Paro: Viên ngọc quý giữa lòng Himalaya, sân bay độc nhất thế giới

22/12/2024

Nằm ẩn mình giữa trái tim dãy Himalaya hùng vĩ, sân bay Paro của Bhutan từ lâu đã được biết đến như một trong những sân bay thách thức nhất hành tinh, nơi mà mỗi lần cất cánh hay hạ cánh đều là một cuộc phiêu lưu đầy cam go. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả những khó khăn đó, sân bay Paro lại mở ra một cánh cửa diệu kỳ, chào đón du khách đến với vương quốc Bhutan huyền bí.

Sân bay ngự trị “vùng đất của Rồng Sấm”

Đường băng tại sân bay Paro, với chiều dài khiêm tốn chỉ 2.226 mét, dường như bị "gói gọn" giữa những dãy núi Himalaya hùng vĩ, sừng sững vươn mình lên trời xanh. Chính sự "lọt thỏm" đầy hiểm trở này đã tạo nên một trong những thách thức lớn nhất cho bất kỳ phi công nào muốn chinh phục bầu trời Paro.

Bài liên quan

Sân bay quốc tế Paro nằm cách thủ đô Thimphu (Bhutan) khoảng 54km, nằm trong một thung lũng sâu bên bờ sông Paro Chhu, phía Tây của Bhutan. Xung quanh sân bay là những ngọn núi cao đầu nguy hiểm của dãy Himalaya, có nơi cao hơn 5500m, khiến khả năng hoạt động của máy bay cũng bị ảnh hưởng.

Sân bay Paro ở Bhutan nổi tiếng là một trong những sân bay khó hạ cánh nhất thế giới

Sân bay Paro ở Bhutan nổi tiếng là một trong những sân bay khó hạ cánh nhất thế giới

Hãy hình dung, máy bay phải luồn lách qua những "bức tường thành" tự nhiên bằng đá, giữa những luồng gió xoáy bất ngờ. Và điều đáng nói là, theo lời kể của những phi công dày dặn kinh nghiệm, những người đã từng chinh phục bầu trời Paro, đường băng chỉ thực sự "hiện hình" trong tầm mắt của họ vào những khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi, khi máy bay gần như đã sẵn sàng cho cú chạm đất.

Nhưng điều khiến nơi đây trở nên đặc biệt là yêu cầu kỹ thuật cực kỳ khắt khe: chỉ có khoảng 24 phi công trên toàn thế giới được cấp phép để hạ cánh tại sân bay này

Nhưng điều khiến nơi đây trở nên đặc biệt là yêu cầu kỹ thuật cực kỳ khắt khe: chỉ có khoảng 24 phi công trên toàn thế giới được cấp phép để hạ cánh tại sân bay này

Để thực hiện cú hạ cánh "đi vào lịch sử" tại Paro, phi công phải thực hiện một loạt các vòng rẽ phức tạp quanh những ngọn núi cao sừng sững, như thể đang "nhảy múa" giữa không trung. Đồng thời, họ phải khéo léo điều chỉnh độ cao một cách chính xác, từng chút một, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho máy bay và hành khách.

Không chỉ vậy, địa hình đặc thù của thung lũng Paro còn tạo ra những luồng gió mạnh thổi thường xuyên, khiến máy bay chao đảo dữ dội khi tiếp cận gần đường băng. Điều này càng làm tăng thêm độ khó và thử thách cho các phi công, đòi hỏi họ phải có bản lĩnh vững vàng và khả năng kiểm soát máy bay tuyệt vời. Mỗi lần hạ cánh xuống Paro không chỉ là một chuyến bay, mà là một màn trình diễn kỹ thuật đỉnh cao, một minh chứng cho sự dũng cảm và tài năng của những người "chinh phục bầu trời".

Bhutan là một quốc gia chủ yếu là núi non, với hơn 97% diện tích bị bao phủ bởi các đỉnh núi. Điều này làm cho không khí ở đây trở nên loãng hơn, khiến máy bay cần bay nhanh hơn để đạt được lực nâng. “Ở độ cao lớn hơn, máy bay cần có tốc độ tương đối cao hơn so với mặt đất”, Phi công Dorji giải thích.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Không giống các sân bay khác trên thế giới, việc hạ cánh ở Paro hoàn toàn dựa vào kỹ năng điều khiển thủ công của phi công

Không giống các sân bay khác trên thế giới, việc hạ cánh ở Paro hoàn toàn dựa vào kỹ năng điều khiển thủ công của phi công

Yếu tố thời tiết cũng góp phần tạo nên sự khó khăn cho việc bay vào Paro. Các chuyến bay thường phải cất cánh rất sớm, trước buổi trưa, để tránh những cơn gió mạnh và sự gia tăng nhiệt độ trong suốt buổi chiều. Phi công Dorji cho biết: “Chúng tôi cố gắng tránh các chuyến bay sau buổi trưa do gió nhiệt và các cơn gió bất thường". Vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 8, những cơn bão thường xuyên xuất hiện với mưa lớn và gió mạnh, đòi hỏi phi công phải có khả năng đánh giá tình hình thời tiết một cách chính xác.

Điều này đồng nghĩa với việc, để có thể điều khiển một cỗ máy bay khổng lồ hạ cánh an toàn xuống sân bay "tử thần" này, các phi công bắt buộc phải trải qua một quá trình huấn luyện vô cùng khắt khe và đặc biệt, không giống bất kỳ khóa huấn luyện nào khác trên thế giới. Họ phải rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy, khả năng phán đoán chính xác và đặc biệt là sự bình tĩnh tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh.

Hệ thống tự động gần như vô dụng tại đây. Một đường băng dài 1.980 mét, hẹp và bao quanh bởi những địa hình hiểm trở, đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối

Hệ thống tự động gần như vô dụng tại đây. Một đường băng dài 1.980 mét, hẹp và bao quanh bởi những địa hình hiểm trở, đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối

Phi công Chimi Dorji, người có hơn 25 năm kinh nghiệm bay tại Druk Air, chia sẻ: “Việc hiểu rõ địa hình xung quanh sân bay là rất quan trọng. Nếu mắc sai lầm, bạn có thể hạ cánh lên nhà ai đó".

Vì các lí do trên, sân bay Paro được mệnh danh là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới và chỉ những phi công hoàn thành được quá trình huấn luyện nghiêm khắc, đủ tiêu chuẩn mới được cấp phép điều khiển máy bay ra vào sân bay này.

 Nằm giữa thung lũng Himalaya hùng vĩ, nơi đây mở ra khung cảnh ngoạn mục và khởi đầu đầy kỳ diệu cho hành trình khám phá Bhutan

Nằm giữa thung lũng Himalaya hùng vĩ, nơi đây mở ra khung cảnh ngoạn mục và khởi đầu đầy kỳ diệu cho hành trình khám phá Bhutan

Khởi đầu cho một hành trình diệu kỳ

Sân bay Paro không chỉ là điểm khởi đầu cho nhiều cuộc phiêu lưu mà còn là nơi hành khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của các dãy núi Himalaya từ trên không. Những người yêu thích hàng không và du lịch mạo hiểm thường xem việc hạ cánh tại đây như một dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời.

Sân bay quốc tế Paro được coi là “cửa ngõ” dẫn tới vùng đất của diệu kỳ Bhutan. Nằm sâu trong dãy Himalaya, Bhutan được mệnh danh là “vùng đất của Thần Sấm", nơi phần lớn dân số không biết chữ nhưng lại là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Chỉ riêng sự đối lập ấy thôi cũng đủ để nhiều tâm hồn thích khám phá tò mò mà đến thăm nơi đây.

Bhutan là quốc gia nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya, có chung biên giới với Trung Quốc và Ấn Độ

Bhutan là quốc gia nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya, có chung biên giới với Trung Quốc và Ấn Độ

Vương quốc Bhutan nhỏ bé lọt thỏm trong vùng rừng núi trập trùng của dãy Himalaya. Bhutan nổi tiếng thế giới là quốc gia duy nhất lấy chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc dân (GNH - Gross National Happiness) để quản lý và phát triển đất nước. Thay vì GDP và những chỉ số đánh giá nền kinh tế, ở đất nước Nam Á này, người ta quan tâm đến các chỉ số đặc biệt về môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa, mức độ hài lòng với cuộc sống, giờ ngủ bình quân của người dân…

Kiến trúc ở Bhutan chủ yếu là Dzong - pháo đài. Tất cả công trình công cộng, nhà cửa đều xây dựng theo kiểu kiến trúc này, mang đến nét thống nhất đặc trưng rất riêng. Đất nước Phật giáo Bhutan không có các tòa nhà cao ốc, khu thương mại sầm uất, đèn tín hiệu giao thông hay những đại lộ nhiều làn xe vun vút. Từ thủ đô Thimphu đến cố đô Punakha chỉ có đường quốc lộ duy nhất quy mô tương đương tỉnh lộ ở Việt Nam.

Vật chất vừa đủ, sống chậm, hít thở sâu, thật thà trong từng suy nghĩ… Đó là

Vật chất vừa đủ, sống chậm, hít thở sâu, thật thà trong từng suy nghĩ… Đó là "chìa khóa" hạnh phúc của người dân Bhutan

Bhutan, một quốc gia dường như vẫn giữ được cho mình một nhịp sống riêng biệt, tách biệt với nhịp sống hối hả của thế giới văn minh hiện đại. Tuy vậy, không hề có sự hỗn loạn hay xáo trộn, mà thay vào đó là một trật tự hài hòa đến đáng ngạc nhiên, khiến bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây đều không khỏi ngỡ ngàng và thích thú.

Đất nước vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ với 60% diện tích rừng, được bao bọc bởi những dãy núi cao, khí hậu mát mẻ

Đất nước vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ với 60% diện tích rừng, được bao bọc bởi những dãy núi cao, khí hậu mát mẻ

Trẻ em ở đây được đi học miễn phí, người dân đến bệnh viện không cần lo chi phí khám chữa bệnh. Nhà nước có Bộ Hạnh phúc để quản lý và đảm bảo cuộc sống cho dân. Điểm nổi bật nhất trong lối sống mang đến hạnh phúc ngập tràn ở Bhutan là sự hòa hợp với thiên nhiên. Với việc chú trọng bảo vệ môi trường cùng những cánh rừng bao phủ khắp nơi giúp Bhutan trở thành nơi duy nhất trên thế giới có chỉ số khí thải CO2 âm.

Người dân Bhutan nghĩ đến cái chết ít nhất 2 lần một ngày, sáng thức dậy và đêm trước khi ngủ. Điều này khiến họ thấy cái chết không có gì đáng sợ và trân quý, hoan hỉ mỗi ngày đang sống. Họ cũng thường nghĩ đến cái chết trước khi thực hiện việc gì đó với câu hỏi: "Nếu ngày mai tôi không còn được làm điều này nữa thì sao?" và dồn tất cả nhiệt huyết cùng yêu thương để làm, như thể đây là lần cuối.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES