Ngôi nhà cổ hơn 280 tuổi được ví như “bảo tàng sống”, không cần dùng đinh khi xây dựng

15/12/2024

Nhà Tấn Ký, một kiệt tác kiến trúc cổ kính hơn 280 tuổi, là minh chứng sống động cho sự tài hoa của những người thợ thủ công xưa. Với tuổi đời hơn hai thế kỷ rưỡi, nhà Tấn Ký như một cuốn sách sống, ghi lại những thăng trầm của lịch sử phố Hội. Ngôi nhà cổ kính này không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của người dân Hội An.

Nhà cổ Tấn Ký Hội An là sự kết hợp khéo léo hài hòa giữa 3 nền kiến trúc Nhật Bản – Trung Hoa – Việt Nam, lưu giữ rất nhiều cổ vật quý giá mang ý nghĩa nhân sinh quan tích cực nhắc nhở con cháu đời sau những bài học quý giá về làm người, nhân – lễ - nghĩa. Chính vì vậy mà ngôi nhà cổ đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước cả đến các quan chức trong chính phủ cũng đến thưởng lãm và tham quan.

Bài liên quan

Nơi lưu giữ vẻ đẹp xưa cũ của Hội An

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 trên con đường Nguyễn Thái Học thuộc Phường Minh An, Thành phố Hội An. Vị trí này rất đẹp vì cùng trên con đường đó là những địa điểm văn hóa - lịch sử nổi tiếng khác, có thể kể đến như: Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An, Nhà biểu diễn Nghệ thuật Cổ truyền Hội An và Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh. Bên cạnh đó, từ đường Nguyễn Thái Học chạy ra tới ngã ba Châu Thượng Văn bạn sẽ bắt gặp ngay sông Thu Bồn - được mệnh danh là sông Mẹ của tỉnh Quảng Nam.

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101- Nguyễn Thái Học, TP Hội An (Quảng Nam) có những dấu ấn hết sức đặc biệt, do đó năm 1985 ngôi nhà này được xếp hạng Di tích cấp quốc gia

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101- Nguyễn Thái Học, TP Hội An (Quảng Nam) có những dấu ấn hết sức đặc biệt, do đó năm 1985 ngôi nhà này được xếp hạng Di tích cấp quốc gia

Ngôi nhà cổ được xây dựng vào năm 1741, cuối thế kỷ XVIII. Đây là nơi nhà họ Lê sinh sống suốt 7 đời. Từ đời thứ 2, gia chủ bắt đầu lấy tên hiệu là Tấn Ký (mang ý nghĩa phát đạt) cho ngôi nhà, mở rộng buôn bán, kinh doanh nông sản.

Năm 1964, xảy ra trận lụt lịch sử, nhà cổ này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, bị ngập toàn bộ tầng 1, nhưng may mắn vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị kiến trúc, văn hóa. Vào năm 1990, nhà cổ Tấn Ký vinh dự được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, đồng thời được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

Di tích sống hàng trăm năm của Hội An

Di tích sống hàng trăm năm của Hội An

Đến nay, nơi đây đã có hơn 200 năm tuổi đời, được canh giữ bởi hậu duệ đời thứ 7 với đa phần kiến trúc vẫn được bảo tồn tốt dẫu cho đã trải qua nhiều đợt thiên tai. Tuy nhiên, hiện đây vẫn là nhà cổ tư nhân, gia chủ vẫn sinh sống ở tầng trên cùng, tầng dưới mở cửa đón du khách tham quan.

Ông Lê Công, một thương nhân gốc Hoa, làm giàu nhờ buôn bán nông sản thời bấy giờ. Ông dùng thuyền ngược sông Thu Bồn lên miền cao lấy hàng nông sản về Hội An để buôn bán và phất lên từ đó. Đến đời con ông, ngôi nhà được đặt tên là Tấn Ký – mang ý nghĩa phát đạt trong kinh doanh.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Cái tên nhà cổ Tấn Ký được gia chủ đời thứ 2 đặt tên với ý nghĩa mong muốn sự phát đạt, mang, giúp quá trình kinh doanh, buôn bán thuận lợi hơn

Cái tên nhà cổ Tấn Ký được gia chủ đời thứ 2 đặt tên với ý nghĩa mong muốn sự phát đạt, mang, giúp quá trình kinh doanh, buôn bán thuận lợi hơn

Phía trước nhà là con đường Nguyễn Thái Học sầm uất buôn bán kinh doanh, phía sau nhà là con sông Thu Bồn hiền hòa để thuận tiện cho việc nhập hàng. Đến thế kỷ 20, sự bồi đắp phù sa của sông Thu Bồn làm cửa sông hẹp lại, các thuyền buôn lớn không vào được Hội An khiến cho thương cảng nổi tiếng một thời suy yếu dần, và việc buôn bán của gia tộc họ Lê cũng bị ảnh hưởng theo, ngày càng tàn lụi.

Nhà cổ Tấn Ký đã chứng kiến rất nhiều trận lũ lịch sử. Trong đó, đỉnh điểm là vào năm 1964, nước lũ ngập lên đến mái của tầng 1 ngôi nhà, nhưng ngôi nhà vẫn không hề hấn gì, như thách thức với sự bào mòn của thời gian.

Kiến trúc giao thoa giữa nhiều nền văn hoá

Ngôi nhà cổ Tấn Ký có 2 tầng và 3 gian được xây dựng theo lối kiến trúc giao thoa giữa 03 nền văn hóa. Nhìn từ bên ngoài, nhà cổ Tấn Ký khắc họa rõ nét kiến trúc hình ống cùng mái ngói âm dương thời xưa pha trộn cùng điểm nhấn thường thấy trong lối trang trí của người Trung Hoa là biển hiệu lớn khắc tiếng Hán và bên dưới có đề tiếng Việt để giới thiệu về tên gọi của căn nhà này.

Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu hình ống đặc trưng của phố cổ Hội An, bên trong chia nhiều gian, nhiều phòng riêng biệt. Không có cửa sổ nhưng vẫn vô cùng thoáng đãng, mát mẻ.

Căn nhà có 2 tầng được phân chia thành 3 gian chính, xây dựng theo phong thủy (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ)

Căn nhà có 2 tầng được phân chia thành 3 gian chính, xây dựng theo phong thủy (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ)

Điểm đặc biệt là ngôi nhà này không có cửa sổ, ánh nắng được chiếu sáng qua những mảnh sân, hiên và gian nhà. Tại nhà cổ Tấn Ký du khách có thể dễ dàng bắt gặp những chữ viết tiếng Hán khắc ghi trên các cột, các bàn ghế dùng để đãi khách, thưởng trà được chạm trổ hoa văn tinh xảo vừa cổ kính vừa sang trọng.

Ngôi nhà cổ được thiết kế theo nhà ba gian đúng theo kiểu thức truyền thống của người Việt, trần nhà lợp ngói âm dương. Điểm nhấn chính của ngôi nhà là những cây cột cây kèo, xuyên, trính (thanh gỗ dọc nối các cột) được chạm trổ tinh xảo với những hình ảnh đặc trưng như: “kiến trúc đầu cá đuôi rồng”, “trái bí đỏ”, “quả lựu” hoặc những kiến trúc chạm khắc “quả đào” mang biểu tượng của sự trường thọ, “con dơi” đong đầy hạnh phúc...

Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, các nội thất, vật trang trí của nhà cổ Tấn Ký trở nên tinh xảo, tồn tại mãi theo thời gian

Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, các nội thất, vật trang trí của nhà cổ Tấn Ký trở nên tinh xảo, tồn tại mãi theo thời gian

Được biết, các loại gỗ được dùng đều là những loại gỗ quý, có thể kể đến như gỗ Lim,... thể hiện sự sung túc của chủ nhân. Trên trần nhà, thay cho bóng đèn hiện đại chính là những chiếc đèn lồng vàng thắp sáng không gian cùng xà nhà bằng gỗ, tất cả đều ánh lên nét cổ điển trong lối thiết kế kiến trúc nội thất.

Phòng khách được xây theo phong thủy: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mái ngói được lợp theo kiểu âm – dương hòa hợp nên tạo không khí mát mẻ thoáng đãng vào mùa hè, còn mùa đông thì ấm cúng, không lạnh, mang đậm nét kiến trúc Nhật Bản.

Ngôi nhà cổ nay vẫn còn lưu giữ nhiều hoành phi, liễn đối tuyệt đẹp, có các bức nổi bật như:; "Tâm thường thái" (mang ý nghĩa giữ tâm luôn yên tĩnh), "Tích đức lưu tôn" (mang ý nghĩa dạy bảo con cháu giữ đức tốt cho thế hệ sau). Đặc biệt ở đây còn giữ bộ liễn đối "Bách Điểu" viết bằng 100 nét, mỗi đường nét đều như chim đang bay, được giới khảo cổ đánh giá là độc nhất vô nhị.

Giai đoạn đầu của thời Tự Đức, ngôi nhà chỉ có một tầng vì vua quy định các ngôi nhà không được xây cao quá kiệu vua đi ngang qua

Giai đoạn đầu của thời Tự Đức, ngôi nhà chỉ có một tầng vì vua quy định các ngôi nhà không được xây cao quá kiệu vua đi ngang qua

Ngoài ra, một trong những cổ vật quý giá nhất được trưng bày tại nhà cổ Tấn Ký chính là chiếc chén Khổng Tử độc nhất vô nhị ở Việt Nam ta. Theo lịch sử ghi chép lại khi xác định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” có từ 550-600 năm về trước. Cái chén này đã có mặt tại gia đình họ Lê từ 200 trăm năm trước. Chén này có hình thù kỳ lạ, nhìn trong có vẻ rất giản đơn nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc là khi đựng nước chỉ đựng được 8 phần nếu rót thêm thì nước sẽ tự động chảy ra ngoài. Mục đích mà người xưa hướng đến chính là mỗi người cần kiềm chế được hành vi của mình và giữ cho tâm được thanh tịnh. Theo lời kể của gia tộc họ Lê thì cái chén cô vô giá này được cụ tổ mua từ những thương nhân giàu có từ Trung Hoa mang sang đây buôn bán.

Cho dù năm tháng qua đi, dưới sự bào mòn của thời gian nhưng ngôi nhà cổ Tấn Ký 200 tuổi vẫn sừng sững đứng đó, như chứng nhân qua những thăng trầm của lịch sử.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES