13 khoảnh khắc "bùng nổ" của những ngọn núi lửa khắp thế giới

27/11/2021

Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng hùng vĩ và choáng ngợp nhất của thiên nhiên. Từ những dòng sông dung nham nóng chảy đến những cột tro bốc lên cuồn cuộn, quả thật không có gì thể hiện được sức mạnh bùng nổ của Trái đất như những ngọn núi lửa.

Từ năm 1841, khi đài quan sát núi lửa đầu tiên - Đài thiên văn Vesuvius - được thiết lập tại Vương quốc Hai Sicilia, ngành núi lửa học hiện đại đã có nhiều phát hiện mới. Những ngọn núi lửa đang hoạt động được tìm thấy trên khắp thế giới, dù trên mặt đất hay ngoài khơi xa, và chúng có thể bất ngờ phun trào vào bất kỳ một ngày nào. Kỳ diệu thay, những đợt phun trào nóng đến hàng nghìn độ C đó lại góp phần tạo nên bề mặt Trái đất, hình thành các miệng núi lửa mới, và những dòng nhung nham nguội tạo thành vô số cảnh quan núi đá...

Mỗi đợt phun trào là một lần chúng hút những chất dinh dưỡng từ sâu dưới lòng đất và đẩy lên bề mặt, hình thành đất đai màu mỡ để nuôi dưỡng sự sống. Nhưng những lần "rùng mình" ấy cũng là lời nhắc nhở rõ ràng về sự mong manh của cuộc sống, và rằng thiên nhiên hùng vĩ đến nỗi, sức mạnh tàn phá của nó có thể huỷ diệt mọi cảnh quan chỉ bằng một lần phun trào núi lửa.

Không có hai ngọn núi lửa giống hệt nhau, và mỗi đợt phun trào cũng là một lần trình diễn kì vĩ riêng biệt. Nhờ thiết bị và công nghệ hiện đại, chúng ta đã ghi lại được vô số những vụ nổ dung nham và những thảm hoạ núi lửa. Dưới đây là 13 khoảnh khắc "bùng nổ" ấn tượng của thiên nhiên trên khắp hành tinh.

Núi lửa Sinabung - Ảnh: - Tibta Pangin, Anadolu Agency/Getty Images

Núi lửa Sinabung - Ảnh: - Tibta Pangin, Anadolu Agency/Getty Images

Núi lửa Sinabung ở miền tây Indonesia đã ngừng hoạt động trong khoảng 400 năm trước khi bùng nổ dữ dội vào tháng 8/2010. Kể từ đó, những đợt phun trào mạnh mẽ - như hình ảnh được chụp vào tháng 4/2015 này - được các nhà khoa học coi như một lời tuyên bố ngạo nghễ về vị trí nằm ngay trên vành đai núi lửa của Sinabung. Đây là khu vực mảng kiến tạo xung quanh Thái Bình Dương, hiện có khoảng 75% núi lửa đang hoạt động trên thế giới.

Núi lửa Anak Krakatau - Ảnh: Stocktrek Images, Inc./Alamy

Núi lửa Anak Krakatau - Ảnh: Stocktrek Images, Inc./Alamy

Núi lửa Anak Krakatau của Indonesia là một ngọn núi lửa đặc biệt liên tục hoạt đông, cứ vài năm lại có một đơn phun trào. Nó được hình thành từ một cái hố còn sót lại sau vụ nổ Krakatoa - một trong những thảm hoạ tự nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử. Anak Krakatau cũng từng gây nên một thảm hoạ, ngay giữa đợt phun trào kéo dài 6 tháng vào năm 2018, khi sườn núi lửa của nó sụp đổ và tạo thành một cơn sóng thần ở eo biển Sunda.

Núi lửa Kawah Ijen - Ảnh: Sonny Tumbelaka, Afp/Getty Images

Núi lửa Kawah Ijen - Ảnh: Sonny Tumbelaka, Afp/Getty Images

Cũng nằm tại Indonesia, miệng núi lửa Kawah Ijen đã có "màn trình diễn ánh sáng" tuyệt đẹp nhờ lượng lớn lưu huỳnh được giải phóng trong đợt phun trào. Lưu huỳnh thấm qua các vết nứt trên núi lửa, gặp nhiệt độ quá cao dẫn đến bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, và bùng lên thành một ngọn lửa màu xanh huyền bí.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Đỉnh núi lửa Etna - Ảnh: Fabrizio Villa, Getty Images

Đỉnh núi lửa Etna - Ảnh: Fabrizio Villa, Getty Images

Đỉnh Etna tại Ý là một phần của ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất châu Âu, thường xuyên thu hút sự chú ý vì những vụ nổ ấn tượng đẹp mắt: từ những phiến đá nóng chảy bắn tung đến những vệt tro vòng cung trông như hình chiếc nhẫn. Hình ảnh này được chụp lại vào tháng 12/2018, khi núi lửa Etna tiếp tục phun trào. Đây là một trong những ngọn núi lửa được nghiên cứu và ghi chép lại từ sớm nhất trên Trái Đất, tư liệu về sự phun trào thường xuyên của nó đã có từ năm 1500 trước Công nguyên cho đến nay. Núi lửa Etna cũng đang từ từ trượt xuống vùng biển Ionian, làm dấy lên lo ngại rằng các khối đá lớn có thể vỡ ra khi nó hoạt động và tạo nên những cơn sóng thần lớn trên bờ biển Địa Trung Hải.

Núi lửa Bárðarbunga - Ảnh: Bernard Meric, Afp/Getty Images

Núi lửa Bárðarbunga - Ảnh: Bernard Meric, Afp/Getty Images

Núi lửa Bárðarbunga ở Iceland là một khu vực nguy hiểm: Miệng núi lửa trung tâm bị chôn vùi dưới băng, nhưng những ống núi lửa chứa dung nham lại vươn lên mặt đất như những vết nứt chằng chịt. Những vết nứt kéo dài từ sâu trong lòng đất này có thể phóng ra những tảng đá nóng chảy khổng lồ, là nguyên nhân hình thành nên dòng dung nham lớn nhất được biết đến trên Trái đất trong 11.000 năm qua.

Khu dân cư ở Hawaii trong một đợt phun trào của núi lửa Kilauea - Ảnh: Mario Tama, Getty Images

Khu dân cư ở Hawaii trong một đợt phun trào của núi lửa Kilauea - Ảnh: Mario Tama, Getty Images

Vào năm 2018, núi lửa Kilauea của Hawaii đã có màn kết thúc hơn ba thập kỷ phun trào gần như liên tục bằng một sự bùng nổ bừng cháy. Nó phun trào một lượng dung nham đủ để lấp đầy ít nhất 320.000 bể bơi tiêu chuẩn của Olympic, và tạo ra một dòng sông rực lửa, nuốt chửng mọi thứ trên đường đi, bao gồm cả khu dân cư Leilani Estates trên ảnh.

Ảnh: Ivan Damanik, Afp/Getty Images

Ảnh: Ivan Damanik, Afp/Getty Images

Trong hình là dòng dung nham đỏ rực chảy xuống sườn ngọn núi lửa Sinabung ở Karo, Bắc Utara vào năm 2018. Mặc dù những vụ phun trào này rất nguy hiểm, nhưng số lượng đất đá giàu dinh dưỡng từ đỉnh núi đã tạo nên một dải đất màu mỡ rộng lớn, thu hút nhiều người đến khu vực này định cư.

Núi lửa Sakurajima - Ảnh: The Asahi Shimbun, Getty Images

Núi lửa Sakurajima - Ảnh: The Asahi Shimbun, Getty Images

Núi lửa không chỉ tạo ra những dải dung nham hừng hực và vô số làn "mưa đá" tuyệt đẹp, mà còn tạo ra những tia chớp bất thường. Đó là kết quả từ sự tích tụ ma sát của các hạt va chạm trong đám mây núi lửa cuồn cuộn. Khi ma sát được tích tụ đến một mức nhất định, đám mây bụi sẽ phóng điện, tạo thành hiện tượng sét đánh, như bức ảnh chụp núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản năm 2016 này.

Hồ dung nham trong miệng núi lửa Kilauea - Ảnh: Brettmann, Getty Images

Hồ dung nham trong miệng núi lửa Kilauea - Ảnh: Brettmann, Getty Images

Từ lâu, trong miệng núi Halemaʻumaʻu của ngọn núi lửa Kilauea đã hình thành một hồ dung nham nóng chảy. Khi ngọn núi này phun trào vào năm 2018, hồ dung nham bắt đầu cạn kiệt, cho đến khi dung nham hoàn toàn biến mất. Khoảng một năm sau đó, một thứ đặc biệt đột nhiên xuất hiện thay thế: một cái ao nhỏ. Các nhà khoa học cho rằng cái ao có thể được hình thành từ nguồn nước ngầm ở dưới lòng đất thấm lên.

Ảnh: Richard Bouhet, Afp/Getty Images

Ảnh: Richard Bouhet, Afp/Getty Images

Một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới là Piton de la Fournaise - hay còn được goi là “đỉnh của lò lửa” - nằm trên đảo Réunion của nước Pháp. Kể từ thế kỷ 17, hơn 150 vụ phun trào đã thay nhau khuấy động cả ngọn núi lửa này và khu vực xung quanh. Trên hình là một vụ phun trào của núi lửa Piton de la Fournaiseđược chụp vào tháng 9/2016.

Ảnh: NASA

Ảnh: NASA

Vào ngày 22/6/2019, ngọn núi lửa Raikokoe phun trào, tạo ra một cột khí và tro bụi cao ngất trên bầu trời Bắc Thái Bình Dương. Vụ phun trào lớn đến mức, các phi hành gia đã phát hiện ra nó từ Trạm vũ trụ quốc tế, và chụp được hình ảnh đám mây đang lan rộng này. Các hạt từ vụ phun trào này lan vào tầng bình lưu, gây ra hiện tượng tán xạ ánh sáng khiến hoàng hôn và bình minh có màu tím.

Ảnh: Dana Stephenson, Getty Images

Ảnh: Dana Stephenson, Getty Images

Bên cạnh vô số núi lửa rải rác khắp mặt đất, có nhiều ngọn núi lửa khác lại ẩn náu dưới lòng biển khơi. Một nhiếp ảnh gia đã chụp được ngọn núi lửa này ngoài khơi bờ biển Tonga, khi nó đang phun trào vào tháng 3/2009. Đây là một trong 36 ngọn núi lửa dưới nước được ghi nhận trong khu vực.

Ảnh: Agung Supriyanto, Afp/Getty Images

Ảnh: Agung Supriyanto, Afp/Getty Images

Trong bức ảnh, chim bồ câu cất cánh khi núi lửa Merapi của Indonesia tắt ngúm vào ngày 4/6/2018. Ngọn núi lửa này nổi tiếng với việc sản sinh ra các dòng pyroclastic - tuyết lở chuyển động nhanh gồm đá nóng, khí và tro. Vì nằm gần thành phố đông dân Yogyakarta, nên các đợt phun trào của Merapi đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân địa phương.

An - Nguồn: Nat Geo
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES