Trên tuyến phố đi bộ trung tâm Hội An có căn nhà mặt tiền ở số 68 Trần Phú đang trong tình trạng hư hại không thể khắc phục. Bề ngoài nhà cổ này nhìn đồng nhất với không gian rêu phong cổ kính xung quanh. Nhưng vào bên trong là cảnh rệu rã, mục ruỗng tàn lụi.
Do tuổi đời sử dụng đã hàng trăm năm, nhà cổ trị giá hàng chục tỉ đồng ở vị trí đắc địa bậc nhất Hội An này đang trong diện không thể chống đỡ, trùng tu. Vì những ngôi nhà này là di tích cấp quốc gia nên muốn đụng chạm, sửa chữa cũng phải xin phép các cấp có thẩm quyền. Nhà xuống cấp đến độ có thể đổ sập bất cứ lúc nào nhưng nhiều người dân vẫn phải “bất chấp” mà sinh sống.
Theo một vài khảo sát, có 36 nhà cổ trong tổng số hơn 1.000 di tích thuộc diện nhà ở đã xuống cấp. Trong đó, 10 nhà cổ xuống cấp nghiêm trọng, 17 nhà cổ xuống cấp nặng, 9 nhà cổ xuống cấp nhẹ. Theo tính toán, để tu bổ căn nhà này phải tốn ít nhất tiền tỉ, Nhà nước hỗ trợ 40 - 60%, còn lại chủ nhà góp thêm. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình không có số tiền góp thêm này, đành tạm thời sống trong điều kiện như trên. Ngoài đường Trần Phú còn có các nhà cổ trong tình trạng "tiến không được, lùi không xong" như các nhà cổ trên đường Lê Lợi, Bạch Đằng, hội quán Ngũ Bang…
Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An - cho hay, theo chủ trương phòng, chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ năm 2024, vừa qua, trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương, đội ngũ cộng tác viên bảo tồn di sản tiến hành rà soát di tích xuống cấp trong khu phố cổ.
Nhưng việc hạ giải cũng chưa thể tiến hành do chưa làm việc được với người đại diện pháp lý. Do nhà hư hại quá nặng, các đợt mưa bão lớn như trong cơn bão Trà Mi vừa qua, những người sống trong nhà cổ này đều được chính quyền xuống vận động di dời ra bên ngoài.
Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết hiện nay di tích sở hữu nhà nước thì ngân sách cấp để trùng tu. Với các công trình sở hữu tư nhân thì Nhà nước hỗ trợ 45-75% kinh phí, số tiền còn lại thì chủ di tích đối ứng.