Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

22/06/2023

Do ngôi nhà nguyện này ‘ẩn mình’ yên lặng trong một góc khuôn viên của Tòa Tổng Giám mục, ắt hẳn rất nhiều bạn, kể cả những người dân Sài Gòn, khi đi ngang qua đây sẽ rất dễ ‘lướt qua’ công trình kiến trúc có lịch sử thú vị này.

Nằm ngay tại trung tâm Sài Gòn, ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu và Trần Quốc Thảo, trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục TP Hồ Chí Minh, nhà nguyện này được xem là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ.

Ngược dòng lịch sử, năm 1799, ngôi nhà được vua Gia Long - Nguyễn Ánh cho xây dựng làm nơi trú ngụ cho Giám mục Bá Đa Lộc, người dạy học trực tiếp cho hoàng tử Cảnh lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ, ngôi nhà tọa lạc bên hữu ngạn rạch Thị Nghè (khu vực Thảo Cầm viên Sài Gòn bây giờ).

Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, tọa lạc tại Quận 3.

Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, tọa lạc tại Quận 3.

Ngôi nhà vẫn giữ nguyên kiểu kiến trúc truyền thống của ngôi nhà Việt Nam xưa gồm ba gian và hai chái.

Ngôi nhà vẫn giữ nguyên kiểu kiến trúc truyền thống của ngôi nhà Việt Nam xưa gồm ba gian và hai chái.

Không gian đầy yên tĩnh và trầm mặc giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp

Không gian đầy yên tĩnh và trầm mặc giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp

Năm 1864, khu vực Thị Nghè có quyết định xây dựng thành Thảo Cầm viên nên ngôi nhà cổ được dời về khu đất các thừa sai (gần dinh Thống Nhất bây giờ). Năm 1911, khi Tòa Giám mục hiện nay được xây dựng hoàn thành, ngôi nhà được dời về đây và giữ gìn bảo quản đến ngày hôm nay.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Một nét chấm phá rất đáng chú ý của nhà nguyện chính là biểu tượng ‘lưỡng long chầu thánh giá’ rất hiếm thấy, được đặt ở trên mái nhà. Đây chính là sự biến tấu từ biểu tượng ‘lưỡng long chầu nguyệt’ - vốn thường hay xuất hiện trong kiến trúc đình chùa của người Việt. Sự biến tấu này xuất hiện như một lẽ tất yếu, vì đây vốn là công trình của những người theo đạo Công giáo. Nhìn ở góc độ văn hóa, việc kết hợp một biểu tượng của văn hóa kiến trúc Việt Nam cùng những thay đổi để phù hợp hơn về mặt ý nghĩa tôn giáo phương Tây đã làm tôn lên vẻ đẹp giao thoa của công trình này.

Biểu tượng của ngôi nhà.

Biểu tượng của ngôi nhà.

Toàn bộ ngôi nhà đều được xây bằng gỗ quý.

Toàn bộ ngôi nhà đều được xây bằng gỗ quý.

Empty
Các nét chạm khắc tinh xảo trên những bộ cửa, vách nhà chưa bị bào mòn và còn nguyên vẹn.

Các nét chạm khắc tinh xảo trên những bộ cửa, vách nhà chưa bị bào mòn và còn nguyên vẹn.

Về kết cấu, ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ với các bộ khung liên kết, dính chặt khít với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng mà không dùng bất cứ cây đinh nào.

Các nét chạm khắc tinh xảo trên những bộ cửa, vách nhà chưa bị bào mòn và còn nguyên vẹn. Họa tiết trang trí được khắc họa tỉ mỉ, công phu đặt ngay cửa chính diện tạo sự cân đối và cổ kính, thể hiện nét sáng tạo độc đáo của người xưa.

Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ Kitô giáo vào những ngày lễ nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành lễ. Các tín đồ có thể đến đây tĩnh tâm, cầu nguyện trong ngôi nhà cổ đầy nét độc đáo này.

Mặt trước của Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, nơi hiện đang ‘cất giấu’ ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi này.

Mặt trước của Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, nơi hiện đang ‘cất giấu’ ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi này.

Thịnh - tác giả bài viết - hoàn toàn bị mê hoặc trước vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà.

Thịnh - tác giả bài viết - hoàn toàn bị mê hoặc trước vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà.

Về tác giả: Thịnh, một người viết về văn hóa địa lý, hiện đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Thịnh là người kể chuyện, thông qua những bài viết, hoặc bộ ảnh hay phóng sự. Những câu chuyện của tác giả là những chia sẻ rất riêng từ góc nhìn và cảm nhận cá nhân của anh trong những hành trình rong ruổi khắp nơi.

A Story by Thịnh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES