Ngất ngây vị ngon khó cưỡng của bánh canh cua Sài Gòn

24/09/2024

Ẩn mình trong con hẻm nhỏ, tiệm bánh cua của chị Hồng đã được hơn 40 năm, truyền qua 4 thế hệ. Mỗi ngày, quán đón tiếp khoảng 200 thực khách đến thưởng thức hương vị truyền thống.

Bánh canh là món ăn phổ biến có ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước tuy nhiên tùy theo điều kiện tự nhiên, văn hóa của từng tỉnh thành mà bánh canh mỗi nơi lại có nét rất riêng. Có thể kể đến một vài loại bánh canh nổi tiếng như: Bánh canh Nam Phổ, bánh canh cua, bánh canh cá lóc, bánh canh chả cá, bánh canh Trảng Bàng, bánh canh Bến Có, bánh canh bò viên, bánh canh ghẹ…

Bài liên quan

Nếu như bánh canh Nam Phổ của Huế khiến người ta mê hương vị đặc trưng của nước dùng luộc từ vỏ tôm tươi, nước mắm, mắm ruốc ăn kèm với chả làm từ tôm, thịt ba chỉ xay nhuyễn, ướp gia vị rồi vo tròn thành các viên nhỏ.

Bánh canh Trảng Bàng của Tây Ninh với phần bánh được làm từ gạo nàng thơm, nhào kỹ, đem hấp chín và sau đó ép thành những cọng dài. Phần nước dùng được ninh từ xương. Bánh canh ăn kèm với giò heo hầm mềm, thịt nạc thái miếng, huyết heo, rau giá tươi, hành lá xắt nhỏ...

Bánh canh là món ăn là món ăn phổ biến có ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước tuy nhiên tùy theo điều kiện tự nhiên, văn hóa của từng tỉnh, thành mà bánh canh mỗi nơi lại có nét rất riêng

Bánh canh là món ăn là món ăn phổ biến có ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước tuy nhiên tùy theo điều kiện tự nhiên, văn hóa của từng tỉnh, thành mà bánh canh mỗi nơi lại có nét rất riêng

Mỗi ngày, chị Hồng bán được khoảng 200 tô bánh canh cua

Mỗi ngày, chị Hồng bán được khoảng 200 tô bánh canh cua

Hay bánh canh chả cá món ăn đặc trưng của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa thì chinh phục thực khách bằng vị ngọt thanh của nước dùng được nấu từ xương cá và cá biển nhỏ, phần chả cá thơm ngọt được làm từ một số loài cá như: Cá chuồn, cá thu, cá mỗi, cá nhồng… Phần thịt cá được đem giã nhuyễn, nêm nếm với các loại gia vị, sau đó nặn thành viên tròn hoặc dẹt sau đó người nấu sẽ đem hấp chín hoặc chiên vàng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Thì bánh canh cua lại khiến người ta mê mẩn hương vị dân dã rất riêng. Tùy theo văn hóa vùng miền, người nấu mà bánh canh có thể chế biến từ nhiều loại nguyên liệu và bằng nhiều công thức khác nhau. Một tô bánh canh không chỉ thể hiện văn hóa, điều kiện tài nguyên thiên nhiên của vùng miền đó, mà còn thể hiện truyền thống, sự tiếp nối của các thế hệ trong một gia đình.

Ẩn mình trong con hẻm nhỏ, tiệm bánh cua của chị Hồng đã được hơn 40 năm, truyền qua 4 thế hệ

Ẩn mình trong con hẻm nhỏ, tiệm bánh cua của chị Hồng đã được hơn 40 năm, truyền qua 4 thế hệ

Nằm ở đầu con hẻm 194 Võ Văn Tần, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, tiệm bánh canh cua của chị Hồng đã có tuổi đời hơn 40 năm. Đây cũng là quán quen của dân văn phòng, là điểm đến ẩm thực của nhiều du khách trong và nước ngoài. Không mặt tiền phô trương, biển hiệu bắt mắt hàng bánh canh cua nằm trong con hẻm nhỏ nhưng vẫn đặc biệt hút khách bởi hương vị đặc biệt thơm ngon. Chị Hồng chia sẻ: “Bánh canh cua nhà tôi có từ thời bà ngoại từ đầu những năm 1980, sau đó bà ngoại truyền cho mẹ, rồi đến tôi và cháu gái".

Thành phần của một tô bánh canh cua bao gồm: Chả cá thác lác, chả thịt tôm cua, tôm bóc vỏ, cua xào, thịt heo luộc, huyết heo, rau thơm và tiêu được rắc lên trên cùng rồi chan nước dùng. Hàng ngày các thành viên trong gia đình dậy từ 5 giờ sáng để nấu nước dùng, chuẩn bị, sơ chế các loại nguyên liệu. Phần nước dùng hầm từ xương ống được cho thêm huyết heo, chả cá thác lác để hương vị đậm đà và có độ ngọt tự nhiên, cùng phần bột năng để tạo độ sệt, ninh nhỏ trên lửa than.

Empty
Empty

Chả cá thác lác được gia đình làm từ thịt cá trộn với thịt heo xay nhuyễn, tẩm ướp gia vị. Sau đó hỗn hợp này được nặn thành hình thuôn dài, đem đi chiên vàng. Trước khi cho vào nồi nước dùng, chả cá được chị Hồng trụng vào nước sôi cho bớt dầu mỡ để khi ăn thực khách không cảm thấy ngán. Phần cua lột vỏ sẵn được chị Hồng nhập từ mối quen lâu năm ở chợ Bến Thành. Phần cua này sẽ được đem xào với dầu điều và nêm thêm gia vị để khử mùi tanh. Cua xào có màu vàng cam nịnh mắt và hương thơm lừng vô cùng hấp dẫn.

Thực khách mê mẩn hương vị đậm đà thơm ngọt của nước dùng quyện với cua xào, chả cá, tôm mực, thịt heo vô cùng tươi ngon… Anh William, 32 tuổi chia sẻ: “Công ty tôi ngay gần đây, nên tôi thường ghé tiệm ăn. Theo tôi được biết tiệm bánh canh cua đã có từ lâu đời. Các loại nguyên liệu được chủ quán lựa chọn kỹ từ chợ Bến Thành nên tươi ngon và chất lượng".

Khách ở đây đa số là dân văn phòng ăn uống rất có gu. Giờ trưa quán lúc nào cũng đông người, full bàn nên nhiều hôm quán hết rất sớm. Còn khoảng sau giờ trưa cũng có nhiều khách vãng lai đến đây thưởng thức. Điểm đặc trưng của tô bánh canh là phần cua xào và chả cá cùng nước dùng thơm ngon, đậm đà.

Thành phần của một tô bánh canh cua bao gồm: Chả cá thác lác, chả thịt tôm cua, tôm bóc vỏ, cua xào, thịt heo luộc, huyết heo, rau thơm và tiêu được rắc lên trên cùng rồi chan nước dùng

Thành phần của một tô bánh canh cua bao gồm: Chả cá thác lác, chả thịt tôm cua, tôm bóc vỏ, cua xào, thịt heo luộc, huyết heo, rau thơm và tiêu được rắc lên trên cùng rồi chan nước dùng

Tiệm bánh canh cua của nhà chị Hồng mở bán từ khoảng 11 giờ đến 8 giờ tối nhưng nhiều khách quen cho biết hôm nào đông khách, từ khoảng 4, 5 giờ chiều chị đã bán hết hàng.

Trung bình một ngày chị bán được khoảng 200 tô, tiệm nghỉ bán thứ 7, chủ nhật và những ngày chay trong tháng (30, mùng 1, ngày rằm âm lịch). Giá một tô bánh canh cua thường là 55.000 đồng, tô đặc biệt là 70.000 đồng, thực khách có thể ăn kèm với bánh quẩy với giá 10.000 đồng/cặp.

Bài và ảnh: Nhật Tân
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES