Huế qua lăng kính độc đáo

17/04/2024

Cổ kính, thơ mộng cùng giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo là những gì người ta nhớ đến khi nhắc tới vùng đất cố đô Huế. Ngoài những nét quen thuộc ấy, Huế còn mang dáng dấp ở nhiều góc nhìn khác lạ, ít người biết đến. Hãy cùng Travellive chiêm ngưỡng Huế qua lăng kính độc đáo, hòa quyện giữa nét hiện đại trong không gian cổ kính, trầm mặc.

Bộ ảnh với chủ đề “Heal The Soul” (Chữa lành tâm hồn) của người mẫu nhí Ella Bui đã khéo léo khắc họa được những góc nhìn độc đáo, đưa du khách đến với một Huế vừa hiện đại, trẻ trung, vừa giữ nguyên nét cổ kính vốn có.

“Bộ ảnh là sự đổi mới trong cách nhìn về Huế so với trước đây. Nó mang hơi thở trẻ trung từ màu sắc thiết kế trang phục đến hình ảnh nhân vật, là sự kết hợp giữa hiện đại tươi mới với nét trầm lắng, nhẹ nhàng của Huế”, anh Bùi Việt Anh (bố của người mẫu Ella Bui) cho biết.

Bộ ảnh với chủ đề “Heal The Soul” (Chữa lành tâm hồn) của người mẫu nhí Ella Bui đã khéo léo khắc họa được những góc nhìn độc đáo của Huế

Bộ ảnh với chủ đề “Heal The Soul” (Chữa lành tâm hồn) của người mẫu nhí Ella Bui đã khéo léo khắc họa được những góc nhìn độc đáo của Huế

Empty
Empty
Trên nền gam màu tươi sáng, rực rỡ, những lăng tẩm cổ kính hiện lên với một diện mạo hoàn toàn mới

Trên nền gam màu tươi sáng, rực rỡ, những lăng tẩm cổ kính hiện lên với một diện mạo hoàn toàn mới

Dạo bước trong những lăng tẩm cổ kính rêu phong, du khách như được quay ngược thời gian, trở về với Huế xưa trầm mặc. Nơi đây lưu giữ những dấu ấn lịch sử và văn hóa lâu đời, mang đến cho du khách cảm giác bình yên.

Huế không chỉ có những giá trị truyền thống mà còn ẩn chứa một sức sống trẻ trung, hiện đại. Bộ ảnh "Heal The Soul" đã khéo léo bắt trọn vẻ đẹp giao thoa giữa hai mảng màu đối lập này. Trên nền gam màu tươi sáng, rực rỡ, những lăng tẩm cổ kính hiện lên với một diện mạo hoàn toàn mới. Những trang phục hiện đại, trẻ trung được kết hợp hài hòa với khung cảnh cổ kính, tạo nên một tổng thể đầy sức sống và thu hút. "Heal The Soul" như một làn gió mới trong cách nhìn về Huế, đưa du khách đến với một Huế trẻ trung, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp trầm mặc vốn có.

Huế không chỉ có những giá trị truyền thống mà còn ẩn chứa một sức sống trẻ trung, hiện đại

Huế không chỉ có những giá trị truyền thống mà còn ẩn chứa một sức sống trẻ trung, hiện đại

Huế được biết đến là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, có đường biên giới với Lào, giáp biển Đông, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Trị. Huế nổi tiếng với cái đẹp thơ mộng, êm đềm mà dịu dàng. Nét duyên dáng ấy khiến bất cứ ai cũng muốn du lịch Huế một lần trong đời. Về miền đất cố đô, du khách được chiêm ngưỡng những cung điện vàng son, lăng tẩm uy nghiêm, danh lam thắng cảnh nhuốm màu lịch sử, tất cả làm nên vẻ đẹp độc đáo cho vùng đất này.

Bài liên quan

Lăng Tự Đức

Được mệnh danh là công trình kiến trúc đẹp nhất thời nhà Nguyễn, nơi đây là chốn yên nghỉ của vua Tự Đức - vị vua tại vị lâu nhất trong số 13 đời vua triều Nguyễn. Trong bối cảnh xã hội khó khăn, giặc ngoại xâm tấn công, huynh đệ trong nhà lục đục, để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt vua Tự Đức đã cho xây dựng khu lăng tẩm như một cung đình thứ hai.

Đến nay, Lăng Tự Đức được xem là một trong 4 lăng tẩm đẹp nhất trên bản đồ du lịch Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đồng thời nơi đây là một trong những di tích lịch sử đầu tiên tại Việt Nam góp mặt trong bảo tàng số hóa 3D thuộc khuôn khổ dự án Google Arts & Culture.

Empty
Kiến trúc bên ngoài Lăng Tự Đức mang đậm dấu ấn của triều đại nhà Nguyễn, với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại

Kiến trúc bên ngoài Lăng Tự Đức mang đậm dấu ấn của triều đại nhà Nguyễn, với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại

Kiến trúc lăng Tự Đức được xem là đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn. Gần 50 công trình trong khu vực lăng Tự Đức ở cả hai bên tẩm điện và lăng mộ bao gồm: Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, điện Lương Khiêm… Đặc biệt, tất cả tên gọi của những công trình này đều chứa chữ “Khiêm” - mang ý nghĩa là cung kính, nhún nhường - một trong những đức tính được các nhà Nho thời bấy giờ coi trọng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng còn có tên gọi khác là Hiếu Lăng, tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây gần ngã ba Bằng Lãng, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Lăng Minh Mạng là một quần thể di tích lịch sử văn hóa nằm trong Khu di tích Đại Nội Huế, được xây dựng từ năm 1829 đến năm 1840 dưới triều vua Minh Mạng. Nơi đây được xem là một trong những lăng tẩm đẹp nhất và tiêu biểu nhất của triều Nguyễn, thể hiện quan niệm về vũ trụ, triết lý nhân sinh và đạo hiếu của người Việt Nam.

Lăng Minh Mạng là một trong những khu lăng tẩm đẹp và nguy nga nhất của triều Nguyễn

Lăng Minh Mạng là một trong những khu lăng tẩm đẹp và nguy nga nhất của triều Nguyễn

Nằm ở vị trí thuận lợi, có núi, sông hồ vô cùng thoáng đãng, công trình Lăng Minh Mạng với kiến trúc uy nghi, chuẩn mực nhất dưới thời nhà Nguyễn và là điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ghé thăm, chiêm ngưỡng trong hành trình du lịch Huế.

Empty
Empty

Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn. Tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta. Nơi đây không chỉ diễn ra các hoạt động triều chính, mà còn tổ chức các lễ hội cung đình, nghi thức tôn giáo và sự kiện trọng đại của triều Nguyễn.

Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta

Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng của nước ta

Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Kiến trúc Đại Nội Huế mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc cung đình triều Nguyễn với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. Các công trình trong Đại Nội được xây dựng bằng vật liệu gỗ lim quý giá, chạm trổ tinh xảo với hình tượng rồng, phượng, hoa văn tinh tế.

Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay

Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay

Nơi đây có hai khu vực chính là Hoàng thành và Tử Cấm thành, với bao gồm nhiều công trình khác nhau. Khu Hoàng thành gồm có cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa. Tử Cấm thành là khu vực dành riêng cho vua và hoàng tộc, gồm Đại Cung Môn, Tả Vu và Hữu Vu, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Cung Diên Thọ…

Khu Hoàng thành

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn hay cửa Ngọ Môn là công trình được xây dựng đồ sộ, hoành tráng với các đường nét hoa văn hết sức kỳ công, tinh xảo và vững chắc. Ngọ Môn không chỉ đơn giản là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội cung đình Huế nên được thiết kế gồm nhiều lớp với hệ thống hào nước xung quanh.

Empty
Ngọ Môn là một trong những di tích tiêu biểu nhất của Quần thể di tích cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Ngọ Môn là một trong những di tích tiêu biểu nhất của Quần thể di tích cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Cổng Ngọ Môn của Hoàng thành Huế nhìn về phía Nam kinh thành, từ vị trí Ngọ Môn trông xa có thể ngắm nhìn dòng sông Hương. Khu vực Hoàng thành sẽ có 5 cửa đặt nơi đây, trong đó cửa chính ở giữa từng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn và quan võ. Còn lại, khu vực hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu vua để bảo vệ cũng như hầu hạ vua.

Empty
Empty

Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến bao mốc sự kiện lịch sử được ghi vào sổ sách của dân tộc của đất nước, cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc nơi đây còn là nhân chứng sống cho bao nhiêu dấu mốc quan trọng của lịch sử dân tộc.

Điện Kiến Trung - Cung điện nhà Nguyễn lộng lẫy một thời

Điện Kiến Trung nằm trong Đại Nội Huế, được xây dựng vào năm 1921 dưới triều vua Khải Định. Đây là nơi làm việc, sinh hoạt của vua Khải Định và vua Bảo Đại - hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn.

Điện Kiến Trung mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương, kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống của Việt Nam và sự hiện đại của phương Tây

Điện Kiến Trung mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương, kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống của Việt Nam và sự hiện đại của phương Tây

Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý giá, góp phần tái hiện cuộc sống cung đình Huế xưa

Nơi đây lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử quý giá, góp phần tái hiện cuộc sống cung đình Huế xưa

Điện Kiến Trung được xây dựng theo phong cách kiến trúc kết hợp Đông - Tây, với sự giao thoa giữa kiến trúc truyền thống của Việt Nam và kiến trúc hiện đại của phương Tây. Điện có diện tích 2.020 m2, gồm 3 gian chính: Tiền điện, Trung điện và Hậu điện.

Phía trước chính điện là vườn cảnh. Tại đây có ba cầu thang được đắp hình rồng tinh tế, du khách có thể đi theo cầu thang để lên thềm điện. Tầng chính được thiết kế 13 cửa hiên, 5 cửa ở gian giữa và mỗi bên được đặt 3 cửa. Khu vực tầng trên cũng được thiết kế tương tự như tầng chính.

Điện có diện tích 2.020 m2, gồm 3 gian chính: Tiền điện, Trung điện và Hậu điện

Điện có diện tích 2.020 m2, gồm 3 gian chính: Tiền điện, Trung điện và Hậu điện

Duyệt Thị Đường - Nhà hát của cung đình Huế

Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành. Đây là nơi dành riêng cho Vua, Hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách của triều đình đến xem biểu diễn nghệ thuật (chủ yếu là xem các vở tuồng cung đình), góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của vua chúa và triều đình nhà Nguyễn.

Duyệt Thị Đường là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử quý giá

Duyệt Thị Đường là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử quý giá

Duyệt Thị Đường có tổng diện tích 11.740 m2. Diện tích xây dựng nhà hát 1.182 m2. Toàn bộ khuôn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốc Nam quý hiếm. Bên hữu nhà hát là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho nhà Vua và Hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà Vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng bức tường.

Trải qua gần 200 năm, dưới sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh. Nhà hát Duyệt Thị Đường đã gánh chịu nhiều hư hỏng nặng nề và được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Từ 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế hoàn chỉnh lần cuối và chính thức đi vào hoạt động thường xuyên từ tháng 3/2003, do Nhà hát truyền thống cung đình thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đảm nhiệm.

Empty
Toàn bộ ngôi nhà được làm bằng gỗ lim, chạm khắc tinh xảo với các họa tiết rồng, phượng, hoa văn...

Toàn bộ ngôi nhà được làm bằng gỗ lim, chạm khắc tinh xảo với các họa tiết rồng, phượng, hoa văn...

Heal The Soul

Model: Ella Bui

Áo dài: LaSenVu

Camera: Anh Kiệt

Photo: Hoàng Quân

ArDirection: Bùi Việt Anh

Phương Thảo
RELATED ARTICLES