - loài ưa thích các loại thụ phấn và cần rất ít nước.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
utrecht2-e1563359183379

Để cải thiện cơ sở vật chất cho du khách, các trạm xe buýt cũng được đặt băng ghế dài làm từ tre và lắp thêm đèn LED tiết kiệm năng lượng.

Cuộc tổng điều tra ong quốc gia năm 2021 đã ghi nhận số lượng ong ở Hà Lan hiện nay vẫn giữ mức ổn định, điều này chứng tỏ nỗ lực của họ đã thành công.

Empty
RoubVfmi4r_W0yBuY_iI5mC6d6w-jCsxsrO7Yheoyps
Empty

Tại Vương quốc Anh cũng đã triển khai dự án tương tự. Trạm xe buýt cho ong ở Vương quốc Anh được giới thiệu lần đầu tiên tiên ở thành phố Cardiff (xứ Wales) vào năm 2020. Trong năm nay, Leicester (Anh) đã công bố kế hoạch chuyển đổi tất cả 479 trạm xe buýt trong thành phố thành khu vườn cho ong, bao gồm cả nhà chờ Living Roofs.

Không chỉ được lựa chọn tỉ mỉ giữa hoa dại và hoa Sedum, các khu vườn trên mái còn có hệ thống chiếu sáng thông minh chạy bằng năng lượng mặt trời để quản lý việc sử dụng năng lượng và giảm thiểu lượng khí thải carbon trong thành phố. Ngoài ra, băng ghế ngồi Ecodek bên trong trạm xe cũng được tái chế từ gỗ phế thải và chai sữa nhựa.

bee-stops

Đây sẽ là mạng lưới toàn thành phố đầu tiên ở Vương quốc Anh, đồng thời góp phần bổ sung thêm vào các sáng kiến thụ phấn cho ong khác của Hội đồng Leicester trước đó như trồng hoa dại dọc ven đường và các vòng xuyến.

Những khu vực này sẽ là điểm dừng chân an toàn không chỉ dành cho ong mà cả những loài côn trùng khác, khi chúng di chuyển qua lại giữa các địa điểm xung quanh như công viên và khu bảo tồn thiên nhiên. Từ đó sẽ kết nối lại các hệ sinh thái bị chia cắt bởi guồng quay đô thị để các loài thụ phấn có thể phát triển trở lại.

Không dừng lại ở Bee Bus Stops (trạm xe buýt cho ong), Leicester cũng đã triển khai mô hình Bee Roads - những con đường trồng các loại hoa yêu thích dành cho ong.

Không dừng lại ở Bee Bus Stops (trạm xe buýt cho ong), Leicester cũng đã triển khai mô hình Bee Roads - những con đường trồng các loại hoa yêu thích dành cho ong.

Các sáng kiến về chiến lược “làm xanh” và làm đa dạng các loài thực vật trong khu vực đô thị đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Nhiều yếu tố khác nhau đã được đề xuất nhằm thúc đẩy sáng kiến, bao gồm áp lực giải quyết khủng hoảng khí hậu và cải thiện chất lượng không khí tại các trung tâm đô thị, cũng như tăng cường sức khỏe nói chung của người dân thành phố bằng cách cung cấp nhiều không gian xanh.

Quan trọng hơn cả là nhận thức rõ về sự suy giảm nhanh chóng của đa dạng sinh học trên khắp thế giới, do tình trạng đô thị hóa và gia tăng dân số. Sự giảm đi cây xanh và đa dạng sinh học ở các thành phố là do tác động trực tiếp của môi trường hiện nay, làm quần thể động vật hoang dã trong hệ sinh thái bị chia cắt, tăng nguy cơ lũ lụt xảy ra trong thành phố, tạo ra hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” và cũng làm suy giảm đến sức khỏe tâm thần nói chung.

Leicester, cũng như Utrecht, đang là những thành phố dẫn đầu với mục tiêu trở thành một điểm đến lý tưởng vào năm 2030 khi có được hệ sinh thái đa dạng, sự thích nghi khí hậu và hoàn toàn không có khí carbon. Tuy nhiên, đây không phải là những thành phố duy nhất có khát vọng mạnh mẽ về môi trường "xanh". Hy vọng rằng không lâu nữa, tương lai "xanh" sẽ đến với mọi thành phố trên khắp thế giới và con người sẽ được hưởng thêm nhiều lợi ích từ việc phủ xanh đô thị.

Khánh Hà (Ảnh: Internet) - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES