Giai phố cổ với triển lãm "Mặt khác" qua 3 lớp: Phố, chùa, chợ

20/09/2024

Hà Nội cổ kính bỗng trở nên đa diện hơn qua triển lãm "Mặt khác" của bộ ba nghệ sĩ Lê Thiết Cương, Đinh Công Đạt và Nguyễn Việt Hà. Mỗi nghệ sĩ với góc cạnh riêng của "giai phố cổ", đã mang đến những tác phẩm đầy ấn tượng. Phố, Chùa, Chợ - ba khái niệm quen thuộc, nhưng qua lăng kính nghệ thuật lại trở nên mới lạ và hấp dẫn đến lạ thường.

Lần đầu tiên, ba nghệ sĩ gạo cội nổi tiếng của Hà Nội bao gồm: họa sĩ Lê Thiết Cương, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt và nhà văn Nguyễn Việt Hà đã cùng nhau tổ chức triển lãm mang tên "Mặt Khác" (Otherwise). Ba khuôn mặt, ba tính cách, ba nghề nghiệp ba hình thức thể hiện của "giai phố cổ" đã tạo nên các lớp mặt nạ qua: mặt phố, mặt chùa, mặt chợ. Nhưng ở họ đều chung một tình yêu với nơi họ sinh ra, lớn lên và vẫn đang dung dưỡng họ - phố cổ Hà Nội.

Ba nghệ sĩ của triển lãm

Ba nghệ sĩ của triển lãm "Mặt khác" (từ trái qua phải): nhà văn Nguyễn Việt Hà, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt, họa sĩ Lê Thiết Cương

Triển lãm

Triển lãm "Mặt khác" không chỉ đơn thuần là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là một bức tranh lớn hơn về sự sống động và lịch lãm của Thủ đô

"Mặt khác" trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc từ các chất liệu truyền thống như gốm, vàng và giấy bồi, mỗi tác phẩm đều mang đậm dấu ấn văn hóa Hà Nội, xoay quanh câu chuyện: phố, chùa, chợ. Những mặt nạ này được tạo hình dựa trên khuôn mặt của ba nghệ sĩ thực hiện bởi nhà điêu khắc Đinh Công Đạt, thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật chung của cả ba.

Việc sử dụng các câu văn kinh điển, tên những phố cổ hay các hoa văn truyền thống lên mặt nạ là những kĩ thuật quen thuộc để truyền tải thông điệp, tạo kết nối sâu sắc và tôn vinh những giá trị xưa của thành phố. Qua triển lãm, họ muốn thể hiện rằng sự tinh tế và nét đẹp của Hà Nội sẽ mãi mãi tồn tại. Dù theo đuổi những con đường nghệ thuật riêng, cả ba đều chia sẻ chung một tình yêu sâu sắc với Hà Nội. Đó là điều đã gắn kết họ trong suốt ba thập kỷ qua.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nguyễn Việt Hà chọn Mặt Phố, từ chính tình yêu dành cho những ngõ phố Hà Nội, nơi khơi nguồn cảm hứng bất tận của anh trong văn học

Nguyễn Việt Hà chọn Mặt Phố, từ chính tình yêu dành cho những ngõ phố Hà Nội, nơi khơi nguồn cảm hứng bất tận của anh trong văn học

Lê Thiết Cương chọn Mặt Chùa, bắt nguồn từ sự gần gũi của anh với Phật giáo – đức tin

Lê Thiết Cương chọn Mặt Chùa, bắt nguồn từ sự gần gũi của anh với Phật giáo – đức tin

Còn Đinh Công Đạt thì chọn Mặt Chợ - người lớn lên giữa những khu chợ Hà Nội

Còn Đinh Công Đạt thì chọn Mặt Chợ - người lớn lên giữa những khu chợ Hà Nội

Ba nghệ sĩ đều là "giai phố cổ" với cách thể hiện tình yêu Hà Nội qua ba hình thức khác nhau nhưng trong đó toát lên được nhiều điều: từ di sản đô thị cho đến tín ngưỡng, nghệ nghiệp, kiến trúc và ẩm thực.

Từ khuôn mặt nạ, họa sĩ Lê Thiết Cương (ở gần chùa - đối diện Chùa Lý Quốc Sư) vẽ và viết lên đó những câu kinh Phật, thơ thiền thời Lý - Trần, một số câu văn tựa kinh của Nguyễn Du, gọi là "mặt chùa". Bắt nguồn từ sự gần gũi của anh với Phật giáo - đức tin đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách nghệ thuật và con người của anh với những tác phẩm mang đậm triết lí Phật giáo cũng như sự tĩnh lặng giữa dòng đời xô bồ.

Nhà văn Nguyễn Việt Hà thể hiện câu văn tâm đắc của mình qua "mặt phố": "Đã là dân phố cổ chẳng có ai đi tỏ tình quanh Bờ Hồ", "Quà Hà Nội ngon nhất lạ nhất vẫn phải là hàng rong"... Với anh, các mặt nạ được khắc họa không chỉ là những khuôn mặt mà còn là những mảnh ghép của cuộc sống nơi phố phường Hà Nội.

Empty
Empty
150 mặt nạ do nhà điêu khắc Đinh Công Đạt thực hiện, nguyên mẫu chính là gương mặt của ba văn nghệ sĩ trong dự án này

150 mặt nạ do nhà điêu khắc Đinh Công Đạt thực hiện, nguyên mẫu chính là gương mặt của ba văn nghệ sĩ trong dự án này

Còn nhà điêu khắc Đinh Công Đạt thể hiện "mặt chợ" qua những mảng màu, hoa văn họa tiết từ các con phố, chợ và món ăn quen thuộc, kể câu chuyện, món ăn vỉa hè gói bao tinh túy ở phố cổ Hà Nội: ốc luộc, bún mọc chợ Gạo, lòng lợn chợ Gạo, xôi vò, xôi gà Bát Đàn…Người lớn lên giữa khu chợ Hà Nội mang vào tác phẩm của mình sự nhộn nhịp của những khu chợ xưa, như cách để gợi nhớ lại bầu không khí thân quen và hỗn loạn của phố cổ.

"Mặt khác" mang đến cho người xem cảm nhận thông qua tổng hòa những cách làm, thông điệp truyền thống, nơi ba nghệ sĩ đã tạo ra một triển lãm mà mỗi tác phẩm đều tôn vinh giá trị xưa cũ của Hà Nội. Với họ, Hà Nội không chỉ là một địa danh với những danh thắng và kiến trúc đẹp mà còn là một thế giới văn hóa sâu sắc và đa chiều, nơi chứa đựng những giá trị không thể phai mờ theo thời gian. Triển lãm lần này là lời tri ân sâu sắc và minh chứng sống động từ ba nghệ sĩ, rằng thành phố này đã dung dưỡng họ trưởng thành.

Empty
Empty
Các tác phẩm mặt nạ được làm từ các chất liệu giấy bồi, gốm và những hoa văn truyền thống, tên các con phố, khu chợ, các câu kinh, câu văn…

Các tác phẩm mặt nạ được làm từ các chất liệu giấy bồi, gốm và những hoa văn truyền thống, tên các con phố, khu chợ, các câu kinh, câu văn…

Điều đặc biệt ở triển lãm "Mặt khác" không chỉ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống qua nghệ thuật mà còn truyền tải giá trị nhân văn và kết nối cộng đồng. Theo đó, doanh thu toàn bộ từ việc bán các tác phẩm trong thời gian diễn ra triển lãm sẽ được ba nghệ sĩ quyên góp, chia sẻ khó khăn, mất mát cùng đồng bào sau bão Yagi gây ra.

Triển lãm "Mặt khác" diễn ra từ ngày ngày 13/9 tới ngày 11/10/2024, tại Hội Quán Quảng Đông, 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Empty
Empty
Empty
Hà Nội không chỉ là những con phố và công trình kiến trúc, mà còn là linh hồn của những con người đã và đang sinh sống nơi đây

Hà Nội không chỉ là những con phố và công trình kiến trúc, mà còn là linh hồn của những con người đã và đang sinh sống nơi đây

Empty
Empty
Triển lãm

Triển lãm "Mặt khác" diễn ra từ ngày ngày 13/9 tới ngày 11/10/2024

Bài và ảnh: Phương Thảo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES