Đưa rừng về phố ngay tại Ba Đình

23/04/2025

Trà Nhà Cổ gây ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Không phô trương bằng biển hiệu lớn hay thiết kế hiện đại, quán như một nếp nhà cổ. Mái ngói rêu phong phủ kín, cửa gỗ sậm màu thời gian, và những bức tường loang lổ sơn vữa, tất cả như khẽ thì thầm với người ghé qua về một thời xa cũ, mộc mạc và gần gũi.

Nằm trên con phố Châu Long (quận Ba Đình), Trà Nhà Cổ như một thước phim tua ngược về quá khứ, nơi người ta được sống chậm, ngồi bên ấm trà nóng, những ly bia thả hồn vào hoài niệm.

Căn nhà vốn bị bỏ hoang từ những năm 1990, mang theo mình lớp bụi dày của thời gian và ký ức. Đến năm 2022, anh Thắng, chủ quán - một người trẻ yêu văn hóa truyền thống cùng nhóm nghiên cứu thuộc UNESCO YCC đã quyết định hồi sinh nơi này. Không phải bằng cách đập đi xây lại, mà bằng sự giữ gìn, tôn trọng từng dấu vết cũ, để ngôi nhà được sống tiếp, nhưng trong một hình hài mới của quán trà mang hồn Việt.

Empty

"Đưa Rừng về Phố"

Không gian đậm chất làng quê Việt xưa

Bước chân qua cánh cửa gỗ là một thế giới hoàn toàn khác biệt. Trà Nhà Cổ mở ra một không gian tĩnh lặng, đậm chất thôn quê Bắc Bộ. Tường gạch đỏ mộc, bếp củi nằm yên một góc, chiếc gáo múc nước bằng tre treo gọn ghẽ trên tường, bên cạnh là lu nước, chum sành và chiếc hũ gạo sứt mẻ, tất cả như tái hiện lại một căn bếp điển hình của làng quê xưa.

Ánh sáng trong quán không đến từ đèn trần hay ánh điện chói chang, mà là ánh sáng tự nhiên len lỏi qua từng kẽ gỗ, phản chiếu lên nền gạch thô mộc. Phần trần nhà được đập thông, để lại khoảng không gian mở khiến căn nhà như thoáng đãng hơn, nhưng vẫn giữ được sự trầm mặc vốn có. Những dải sáng - tối xen kẽ nhau trên nền tường gạch tạo nên một bức tranh sống động, vừa cổ kính, vừa đầy chất thơ.

Empty
Empty
Không gian tại Trà Nhà Cổ

Không gian tại Trà Nhà Cổ

Ở một góc khác, chiếc tủ gỗ cũ kỹ đứng lặng lẽ như một nhân chứng của thời gian. Những vết trầy xước, mảng sơn bong tróc không hề được che giấu bởi chính những khiếm khuyết ấy lại là vẻ đẹp của sự chân thật. Trên đó, những ấm trà đất nung, bộ chén nhỏ men lam, lọ hoa cúc khô được bày biện một cách vừa vặn, đủ để làm ấm không gian mà không hề lấn át nó.

Điều đặc biệt ở Trà Nhà Cổ không chỉ nằm ở vật dụng hay kiến trúc, mà nơi này mang lại một cảm giác rất “nhà”. Mỗi đồ vật ở đây dường như đều có câu chuyện riêng, chiếc chõng tre từng là nơi ông bà ngồi quạt mát, gáo nước tre là hình ảnh quen thuộc bên giếng làng, hay hũ gạo - vật dụng bình dị nhưng gắn liền với sự ấm no trong mỗi gia đình Việt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

"Khi đến đây tưởng chừng đang được về quê nội. Nhà ông bà cũng như thế này, cảm giác đơn sơ nhưng rất ấm cúng. Đây có lẽ sẽ là nơi mình sẽ dừng chân mỗi khi trải qua nhiều sự vội vã của công việc để nhâm nhi ngụm trà thả lỏng bản thân" - anh Bạch, du khách đến đây chia sẻ.

Bài liên quan
Empty
Empty
Empty
Empty
Những nét đơn sơ mộc mạc tại đây

Những nét đơn sơ mộc mạc tại đây

Không gian ấy khiến ta chợt nhớ về những ngày còn bé, khi cả nhà quây quần bên mâm cơm, khi ánh lửa bập bùng trong bếp củi, khi tiếng nồi cơm sôi sùng sục như một bản nhạc mùa đông ấm áp. Ở Trà Nhà Cổ, những ký ức ấy không chỉ được gợi lại, mà dường như còn được sống lại - sống trong từng chi tiết, trong cách phục vụ chậm rãi, trong sự tĩnh lặng không tạp âm và cả trong mùi thơm thoang thoảng của lá trà khô.

Tại toà nhà đối diện Trà Nhà Cổ là chỗ order nước, không gian làm việc và thưởng trà. Mọi người đến đây có thể thoải mái chọn 2 không gian khác nhau để hoà mình vào "rừng" trong "phố".

Empty
Empty
Empty
Empty
Không gian đối diện Trà Nhà Cổ

Không gian đối diện Trà Nhà Cổ

Trà “bia” - một sáng tạo thú vị từ truyền thống

Trà là linh hồn của quán, và ở đây, mỗi loại trà đều có hương vị riêng, câu chuyện riêng. Nhưng nổi bật nhất và có lẽ khiến nhiều người tò mò nhất chính là trà "bia", một thức uống có cái tên rất đối lập với không gian hoài cổ của nơi này.

Không có cồn như tên gọi, trà “bia” là sự kết hợp độc đáo giữa trà xanh, mơ muối và một chút sáng tạo của người pha trà. Hương vị man mát của trà, vị mặn nhẹ từ mơ muối và hậu chát thanh khiết tạo nên cảm giác vừa lạ miệng, vừa thân thuộc. Uống một ngụm, ta như thấy vị của mùa hè đồng bằng Bắc Bộ nơi những trái mơ chín vàng được bà ngâm vào hũ sành, để dành cho những ngày oi bức.

Empty
Empty
Những đồ vật mang tên hoài niệm

Những đồ vật mang tên hoài niệm

Điều khiến Trà Nhà Cổ trở nên đặc biệt không nằm ở sự xa hoa hay hiện đại, mà chính là ở sự chỉn chu và tình cảm được gửi gắm trong từng góc nhỏ. Mỗi lượt khách đến đều được chào đón như một người quen trở về, không ồn ào vồn vã mà bằng sự chân thành và ấm áp.

Không gian quán không rộng, nhưng đủ để mỗi người tìm được cho mình một chỗ ngồi yên tĩnh. Có người đọc sách bên cửa sổ, có người trò chuyện khẽ khàng trong góc tường gạch, có người đơn độc ngắm nhìn làn khói trà bốc lên như những dòng ký ức. Ở Trà Nhà Cổ, người ta không cần phải vội, cũng không cần phải “check-in” để ghi dấu bởi khoảnh khắc ở đây, tự nó đã đủ đẹp để in sâu vào lòng.

Giữa dòng chảy không ngừng nghỉ của công nghệ và hiện đại hóa, việc tồn tại của một không gian như Trà Nhà Cổ không chỉ là điều hiếm hoi, mà còn là một nỗ lực đáng trân trọng. Đó không chỉ là câu chuyện về một quán trà, mà là hành trình gìn giữ ký ức, tái hiện văn hóa, khơi gợi tình cảm và sự kết nối với cội nguồn.

Empty
Empty
Empty
Ánh sáng len lỏi xuyên qua mái nhà

Ánh sáng len lỏi xuyên qua mái nhà

Anh Thắng và nhóm nghiên cứu UNESCO YCC đã không chỉ cải tạo một căn nhà bỏ hoang, mà còn thổi vào đó một linh hồn mới - linh hồn của những gì xưa cũ, của sự lắng đọng, của tình yêu quê hương thầm lặng mà sâu sắc. Trong mỗi viên gạch, mỗi món đồ, mỗi tách trà là cả một hành trình sống lại của văn hóa Việt - thứ đang dần mai một giữa những ồn ào đô thị.

Trà Nhà Cổ không dành cho những ai tìm kiếm sự tiện nghi hiện đại hay không gian hào nhoáng. Nơi đây dành cho những ai yêu cái đẹp của sự cũ kỹ, yêu những câu chuyện xưa, và sẵn sàng ngồi xuống, nhấm nháp một tách trà, để nghe lòng mình yên ả hơn giữa phố xá xô bồ.

Giữa Hà Nội ngột ngạt, Trà Nhà Cổ như một làn gió mát lành không phô trương, không ồn ào, chỉ nhẹ nhàng đi qua lòng người, để lại dư âm dịu dàng như vị trà, như ký ức, như một buổi chiều mùa xưa chưa kịp tàn.

Bài và ảnh: Hoàng Anh
RELATED ARTICLES