Cảm hứng thơ ca thổi hồn vào triển lãm "Lối gió đường mây" của họa sĩ người Huế

26/01/2024

Từ những vần thơ đầy cảm xúc, chứa chan nỗi niềm của cố thi sĩ Hàn Mặc Tử, họa sĩ Nguyễn Hóa đã lấy nguồn cảm hứng đầy tinh tế đó ra mắt đến công chúng triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên "Lối gió đường mây".

Triển lãm cá nhân “Lối gió đường mây” của nghệ sĩ Nguyễn Hóa lấy nguồn cảm hứng từ những vần thơ tinh tế giàu cảm xúc của cố thi sĩ Hàn Mặc Tử. Nguyễn Hóa (1978, Huế) ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên, cột mốc quan trọng đánh dấu sự lộ diện của anh tới công chúng vượt ra ngoài giới hạn nghệ thuật trước đây.

Nam họa sĩ cho hay, "Gió theo lối gió, mây đường mây" (trích trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử) thể hiện sự chia cắt và dùng dằng. Gợi nhớ về con người, cảnh vật và nghệ thuật Huế. Nó mang đến những khoảng lặng, sự thư thái, điềm tĩnh và nhẹ nhàng, nhưng cũng đủ bí ẩn để cuốn hút ánh nhìn của công chúng. Nhiều họa tiết trong khung tranh cũng được anh chạm khắc toát lên đường nét kiến trúc đặc trưng của triều Nguyễn.

“Lối gió đường mây” lấy cảm hứng từ những vần thơ giàu cảm xúc của cố thi sĩ Hàn Mặc Tử

“Lối gió đường mây” lấy cảm hứng từ những vần thơ giàu cảm xúc của cố thi sĩ Hàn Mặc Tử

Tác phẩm mang tên

Tác phẩm mang tên "Mây lang thang" được tạo tác như những đám mây bay lơ lửng giữa không gian

“Lối gió đường mây” hội tụ 26 tác phẩm bao gồm tranh sơn mài và tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được nam họa sĩ thực hiện từ năm 2015 đến nay. Họa sĩ Nguyễn Hóa chắt lọc câu từ, chọn sơn mài để làm điểm nhấn cho quá trình thực hành nghệ thuật nghiêm chỉnh. Vượt lên trên sự hồi đáp với không gian và bối cảnh, các tác phẩm của anh còn gói gọn cả bản chất hữu hạn của thời gian và những ràng buộc, thay đổi không ngừng bên trong thế giới nghệ thuật.

Các tác phẩm ở triển lãm đều mang đậm nét kiến trúc cổ của Kinh thành Huế. Ẩn sau đó còn là tâm điểm, ẩn dụ cho những thói quen trong phong cách sống và sáng tác mà bất kỳ nghệ sĩ nào ở vùng đất Cố đô cũng ít nhiều tác động mạnh mẽ. Nam họa sĩ sử dụng, khai thác triệt để những đặc điểm của sơn mài truyền thống với bảng màu cổ điển: đỏ, vàng, đen và nền son cánh gián... Khi thực hành nghệ thuật với sơn mài được đánh giá tương đối vất vả bởi chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và khí hậu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Được đào tạo bài bản về điêu khắc, Nguyễn Hóa tiếp tục vận dụng kỹ thuật chạm khắc trong quá trình sáng tạo, chế tác khung tranh. Ngoài sơn mài, nghệ sĩ vận dụng nhiều chất liệu thiên nhiên như gỗ, than hay đá đồi cho triển lãm này

Được đào tạo bài bản về điêu khắc, Nguyễn Hóa tiếp tục vận dụng kỹ thuật chạm khắc trong quá trình sáng tạo, chế tác khung tranh. Ngoài sơn mài, nghệ sĩ vận dụng nhiều chất liệu thiên nhiên như gỗ, than hay đá đồi cho triển lãm này

Từng tác phẩm nghệ thuật của nam họa sĩ lại khắc họa đằng sau đó một thế giới nội tâm

Từng tác phẩm nghệ thuật của nam họa sĩ lại khắc họa đằng sau đó một thế giới nội tâm

Họa sĩ Nguyễn Hóa cho biết, khi sáng tác, anh xóa đi nhiều hơn là vẽ thêm. Vừa vẽ, anh vừa kiếm tìm thứ mình muốn thể hiện trong tác phẩm, thử mường tượng về hình dạng chúng trong đầu. Đặc biệt, với chất liệu sơn mài khi mài ra các lớp sơn lại tạo thành các vệt khác đi, họ sẽ đuổi theo dòng cảm xúc đó chứ không theo một quy chuẩn có từ trước. Sơn mài vốn trừu tượng, cứ vẽ lên nhiều lớp sơn, rồi mài dần để lộ ra từng lớp tranh, nhiều khi mình dự định vẽ thế này, mà sau khi mài xong lại thành một tác phẩm mới.

Đặc biệt, từng tác phẩm nghệ thuật của nam họa sĩ lại khắc họa đằng sau đó một thế giới nội tâm. Anh không ngừng đối thoại và liên tục phản hồi với chúng theo thời gian, chậm rãi hoàn thiện bức tranh bằng sự ý thức và tự chủ. Mỗi sáng tác ấy tựa như một ô cửa mở ra thế giới nội tâm của người vẽ, ràng buộc giữa nguồn cảm hứng của hội họa và thơ ca. Không bức nào trong triển lãm có tên gọi độc lập. Song tất cả các cảnh cùng tạo thành chỉnh thể, làm nên một không gian tĩnh, ẩn náu giữa thế giới động mà chúng ta đang sống.

Những tác phẩm sơn mài mang tên

Những tác phẩm sơn mài mang tên "Cảnh". Các ô vuông trải dài trong một số tác phẩm, tái hiện hình ảnh những ô cửa sổ nhỏ trên cổng của các lăng tẩm, di tích tại cố đô Huế

Họa sĩ sử dụng chất liệu sơn mài truyền thống để tạo ra màu đen, màu cánh gián hay màu vàng lá cho các tác phẩm

Họa sĩ sử dụng chất liệu sơn mài truyền thống để tạo ra màu đen, màu cánh gián hay màu vàng lá cho các tác phẩm

Được đào tạo bài bản về điêu khắc, Nguyễn Hóa coi hội họa như một phương tiện bổ sung nhằm biểu hiện tinh thần nghệ thuật của mình một phương tiện vừa có tác dụng phản chiếu, vừa chống lại ý niệm của thời gian. Mỗi tác phẩm của anh được chế tác tỉ mỉ, khan hiếm một cách có chủ đích, tạo thành một phần của chuỗi những phản tư đầy chiêm nghiệm, đôi khi bao gồm không quá ba tác phẩm.

Nguyễn Hóa không ngừng đối thoại và phản hồi liên tục với chúng theo thời gian, hoàn thiện chúng thông qua một vũ điệu chậm rãi, đầy ý thức và tự chủ. Trạng thái thong thả mà miệt mài trải dài suốt quá trình sáng tác đã trở thành một bức chân dung tự họa, một màn trình diễn đầy suy tư, len lỏi vào những ngóc ngách sâu thẳm nhất của cảm xúc và chiều sâu.

Khối điêu khắc

Khối điêu khắc "Công việc cho năm mới" được làm trong gần một thập kỷ, cho thấy phong cách làm nghệ thuật cần mẫn, miệt mài, chậm rãi của người làm nghệ thuật xứ Huế

Bàn về phong cách hội họa của họa sĩ Nguyễn Hóa, giám tuyển Đỗ Tường Linh chia sẻ: "Nguyễn Hóa lựa chọn sơn mài, một chất liệu 'đo ni đóng giày' cho quá trình thực hành thong dong điềm tĩnh vốn có của bản thân. Xuyên suốt loạt tác phẩm lần này, các chi tiết kiến trúc cổ đóng vai trò như một khung hình một phép ẩn dụ ý nhị về lề thói và xung đột, bóc tách những cảnh tượng, lễ nghi, thói quen và quy tắc không chỉ về lịch sử và di sản, mà còn về chính cơ cấu tồn tại mà bất kỳ nghệ sĩ nào sống và làm việc ở cố đô Huế đều tất yếu mang theo".

Empty
Hình tượng cái kén trong tranh của Nguyễn Hóa. Diễn tả mong muốn bứt phá, lột xác của nam họa sĩ đến từ xứ Huế

Hình tượng cái kén trong tranh của Nguyễn Hóa. Diễn tả mong muốn bứt phá, lột xác của nam họa sĩ đến từ xứ Huế

Họa sĩ Nguyễn Hóa tốt nghiệp Cử nhân Điêu khắc tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Từ năm 2012, anh hoạt động dưới vai trò nghệ sĩ tự do, thực hành của anh tập trung chủ yếu vào hội họa, điêu khắc và khắc gỗ. Mặc dù chỉ duy trì sự hiện diện của mình ở mức độ khiêm tốn nhưng Nguyễn Hóa từng tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế. Có thể kể đến một số sự kiện gây được tiếng vang như: triển lãm “The Lost Images” ở Ganesha Gallery, Hà Lan (năm 2010); triển lãm nhóm ở Yogyakarta, Indonesia (năm 2018); triển lãm nhóm ở Chiang Mai, Thái Lan (năm 2018); tuần lễ nghệ thuật đương đại “Nổ cái bùm” tại Huế (năm 2020)…

Triển lãm "Lối gió đường mây" của họa sĩ Nguyễn Hóa mở cửa đến hết ngày 28/01/2024 tại Mơ Art Space, 136 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nhiều họa tiết trong khung tranh cũng được anh chạm khắc toát lên đường nét kiến trúc đặc trưng của triều Nguyễn

Nhiều họa tiết trong khung tranh cũng được anh chạm khắc toát lên đường nét kiến trúc đặc trưng của triều Nguyễn

Bài và ảnh: Phương Thảo
RELATED ARTICLES