Ngôi nhà kì lạ sống sót sau trận phun trào núi lửa ở Tây Ban Nha

28/09/2021

Tuần trước, núi lửa tại La Palma bất ngờ phun trào đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà trong khu vực, tuy nhiên có một ngôi nhà vẫn giữ được sự nguyên vẹn và không hề có một chút xây xát, được người dùng mạng xã hội vô cùng trầm trồ gọi với cái tên "Ngôi nhà kỳ diệu".

Trên nền đất hoang sơ, bao quanh bởi cảnh vật bị thiêu rụi đến mức cháy đen như than, một ngôi nhà nhỏ vẫn sống sót và yên ổn, bất chấp những dòng chảy dung nham liên tục phun ra từ đỉnh của một ngọn núi lửa ở đảo La Palma.

Ada Monnikendam, người đã xây dựng ngôi nhà cho biết rằng, chủ sở hữu của nó - một cặp vợ chồng người Đan Mạch đã nghỉ hưu, cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm khi ngôi nhà vẫn đứng vững sau trận phun trào mặc dù họ đã không đến đảo kể từ khi đại dịch bắt đầu. Cặp vợ chồng người Đan Mạch chọn đảo La Palma là nơi nghỉ dưỡng của gia đình bởi muốn tận hưởng cảnh quan thiên nhiên vùng núi lửa.

Ngôi nhà này giống như một nhà hoạt hình, hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì từ trận phun trào của núi lửa Cumbre Vieja.

Ngôi nhà này giống như một nhà hoạt hình, hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì từ trận phun trào của núi lửa Cumbre Vieja.

Theo bà Monnikendam, dòng chảy dung nham đã nhấn chìm hơn nửa số ngôi nhà, trường học và đồn điền trồng chuối trong khu vực. Chính quyền Quần đảo Canary đã công bố kế hoạch mua hai khu nhà ở cho những người vô gia cư sau trận thảm họa.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Các chuyên gia thông báo rằng dòng sông dung nham khổng lồ rộng 600 m đã di chuyển chậm lại với tốc độ 4 m/h sau khi đến đồng bằng vào ngày 22/9, tuy nhiên họ vẫn lo ngại nó sẽ tiếp tục hoạt động trong những ngày tới và có khả năng kích hoạt phản ứng hóa học gây ra các vụ nổ, đồng thời giải phóng khí độc nếu tràn ra biển.

Trước đó, khi đợt phun trào mới bắt đầu, dung nham đã chảy với vận tốc 700 mét/giờ.

Trước đó, khi đợt phun trào mới bắt đầu, dung nham đã chảy với vận tốc 700 mét/giờ.

Maria Jose Blanco, người đứng đầu Viện Địa lý Quốc gia ở Quần đảo Canary, cho biết hoạt động địa chấn trên đảo La Palma hiện ở mức "thấp", nhưng những hòn đá nóng chảy vẫn thường bị văng ra khỏi miệng núi lửa. La Palma đã chứng kiến đợt phun trào núi lửa lần cuối vào năm 1971.

Nhiều cư dân ở phía tây của hòn đảo đang phải sống trong sự thấp thỏm. Tuy nhiên ở một hòn đảo lớn như La Palma, cuộc sống của người dân trên phần còn lại hầu như không bị ảnh hưởng, họ tiếp tục công việc thường ngày của mình và vẫn giữ chân được những du khách đã đặt lịch từ trước để đến hòn đảo du lịch.

Khánh Hà - Ảnh: Internet - Nguồn: The Guardian
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES