Giỗ Tổ Hùng Vương và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”

18/04/2024

Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn, như điểm tựa tinh thần cho mỗi người con Việt Nam trên hành trình dựng xây và bảo vệ đất nước.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Lời ca dao ấy đã in sâu vào tâm khảm mỗi người con đất Việt, như lời nhắc nhở về nguồn cội “Con Rồng Cháu Tiên” thiêng liêng. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp để con dân ta sum vầy mà còn khơi dậy niềm tự hào về sức mạnh dân tộc, về bản sắc văn hóa độc đáo của người con Việt Nam.

Đây cũng là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng, những vị vua đã có công dựng nước và giữ nước, đồng thời tri ân các bậc tiền nhân đã hy sinh xương máu để bảo vệ non sông. Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rõ nét qua ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhắc nhở mỗi người về trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rõ nét qua ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rõ nét qua ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì?

Truyền thuyết kể rằng, Kinh Dương Vương sinh hạ một người con trai, sau nối ngôi vua cha, niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, tiên nữ xinh đẹp giáng trần và sinh ra bọc trăm trứng nở thành một trăm người con - tổ tiên của người Bách Việt.

Tuy nhiên, do Lạc Long Quân mang bản chất Rồng, Âu Cơ mang bản chất Tiên, “thủy hỏa khắc nhau”, nên hai người đành chia tay. Lạc Long Quân dẫn năm mươi người con xuống biển, Âu Cơ cùng năm mươi người con lên núi. Con trưởng của Lạc Long Quân được phong làm vua, nối ngôi cha, lấy hiệu là Hùng Vương. Trải qua mười tám đời Hùng Vương, Hùng Vương thứ mười tám nhường ngôi cho Thục Phán, tức An Dương Vương.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Toàn cảnh khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ)

Toàn cảnh khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ)

Để tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và vua Lê Kính Tông năm 1601 đã sao chép và đóng dấu kiềm các văn bản ghi chép công trạng của các Vua Hùng, lưu giữ tại Đền Hùng. Ngày 11-12/3 âm lịch được chọn làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn, năm Khải Định thứ 2 (1927), chính thức chọn ngày 10/3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Hàng năm, cứ đến ngày 10/3 âm lịch, lòng mỗi người con đất Việt lại hướng về cội nguồn, về những vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Đây là một ngày lễ mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn, là dịp để con cháu Lạc Hồng tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân.

Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận ngày 10/3 âm lịch là ngày Quốc lễ.

Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận ngày 10/3 âm lịch là ngày Quốc lễ.

Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận ngày 10/3 âm lịch là ngày Quốc lễ. Quyết định này khẳng định vị trí và tầm quan trọng của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

Năm 2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự kiện đánh dấu tầm quan trọng của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đối với dân tộc Việt Nam và cả thế giới.

Năm 2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bài liên quan

Lễ hội Đền Hùng - Hành trình trở về cội nguồn

Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn nhất mang tầm cỡ quốc gia, thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời và lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam. Đây là ngày hội toàn dân, mang tính thiêng liêng cao cả nhất, được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, thu hút hàng chục vạn người con đất Việt từ khắp nơi trong nước và kiều bào ở nước ngoài “trở về cội nguồn dân tộc”.

Lễ hội diễn ra tại Đền Hùng (Phú Thọ), kéo dài từ mùng 8-11/3 âm lịch hàng năm, trong đó mùng 10 là chính hội. Lễ hội được chia thành hai phần: Phần lễ và Phần hội.

Lễ hội Đền Hùng thu hút hàng chục vạn người con đất Việt từ khắp nơi trong nước và kiều bào ở nước ngoài “trở về cội nguồn dân tộc”.

Lễ hội Đền Hùng thu hút hàng chục vạn người con đất Việt từ khắp nơi trong nước và kiều bào ở nước ngoài “trở về cội nguồn dân tộc”.

Phần lễ được cử hành trang trọng, mang tính Quốc lễ, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với các Vua Hùng. Lễ vật dâng cúng bao gồm “lễ tam sinh” (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu...; nhạc cụ chính là trống đồng cổ. Sau hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc sẽ tiến hành tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo, các cụ bô lão trong làng xã quanh Đền Hùng cũng sẽ vào tế lễ. Cuối cùng, nhân dân và du khách hành hương sẽ đến dâng hương và tưởng niệm các Vua Hùng.

Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Các hoạt động nổi bật bao gồm thi hát Xoan, thi gói bánh chưng, bánh dày, thi kéo co, chọi gà, đẩy gậy... Lễ hội Đền Hùng là dịp để con cháu Lạc Hồng tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, đồng thời bồi đắp tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.

Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn nhất mang tầm cỡ quốc gia

Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn nhất mang tầm cỡ quốc gia

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là một dịp vô cùng quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới về một Di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Di sản này đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm và trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Đây là ngày để toàn dân tộc ta cùng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, đồng thời ghi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là một dịp vô cùng quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới về một Di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là một dịp vô cùng quan trọng để chúng ta giới thiệu ra thế giới về một Di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam.

Phương Mai - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES