“Khoảng lặng 2” ẩn hiện trong tranh trừu tượng của họa sĩ Dũng Trống

12/03/2024

Sử dụng phần lớn 2 từ để đặt tên cho tác phẩm, tông màu chủ đạo là đỏ - xanh nhấn nhá nổi bật tranh trừu tượng, hay những cảm xúc suy tư về cuộc sống… tất cả được họa sĩ Dũng Trống sử dụng ngôn ngữ hội họa để toát lên trải nghiệm mới mẻ và độc đáo qua 30 tác phẩm tại triển lãm “Khoảng lặng 2”.

Ngôn ngữ hội họa nhấn nhá qua tranh trừu tượng

“Khoảng lặng 2” là triển lãm thứ hai của họa sĩ Trần Tiến Dũng (Dũng Trống) sau triển lãm đầu tiên cùng tên tổ chức vào năm 2021. Lần này, nam họa sĩ giới thiệu đến công chúng 30 tác phẩm tranh trừu tượng biểu hiện, sáng tác xuyên suốt hơn 3 năm qua.

Trò chuyện với phóng viên Travellive, họa sĩ Dũng Trống chia sẻ: “Ba năm sau triển lãm ‘Khoảng lặng’ đầu tiên, tôi trở lại với ‘Khoảng lặng 2’ - một sự bùng nổ với những tác phẩm trừu tượng hướng đến lẽ sống, sự thiện lương. Lấy cảm hứng từ sách vở và những thăng trầm cuộc sống, tôi sử dụng gam màu rực rỡ nhấn nhá và bố cục mạnh mẽ thể hiện trong từng tác phẩm. Với tôi, đó là sự lấp đầy những đam mê, cảm xúc, niềm vui, nỗi buồn, sự mâu thuẫn, nỗi cô đơn, tất cả đều chất chứa nhiều suy ngẫm về xã hội, con người, tình yêu và lẽ sống”.

“Khoảng lặng 2” là triển lãm về dòng tranh trừu tượng của họa sĩ Trần Tiến Dũng

“Khoảng lặng 2” là triển lãm về dòng tranh trừu tượng của họa sĩ Trần Tiến Dũng

Nghệ thuật trừu tượng và triết lý thường tìm đến nhau theo cách cà hai đều muốn khám phá và biều đạt những chân lý cơ bản về kinh nghiệm của con người

Nghệ thuật trừu tượng và triết lý thường tìm đến nhau theo cách cà hai đều muốn khám phá và biều đạt những chân lý cơ bản về kinh nghiệm của con người

Tại “Khoảng lặng 2”, có 9 tác phẩm được họa sĩ Dũng Trống sử dụng tông màu xanh chủ đạo. Mỗi một tranh sẽ là một câu chuyện đời như tên của tác phẩm: Suy tư, Hiện sinh, An bình, Thái bình, Hoài niệm, Nguyện cầu, Chân tu, Tự do và Hư vô…

Xem tranh Dũng Trống dễ nhận thấy tự sự của riêng anh, kể về cuộc đời, những trải nghiệm, thăng trầm đã trải qua. Mặc dù là câu chuyện riêng của nam họa sĩ nhưng mỗi người cũng tự tìm thấy, tự nhận ra đâu đó hình ảnh của chính mình.

“Với tôi, hội họa là để tận hưởng cơ hội được vẽ trong an vui - hạnh phúc, trong cả những nỗi niềm riêng tư, vẽ để được sẻ chia với bạn bè và thế giới xung quanh. Sau tất cả mọi thứ có thể tan biến, nhưng trí tuệ vẫn làm tỏa sáng cuộc đời của chính bản thân. Thông qua triển lãm này, tôi muốn gửi gắm thông điệp hãy sống an lành, thiện lương, bởi có đạo đức sẽ có phúc, có phúc sẽ có lộc”, Dũng Trống tự sự.

"Nhận thức" - Khi không vượt qua cái ao làng và đống rơm vàng, nhìn ra thế giới mọi việc đều đáng sợ và đầy kinh ngạc

Tác phẩm mang tên

Tác phẩm mang tên "Thiên - Địa - Nhân"

"Trắc Ẩn'' được sáng tác năm 2022

Họa sĩ Dũng Trống sinh năm 1958 tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp đại học Kiến trúc Hà Nội. Là một Kiến trúc sư, với hơn 40 năm hoạt động trong thiết kế, kiến trúc đô thị và quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng... Anh đã trải qua rất nhiều cung bậc của cuộc sống, tương tác, tham gia nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như trải nghiệm, chứng kiến vô vàn thăng trầm của xã hội, con người.

Nam họa sĩ từng là tay trống trong ban nhạc thời sinh viên trường Kiến trúc. Anh còn là nhà sưu tập tranh nghệ thuật khi còn đang công tác. Nghệ thuật giúp cho anh vượt qua, thư giãn và tạo những giây phút yên bình, khoảng lặng trong cuộc sống thường ngày. Dũng Trống biến mình từ một kiến trúc sư, một nhà sưu tập, một khán giả thành người nghệ sĩ, họa sĩ, một người kể chuyện đời bằng cây cọ và những mảng màu.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Vợ chồng họa sĩ Dũng Trống tại triển lãm

Vợ chồng họa sĩ Dũng Trống tại triển lãm "Khoảng lặng 2"

Tranh

Tranh "Thiên thần" cũng là hình ảnh của người vợ được họa sĩ Dũng Trống sáng tác

Chân dung, phong cảnh, tả thực, ấn tượng… tất cả là những đề tài hiện hữu trong tranh của nam họa sĩ. Nội dung xoay quanh câu chuyện của cuộc sống, từ tình yêu đôi lứa, mẫu tử, đến những triết lý sống, điển tích châm ngôn, răn dạy ẩn ý của tiền nhân, rồi đến những ước vọng hướng tới điều thiện, điều tốt đẹp nhất của con người. “Ý tưởng sáng tác chủ yếu là vạch ra ban đầu, sau đó khi vẽ nó dần biến thiên, nhưng không để bị lệch lạc sang chủ đề khác. Tên tranh chủ yếu hai chữ, nhằm khơi gợi cảm xúc và suy tư cho người xem sau mỗi lần thưởng tranh”, nam họa sĩ cho hay.

Nghệ thuật trừu tượng và triết lý thường tìm đến nhau theo cách cả hai muốn khám phá và biểu đạt những chân lý cơ bản về kinh nghiệm của con người. Trong tranh trừu tượng, người nghệ sĩ thường hướng đến việc truyền tải cảm xúc, ý tưởng hoặc khái niệm thông qua các hình thức, màu sắc.

Họa sĩ Dũng Trống lựa chọn kể chuyện thông qua màu sắc của hình khối từ các nét cọ, từ triết lý sâu xa ẩn dụ của các tác phẩm trừu tượng. Ảnh: Nguyễn Mậu Toàn

Họa sĩ Dũng Trống lựa chọn kể chuyện thông qua màu sắc của hình khối từ các nét cọ, từ triết lý sâu xa ẩn dụ của các tác phẩm trừu tượng. Ảnh: Nguyễn Mậu Toàn

Du khách đến thưởng tranh tại triển lãm. Ảnh: Nguyễn Mậu Toàn

Du khách đến thưởng tranh tại triển lãm. Ảnh: Nguyễn Mậu Toàn

Bài liên quan

Sự bứt phá nghệ thuật ra khỏi trói buộc tầm thường

Họa sĩ Dũng Trống cho biết thêm: “Tới tận giờ tôi mới dám vẽ. Dám ở đây là sự khởi đầu, thể hiện sự bạo dạn, tự tin để chia sẻ những trải nghiệm, tự sự và lòng trắc ẩn thông qua những nét vẽ, mảng màu và hình khối”.

Ở triển lãm “Khoảng lặng” lần thứ nhất giống như một thử nghiệm cho tất cả thể loại, kỹ thuật hội họa cũng như phong cách thể hiện. Với “Khoảng lặng 2” loạt tác phẩm mới là từng câu chuyện, thế nhưng chúng có mối liên kết với nhau khi công chúng chiêm ngưỡng hết một lượt. Từ câu chuyện tâm linh, tín ngưỡng, răn dạy, tự sự của bản thân, hiện tượng của xã hội… Điều này tạo cho chuỗi các bức tranh của anh có một sự lạc quan tổng thể.

"Kẻ sỹ" sáng tác năm 2022

"Đức tin"

Màu xanh - trong những tác phẩm mới gần đây, màu chủ đạo của các tác phẩm được chuyển biến nhuần nhuyễn. Thậm chí, chủ đạo với màu xanh, nhưng các cấp màu xanh biến chuyển mềm khác nhau. Ngay cả những điểm nhấn có màu đối nghịch màu là đỏ, trắng hay đen, không làm cho khán giả tức mắt, người xem cảm nhận như sự tự nhiên.

Dũng Trống lựa chọn kể chuyện thông qua màu sắc hình khối từ các nét cọ, từ triết lý sâu xa ẩn dụ của tác phẩm trừu tượng. Những câu chuyện anh kể giản dị, ai cũng từng chứng kiến, cũng từng trải qua, thế nên sẽ bắt gặp sự gần gũi, đồng cảm nhanh chóng ở tác phẩm của nam họa sĩ.

Không chỉ những câu chuyện triết lý, răn dạy từ tín ngưỡng, những chuyện xã hội hiện đại hay trong nhân gian, anh đã dám kể cả những tự sự của chính mình, những câu chuyện riêng được phổ quát hóa, chuyện cá nhân, gia đình, xoay quanh vị nhân sinh mỗi cá thể, những điều giữ kín được anh dám thổ lộ trong hội hoạ.

"Suy tư"

Tác phẩm

Tác phẩm "Cõi tạm nương"

Tranh

Tranh "Hiện sinh"

Các tác phẩm của Dũng Trống đa phần là trừu tượng, nhưng lại là biểu hiện. Mỗi câu chuyện đều có đầu mối để tiếp cận. Mỗi khán giả đứng xem, không bị lạc lối trước một bức trừu tượng, trước các tác phẩm của anh, họ có thể nhận ra được câu chuyện phía sau qua đầu mối biểu hiện anh cố ý tạo ra. Họ sẽ có thể nhận thấy và đi tiếp nội dung dường như cũng giống trải nghiệm họ đã có.

Cuộc sống cuốn đi với vô vàn đam mê và mảnh ghép để tạo dựng lên cuộc sống, của xã hội. Thế nhưng, phía sau đó, chỗ dựa cho mỗi chúng ta, ai cùng sẽ cần có một hình bóng vững chãi, một cánh tay vỗ về khi mỏi mệt. Ẩn chứa trong hầu hết các tác phẩm của họa sĩ Dũng Trống, sự mong muốn giải thoát, vượt ra khỏi ràng buộc tù túng của cả quan niệm, nhận thức. Tuy nhiên, chính mong muốn đó lại có mâu thuẫn, anh tin vào tín ngưỡng, tin vào nhân quả, tin vào những điều tốt đẹp và nó đã níu kéo cân bằng trở lại với những phá cách. Sau cùng những điều tốt đẹp, mầm mống xanh tươi luôn luôn trực sinh, âm thầm vươn lên cùng hy vọng ra khỏi sự trói buộc tầm thường.

Mỗi tác phẩm một câu chuyện và người xem sẽ tự khám phá ra thế giới riêng của họ bên trong đó

Mỗi tác phẩm một câu chuyện và người xem sẽ tự khám phá ra thế giới riêng của họ bên trong đó

Nhận xét tranh của Dũng Trống, họa sĩ Trịnh Sinh Nha nói: “Nghệ thuật của trừu tượng - biểu hiện và tâm sự triết lý của Dũng Trống đã tìm được nhau qua những bài thơ là tôn chỉ của tâm hồn mình đến với tác phẩm mà Dũng Trống đã khám phá và biểu đạt những chân lý và cảm xúc”.

Triển lãm "Khoảng lặng 2" mở cửa tự do đến hết ngày 14/3/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Triển lãm

Triển lãm "Khoảng lặng 2" mở cửa tự do đến hết ngày 14/3/2024. Ảnh: Nguyễn Mậu Toàn

Bài: Phương Thảo - Ảnh: Phương Thảo, Nguyễn Mậu Toàn
RELATED ARTICLES