Nhà cổ Bình Phan - Dấu ấn kiến trúc tân cổ điển trên vùng đất Chợ Gạo

27/09/2024

Nằm yên bình giữa vùng đất Chợ Gạo, Tiền Giang, nhà cổ Bình Phan là một minh chứng sống động của quá khứ, một tuyệt tác kiến trúc không chỉ ghi dấu ấn thời gian mà còn phản ánh sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.

Bất cứ ai một lần ghé thăm nhà cổ Bình Phan cũng sẽ ấn tượng sâu sắc, bởi nơi đây lưu giữ những giá trị kiến trúc và văn hóa từ thế kỷ trước. Mặc dù bị bỏ hoang nhiều năm, nhưng nét độc đáo trong kiến trúc đã khiến ngôi nhà trở thành một "bảo tàng" sống động cho du khách yêu thích khám phá lịch sử và kiến trúc.

Bài liên quan
Toàn cảnh ngôi nhà cổ

Toàn cảnh ngôi nhà cổ

Kiến trúc độc đáo và sự pha trộn văn hóa Đông Tây

Luân Nguyễn, một photographer và designer sống tại TP.HCM, đã từng ghé thăm nơi đây. Anh chia sẻ: “Nhà cổ Bình Phan là một trong số ít ngôi nhà còn tồn tại với kiến trúc tân cổ điển kết hợp cùng tranh vẽ tường Art Nouveau, một phong cách từng thịnh hành ở những thế kỷ trước. Đó là điều khiến tôi ấn tượng ngay từ lần đầu bước vào ngôi nhà".

Empty
Empty
Kiến trúc ấn tượng bên trong ngôi nhà

Kiến trúc ấn tượng bên trong ngôi nhà

Ngôi nhà được xây dựng hoàn thành vào năm 1929 bởi ông Lê Ngọc Chiếu, là niềm tự hào của vùng đất Chợ Gạo khi phản ánh thời kỳ giao thoa văn hóa Đông Tây ở Việt Nam. Với những đường nét tinh tế, cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và những nét đặc trưng Á Đông, tạo nên một công trình kiến trúc nổi bật giữa bối cảnh lịch sử đầy biến động.

Những khung cửa vẫn còn nguyên vẹn với thời gian

Những khung cửa vẫn còn nguyên vẹn với thời gian

Một ngôi nhà cổ phủ đầy rêu phong

Khi bước chân vào ngôi nhà cổ này, không ít du khách cảm thấy bị cuốn hút bởi vẻ đẹp rêu phong phủ đầy trên từng mảng tường. Tuy nhiên, không gian có phần u tối và sự bỏ hoang của ngôi nhà lại tạo nên một cảm giác sợ hãi, xen lẫn tò mò.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Rêu phong phủ kín các bức tường, tạo nên không gian cổ kính, huyền bí đầy lôi cuốn

Rêu phong phủ kín các bức tường, tạo nên không gian cổ kính, huyền bí đầy lôi cuốn

"Cảm xúc đầu tiên của tôi khi đặt chân đến đây là sợ. Một mình đứng trong ngôi nhà cổ hoang vắng, bị rêu phong bủa vây, tôi không khỏi rùng mình. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, ngôi nhà thật sự rất đẹp và ấn tượng", Luân Nguyễn cảm thán.

Sự đối lập giữa vẻ hoang tàn bên ngoài và những chi tiết kiến trúc tinh xảo bên trong khiến ngôi nhà cổ Bình Phan càng trở nên đặc biệt. Những ai dám khám phá sâu bên trong sẽ được chiêm ngưỡng sự kết hợp hoàn hảo giữa những bức tường vẽ tỉ mỉ và kiến trúc cổ kính, nơi từng là chốn sinh hoạt của một gia đình thượng lưu vào thời kỳ vàng son của vùng đất Chợ Gạo.

Cận cảnh các hoa văn, biểu tượng tinh xảo được chạm khắc và vẽ tay trên tường nhà

Cận cảnh các hoa văn, biểu tượng tinh xảo được chạm khắc và vẽ tay trên tường nhà

Nhà cổ Bình Phan hiện vẫn chưa được quản lý và khai thác du lịch chính thức, vì vậy, việc đến thăm nơi đây không hẳn là dễ dàng. "Mình đến đây ngẫu nhiên khi được một người bạn dẫn đi, và thật sự không biết liệu có chính quyền hay cơ sở du lịch nào tổ chức tham quan chính thức hay không", Luân nói. Tuy nhiên, anh cũng lưu ý rằng nếu du khách muốn tìm đến địa điểm này, hãy đi đến khu vực Bình Phan và hỏi thăm người dân địa phương. Hầu như ai cũng biết về ngôi nhà cổ nổi tiếng này.

Bảo tồn giá trị văn hóa

Dù không được chăm sóc và bảo tồn như các công trình khác, nhà cổ Bình Phan vẫn là điểm đến cho những ai đam mê kiến trúc cổ, khám phá một phần lịch sử và văn hóa đặc trưng của vùng đất Chợ Gạo, Tiền Giang. Bị bỏ hoang đã nhiều năm, nhưng nét đẹp của ngôi nhà vẫn đủ sức thu hút và khiến bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây cũng phải trầm trồ.

Bị bỏ hoang đã nhiều năm, nhưng nét đẹp của ngôi nhà vẫn đủ sức thu hút và khiến bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây cũng phải trầm trồ

Bị bỏ hoang đã nhiều năm, nhưng nét đẹp của ngôi nhà vẫn đủ sức thu hút và khiến bất kỳ du khách nào đặt chân đến đây cũng phải trầm trồ

"Những ngôi nhà cổ không chỉ phản ánh phong cách sống của con người thời đó mà còn là nơi gửi gắm những mong ước, tâm tư thông qua các biểu tượng và hoa văn trang trí. Những công trình như thế này giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về quá khứ, qua đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa", Luân chia sẻ thêm.

Hà Mai Trinh - Ảnh: Luan Nguyen
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES