Về Chợ Lớn, rộn ràng lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Sài Gòn

24/02/2024

Tết Nguyên Tiêu, hay còn gọi là Rằm tháng Giêng, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn là dịp để người Hoa thể hiện và gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Sài Gòn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2020. Đây là một minh chứng cho giá trị văn hóa độc đáo cũng như sức sống mãnh liệt của lễ hội này trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Hoa.

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Sài Gòn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2020.

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Sài Gòn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2020.

Sắc màu rực rỡ của Tết Nguyên Tiêu

Dạo quanh những khu phố người Hoa ở khu vực quận 5 trong những ngày Tết Nguyên Tiêu, du khách sẽ cảm nhận được không khí náo nhiệt cùng sắc màu rực rỡ của lễ hội. Khắp nơi được trang hoàng lộng lẫy với đèn lồng đỏ, những cành mai vàng ươm và những câu đối chúc mừng năm mới. Các khu chợ tấp nập người mua kẻ bán với những món đồ cúng quen thuộc trong ngày này như heo quay, bánh bò, bánh bao, bánh lá liễu, bánh con rùa, chè trôi nước...

Chén chè trôi nước trong tết Nguyên tiêu được gửi gắm khát vọng bình an.

Chén chè trôi nước trong tết Nguyên tiêu được gửi gắm khát vọng bình an.

Bánh phát tài, phát cao (hoặc cao phát theo phiên âm tiếng Hoa) có chất liệu dạng xốp giống bánh bò lai, bông lan.

Bánh phát tài, phát cao (hoặc cao phát theo phiên âm tiếng Hoa) có chất liệu dạng xốp giống bánh bò lai, bông lan.

Bánh tổ là bánh được làm từ bột gạo nếp, cái tên

Bánh tổ là bánh được làm từ bột gạo nếp, cái tên "bánh tổ" tượng trưng cho sự may mắn và sự thịnh vượng của cả năm.

Chị Thái Thị Ngọc Minh (Tiểu thương tại chợ Phùng Hưng, quận 5, TP.HCM) chia sẻ: "Cúng lễ là một phần quan trọng trong Tết Nguyên Tiêu của người Hoa. Mâm cỗ cúng được chuẩn bị chu đáo với nhiều món ăn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới sung túc, an khang. Sau khi cúng lễ tại gia đình, người Hoa sẽ tham gia vào các hoạt động lễ hội náo nhiệt như diễu hành".

Lễ diễu hành Cung Nghinh ông Quan Thánh Đế Quân được diễn ra vào sáng ngày 22/02/2024 (Ảnh: Vnexpress)

Lễ diễu hành Cung Nghinh ông Quan Thánh Đế Quân được diễn ra vào sáng ngày 22/02/2024 (Ảnh: Vnexpress)

Lễ diễu hành Cung Nghinh ông Quan Thánh Đế Quân được diễn ra vào sáng ngày 22/02/2024. Đây là hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Tết Nguyên Tiêu năm 2024. Đoàn diễu hành với những trang phục truyền thống sặc sỡ, những màn múa Lân Sư Rồng uyển chuyển, những điệu múa dân gian đặc sắc đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Hoa như Kinh kịch, múa lân sư rồng, đi cà kheo, múa quạt... được phô diễn trên suốt hành trình diễu hành.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Đông đảo người dân và du khách thích thú với những hoạt động trong dịp lễ Tết Nguyên Tiêu này.

Đông đảo người dân và du khách thích thú với những hoạt động trong dịp lễ Tết Nguyên Tiêu này.

Đi chùa cầu bình an - truyền thống lâu đời của người Hoa

Theo quan niệm của người Hoa, “nguyên tiêu” có nghĩa là đêm vọng đầu tiên của năm mới. Dịp này, người Hoa thường đi chùa, miếu nhằm cầu cho một năm bình an, khỏe mạnh, phát tài phát lộc. Các điểm đến tâm linh nổi tiếng trong dịp Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Chợ Lớn có thể kể đến như Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Ông Bổn, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Nghĩa An...

Người Hoa có phong tục đi chùa, miếu, Hội quán vào những ngày này để cầu bình an, may mắn.

Người Hoa có phong tục đi chùa, miếu, Hội quán vào những ngày này để cầu bình an, may mắn.

Diễn ra chủ yếu tại các Hội quán tập trung ở quận 5, 6 và 11, lễ hội chính vào đêm Rằm tháng Giêng thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Điểm nhấn của lễ hội là các nghi thức lễ cúng trang trọng tại các Hội quán, thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh.

"Xuyên suốt những ngày lễ Tết Nguyên Tiêu, rất đông người dân đến đây viếng, vay và thỉnh lộc. Không khí những ngày này rất đông vui, ai cũng cầu mong một năm bình an, sung túc", ông Lộc (BQT Hội quán Nghĩa An) cho biết.

Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội thưởng thức những màn ca kịch cổ truyền đặc sắc tại các Hội quán, đắm chìm trong âm thanh du dương của Đại la cổ Triều Châu hay Nhạc lễ Phúc Kiến.

Biểu diễn nghệ thuật, múa Lân Sư Rồng cũng được diễn ra trong suốt những ngày lễ hội.

Biểu diễn nghệ thuật, múa Lân Sư Rồng cũng được diễn ra trong suốt những ngày lễ hội.

Đoàn lân sư rồng Hội quán Nghĩa An.

Đoàn lân sư rồng Hội quán Nghĩa An.

Người dân nhận lộc từ những chú lân.

Người dân nhận lộc từ những chú lân.

Lễ hội Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Sài Gòn là một nét đẹp văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của thành phố. Lễ hội này cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bài và ảnh: Hà Mai Trinh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES