“Cơn sốt” các bối cảnh trên màn ảnh rộng phim Việt mùa Tết

23/02/2024

“Đào, phở và piano” và "Mai" hiện đang là hai bộ phim điện ảnh "khuấy đảo" màn ảnh rộng trong và sau dịp Tết Nguyên đán 2024. Hơn hết, các bối cảnh xuất hiện trong phim cũng đặc biệt "gây sốt" khiến khán giả thích thú, tò mò muốn khám phá và tìm hiểu.

Phố Hàng Bè (Hà Nội) - Phim “Đào, phở và piano”

Những ngày gần đây, phim điện ảnh “Đào, phở và piano” trở thành hiện tượng của làng phim Việt khi “lội ngược dòng” liên tục cháy vé trong đường đua phim Tết. Thậm chí, vào một số thời điểm trang website của Trung tâm chiếu phim quốc gia ngừng hoạt động vì lượng khán giả truy cập mua vé tăng mạnh. Ngày 22/02, Beta Media và Cinestar cũng đã chính thức mở bán vé phim “Đào, phở và piano” và sẽ nộp toàn bộ doanh thu về cho Nhà nước.

“Đào, phở và piano” lấy bối cảnh trận chiến Đông Xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội. Câu chuyện theo chân chàng dân quân Văn Dân và chuyện tình với nàng tiểu thư đam mê dương cầm Thục Hương. Khi những người khác đã di tản lên chiến khu, họ vẫn quyết định cố thủ lại mảnh đất Thủ đô đã tan hoang vì bom đạn, mặc cho những hiểm nguy đang chờ đợi trước mắt. Bên cạnh đó, bộ phim còn là câu chuyện của người họa sĩ già, vợ chồng ông bán phở, chú bé đánh giày…

“Đào, phở và piano” lấy bối cảnh trận chiến Đông Xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội.

“Đào, phở và piano” lấy bối cảnh trận chiến Đông Xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội.

Đoàn làm phim không sử dụng bối cảnh thật mà đã dành gần nửa năm để thi công, thiết kế một khu phố cổ Hà Nội thập niên 1940 trên diện tích gần 6.000 m2 với các cửa hàng tạp hóa, hiệu may, quán ăn, toa tàu điện… cùng chiến lũy năm xưa. Và đặc biệt, ít ai biết rằng, bối cảnh phim được dựa trên những ngôi nhà nguyên mẫu tại phố Hàng Bè.

Bởi vậy có lẽ, bất cứ ai sinh sống ở Hà Nội cũng sẽ thấp thoáng nhìn thấy khung cảnh trong phim vừa lạ lùng mà cũng vừa thân quen. Phải chăng khi xem phim, bạn cũng có cảm nhận đã từng đi qua con phố trên màn ảnh ấy. Và thật khó có thể tưởng tượng, những con phố từng chịu mưa bom bão đạn ngày nào, giờ lại dung dị và bình yên đến nhường này…

Ít ai biết rằng, bối cảnh phim

Ít ai biết rằng, bối cảnh phim "Đào, phở và piano" được dựa trên những ngôi nhà nguyên mẫu tại phố Hàng Bè.

Chung cư An Bình (TP. Hồ Chí Minh) - Phim “Mai”

Nằm ở ngay góc đường An Bình, Trần Hưng Đạo (quận 5, TP. Hồ Chí Minh), chung cư 122 An Bình đã xuất hiện trong phim “Mai” - bộ phim trăm tỉ gây sốt phòng vé dịp Tết Giáp Thìn của Trấn Thành. Khai thác mâu thuẫn thế hệ trong gia đình, “Mai” là góc nhìn về những phụ nữ yếu thế, chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Giống như trong các phim trước, phim “Mai” của Trấn Thành cũng có những bối cảnh gần gũi, mang không khí chân thực của đời sống thường nhật TP. Hồ Chí Minh lên màn ảnh rộng.

Nằm ở ngay góc đường An Bình, Trần Hưng Đạo (quận 5, TP. Hồ Chí Minh), chung cư 122 An Bình đã xuất hiện trong phim “Mai”

Nằm ở ngay góc đường An Bình, Trần Hưng Đạo (quận 5, TP. Hồ Chí Minh), chung cư 122 An Bình đã xuất hiện trong phim “Mai”

Ban đầu, Trấn Thành và ekip dự định lấy bối cảnh là chung cư An Bình với lối kiến trúc độc đáo mang màu sắc cổ kính. Thế nhưng, để quay phim được thì phải lắp đặt cần cẩu dài, vận chuyển máy quay bằng cầu thang bộ lên đến tầng cao, căng tấm bạt bao phủ toàn bộ khu vực sân sinh hoạt chung. Kể cả như vậy, bối cảnh thật vẫn quá chật hẹp, chưa đáp ứng được những cảnh quay cận bên trong nhà.

Do đó, đạo diễn Trấn Thành quyết định phục dựng lại toàn bộ chung cư với tỉ lệ 1:1 trong phim trường. Đoàn làm phim đã tái hiện khu vực hành lang, 6 mặt tiền của chung cư cũng như hai căn nhà đầy đủ nội thất của Dương và Mai.

Khi xem phim, dường như khán giả sẽ nhận thấy dụng ý của đạo diễn khi lựa chọn căn nhà đậm chất cổ điển mang tông màu ấm nóng cùng các vật dụng như cây đàn piano, giá sách, khung tranh, lồng chim để phản ánh tâm hồn nghệ sĩ đầy lãng mạn của Dương. Ngược lại, căn nhà của Mai mang tông màu tươi sáng và tối giản nhưng có độ tươm tất cao, thể hiện hình ảnh một người phụ nữ khéo léo, biết quán xuyến cuộc sống.

Đạo diễn Trấn Thành quyết định phục dựng lại toàn bộ chung cư với tỉ lệ 1:1 trong phim trường

Đạo diễn Trấn Thành quyết định phục dựng lại toàn bộ chung cư với tỉ lệ 1:1 trong phim trường "Mai"

Quán hủ tiếu mì Giai Ký (TP. Hồ Chí Minh) - Phim “Mai”

Một trong những địa điểm cũng đang “gây sốt” gần đây chính là quán hủ tiếu mì Giai Ký (số 451 đường Trần Phú, quận 5, TP. Hồ Chí Minh). Quán hủ tiếu mì người Hoa đắt hàng bởi đã xuất hiện trong phim “Mai” của Trấn Thành. Trong phim, quán hủ tiếu mì là nơi mà hai nhân vật Sâu và Mai đã ghé ăn khuya.

Nhiều người xem phim tinh ý nhận ra “quán quen” nên đã tìm tới, cũng có người ghé quán vì tò mò thưởng thức hương vị. Hiệu ứng mạnh từ bộ phim không chỉ thu hút sự quan tâm của thực khách mà các tiktoker review ẩm thực cũng không thể bỏ qua địa điểm này.

Một trong những địa điểm cũng đang “gây sốt” gần đây chính là quán hủ tiếu mì Giai Ký trong phim

Một trong những địa điểm cũng đang “gây sốt” gần đây chính là quán hủ tiếu mì Giai Ký trong phim "Mai"

Quán hủ tiếu mì gây ấn tượng với hai món chính là hủ tiếu mì khô thập cẩm và hoành thánh tươi khách gọi tới đâu thì chủ quán sẽ làm hoành thánh tới đó. Đây cũng là hai món ăn được giới thiệu trên phim điện ảnh “Mai”.

Một tô hủ tiếu mì khô có giá 45.000 đồng, hương vị không quá khác biệt so với các quán người Hoa khác, tuy nhiên có thể vì bán xuyên đêm và giá cả hợp lý nên quán là lựa chọn quen thuộc của nhiều người lâu nay.

Phương Mai - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES