Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo

12/08/2014

An Giang đang khẩn trương chuẩn bị lễ công bố Óc Eo là Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ/TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 26/9 tới.

An giang chọn đỉnh núi Ba Thê xây dựng nhà trưng bày hiện vật thu được sau khi khai quật khảo cổ di chỉ Óc Eo; thành lập tại Bảo tàng tỉnh phòng trưng bày, thông tin, lưu trữ cổ vật di chỉ văn hóa Óc Eo phục vụ công tác giáo dục, nghiên cứu, học tập cho học sinh, sinh viên, nhân dân, du khách tham quan, nhà khoa học trong nước và quốc tế. Nằm trên nền văn minh cổ, rực rỡ của Vương quốc Phù Nam, Di tích văn hóa Óc Eo, tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn (An Giang) từ nhiều năm nay đã được tỉnh An Giang nỗ lực bảo tồn, trùng tu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Nền Văn hóa cổ Óc Eo thuộc Vương quốc Phù Nam đã tồn tại từ thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII, trải dài nhiều tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Đồng tháp, Tiền Giang, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và đến tận một số tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận.

Theo thống kê chưa đầy đủ, đã phát hiện lưu giữ trên 270 hiện vật; trong đó có 196 hiện vật bằng vàng, 47 hiện vật bằng đất nung, 22 hiện vật bằng đá như: gạch, đá, con dấu, tượng Phật, tượng Thần, đồ trang sức nhẫn, hoa tai, đồ gia dụng bếp lò, bình gốm, chậu, nồi nấu kim loại, đèn, bi ký, tư liệu thư tịch... 



Một số hiện vật quý của Óc Eo đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục như tượng Phật 4 tay và hai tấm bia đá lâu năm nhất Việt Nam được xác nhận kỷ lục số 645/KLVN ngày 4/1/2009 và xác lập số 691/KLVN ngày 12/12/2009 cho nhà trưng bày cổ vật Văn hóa Óc Eo theo mô hình Linga lớn nhất Việt Nam.

RELATED ARTICLES