AI có thể thay con người làm nghệ thuật?

14/09/2021

Những năm gần đây, một số thành tựu của khoa học-công nghệ bắt đầu cho thấy, vùng đất sáng tạo - từ xưa đến nay vốn được coi là nơi con người độc nhất ngự trị - lại đang bị đe dọa bởi những thuật toán lạnh lùng.

Kỉ nguyên 4.0 bắt đầu cũng là lúc những thuật ngữ machine learning, trí thông minh nhân tạo (AI) gần như được nhắc đến mỗi ngày trên báo, tạp chí hay các phương tiện truyền thông. AI hiện diện ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, bởi có khả năng tăng năng suất lao động, tự động hoá các tác vụ đơn giản, và đặc biệt thực hiện những hoạt động lặp đi lặp lại tốt hơn con người. Thế nhưng gần đây, một số dấu hiệu cho thấy vùng đất sáng tạo nghệ thuật - từ xưa đến nay vốn được coi là nơi con người độc nhất ngự trị - lại đang bị đe dọa bởi những thuật toán lạnh lùng. Câu hỏi đặt ra là, AI sẽ là một trợ thủ đắc lực hay một mối đe dọa cho những người làm nghệ thuật?

AI trở thành thần tượng giải trí

Thần tượng ảo (virtual idol) gần đây trở thành ngành công nghiệp gây tranh cãi nhưng "hái" ra tiền ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là những ngôi sao do công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo ra với ngoại hình, tính cách và hoạt động mô phỏng theo con người. Dù sống trên không gian mạng, thần tượng ảo hoạt động năng suất không kém người nổi tiếng ngoài đời. Những nhân vật này biết biểu diễn ca hát, chụp ảnh thời trang, đóng quảng cáo...

Mặc dù bắt nguồn từ Nhật Bản nhưng ngành công nghiệp thần tượng ảo này lại có vẻ ăn nên làm ra ở thị trường Trung Quốc, với tổng trị giá lên đến khoảng 35 tỉ USD, thu hút khoảng 390 triệu khán giả (theo Bloomberg). Hiện tại, số lượng idol ảo tại Trung Quốc là khoảng 30-40 nhân vật. Tuổi của các idol này được quyết định bởi những người sáng tạo ra họ. Hơn nữa, việc họ mãi mãi ở độ tuổi đó chính là lợi thế trong một thế giới giải trí vốn chỉ ưa chuộng những "ma mới" và người trẻ.

Ayayi là metahuman (người kỹ thuật số siêu thực tế) đầu tiên tại Trung Quốc, vừa ra mắt tháng 5/2021.

Ayayi là metahuman (người kỹ thuật số siêu thực tế) đầu tiên tại Trung Quốc, vừa ra mắt tháng 5/2021.

Sau một tháng ra mắt, Ayayi nhận được 3 triệu lượt thích cho bài đăng đầu tiên và có hơn 40.000 người theo dõi chỉ sau một đêm.

Sau một tháng ra mắt, Ayayi nhận được 3 triệu lượt thích cho bài đăng đầu tiên và có hơn 40.000 người theo dõi chỉ sau một đêm.

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Eternity gồm 11 giọng ca được tạo ra bằng AI.

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Eternity gồm 11 giọng ca được tạo ra bằng AI.

Công nghệ càng phát triển, thần tượng ảo càng có vẻ ngoài và biểu cảm giống con người. Một vài ngôi sao ảo thậm chí "gây sốt" vì quá xinh đẹp. Chuyên gia Elison Lim ở Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore từng nói: "Thần tượng ảo hoàn mỹ từ ngoại hình, giọng nói đến tính cách. Và đây chính là thứ nhiều người khao khát". Về phía nhãn hàng, thần tượng ảo thể hiện sự hoàn mỹ ở chỗ làm việc không cần nghỉ ngơi, xuất hiện cùng lúc trên nhiều nền tảng, tiêu tốn ít chi phí hơn. Đặc biệt, thần tượng ảo gạt bỏ nỗi lo vướng scandal, trong bối cảnh ngày càng nhiều người nổi tiếng tiêu tan sự nghiệp vì bê bối đời tư.

Lil Miquela sở hữu 3 triệu người theo dõi trên Instagram, các bài đăng của cô đều thu hút trên 100.000 lượt yêu thích.

Lil Miquela sở hữu 3 triệu người theo dõi trên Instagram, các bài đăng của cô đều thu hút trên 100.000 lượt yêu thích.

Bên cạnh đó, giá trị kinh tế mà thần tượng ảo mang đến không hề... ảo. Lil Miquela - một trong những idol ảo nổi tiếng hàng đầu thế giới với hơn 3 triệu người theo dõi trên Instagram, bỏ túi khoảng 8.500 USD cho một bài viết quảng cáo và thu nhập hàng năm ước tính 11 triệu USD. Nữ thần tượng ảo Ling ra mắt tháng 5/2020 cũng cho thấy sức hút của mình với hơn 130.000 người theo dõi trên Weibo. Cô cũng đạt được hợp đồng quảng cáo với hãng xe Tesla và một trong những hãng trà sữa lớn nhất Trung Quốc, Nayuki.

Sự nổi tiếng của thần tượng ảo còn vượt ra ngoài không gian mạng. Năm 2019, nữ ca sĩ ảo Luo Tianyi Trung Quốc mở concert, đứng chung sân khấu với nghệ sĩ dương cầm Lang Lang. Đây là chương trình âm nhạc đầu tiên ở Trung Quốc có sự kết hợp của một nghệ sĩ 3D và một nhạc sĩ người thật. Năm ngoái, SM Entertainment (Hàn Quốc) cũng giới thiệu nhóm nhạc nữ mới Aespa với 4 thành viên là người thật và 4 thành viên là bản sao ảo của chính họ.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Với xương hàm sắc nét, khuôn mặt thanh mảnh và đôi môi hồng, Ling mang nét đẹp truyền thống của người Trung Quốc.

Với xương hàm sắc nét, khuôn mặt thanh mảnh và đôi môi hồng, Ling mang nét đẹp truyền thống của người Trung Quốc.

AI viết văn

Trên thực tế, AI đã can thiệp vào đời sống văn học thông qua những thuật toán tìm kiếm của Google, Facebook... nhằm tìm hiểu thói quen, sở thích đọc sách của người dùng để cung cấp gợi ý những tác phẩm phù hợp. Tuy nhiên, ít ai nghĩ rằng, đến một ngày, những cỗ máy vô tri vô giác lại có thể viết văn.

Ngày 25/8, NXB Parambook đã phát hành cuốn tiểu thuyết đầu tiên do trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc sáng tác - The world from now on, tác giả AI Birampung. Nhà văn và chuyên gia khoa học máy tính Kim Tae Yeon đã trực tiếp điều khiển Birampung viết cuốn tiểu thuyết này. Trước đó, nhà văn đã vạch ra cốt truyện, bối cảnh và các nhân vật của cuốn sách. Theo những người sáng lập, Birampung không chỉ hiểu và diễn đạt những câu khô khan mà còn có cả những ẩn dụ văn học, hàm ý trong câu. Các câu văn do Birampung viết đủ lắt léo, phức tạp và gần như không cần hiệu đính.

It ai nghĩ rằng, đến một ngày, những cỗ máy vô tri vô giác lại có thể viết văn.

It ai nghĩ rằng, đến một ngày, những cỗ máy vô tri vô giác lại có thể viết văn.

Tại Việt Nam, NYM - Tôi của tương lai (2020) là sản phẩm sách đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa con người và AI. Tác giả Nguyễn Phi Vân đưa độc giả vào thế giới của NYM - một sản phẩm trí tuệ nhân tạo và hành trình NYM tiếp cận với những chủ đề mà người trẻ Việt quan tâm. NYM được xây dựng trong hơn 3 năm, được nạp dữ liệu về ngôn ngữ, kiến thức đời sống. AI này đã nói chuyện trực tiếp 1-1 với 11 triệu người trẻ Việt trên Facebook để thu thập thông tin. Điểm đặc biệt nhất của cuốn sách là chương về tình dục (sex), toàn bộ là do AI viết. Các chương còn lại do Nguyễn Phi Vân đóng vai NYM hành văn.

"NYM - Tôi của tương lai" là cuốn sách đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa con người và trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam.

Ngược về 5 năm trước, một chuyện khó tin nhưng có thật đã xảy ra, khi một cuốn tiểu thuyết do AI viết lọt qua vòng đầu của giải thưởng văn chương quốc gia ở Nhật Bản - cuốn The day a computer writes a novel. Nhà nghiên cứu Hitoshi Matsubara và nhóm của ông đã lựa chọn sẵn các từ và câu, sau đó lập trình cho AI cách để viết chúng thành những đoạn văn hoàn chỉnh và một câu chuyện có ý nghĩa. Trong vòng loại của cuộc thi văn học kể trên, các tác phẩm dự thi không được tiết lộ thông tin tác giả. Vì vậy, các giảm khảo cũng không hề biết cuốn tiểu thuyết đó thật ra viết bởi một cỗ máy chứ không phải con người.

AI làm hội họa

Một trong những ví dụ điển hình cho việc máy móc có thể sáng tác hội họa là Ai-da, nghệ sĩ robot siêu thực AI đầu tiên trên thế giới. Năm 2019, Ai-da tạo nên "bom tấn" truyền thông khi ra mắt triển lãm riêng. Tác phẩm của cô đáp ứng tất cả các tiêu chí của nghệ thuật đích thực, trong đó có đặc tính không thể sao chép, không thể lặp lại. Tháng 5/2021, Aida tiếp tục tổ chức triển lãm những bức chân dung tự họa tại Anh.

Nhiều nhà sưu tập mua lại tác phẩm của Ai-da với tổng số tiền thu được lên đến gần 1 triệu bảng Anh.

Nhiều nhà sưu tập mua lại tác phẩm của Ai-da với tổng số tiền thu được lên đến gần 1 triệu bảng Anh.

Empty
5cf8e8ca7af5070f34cb5ea4

Năm 2018, bức chân dung do AI sáng tác Edmond de Belamy được đấu giá lên đến 432.500 USD (10 tỉ đồng). Bức chân dung trên được tạo ra bởi Obvious Art (Pháp), nhóm này đã sử dụng thuật toán Generative Adversarial Network (GAN) vốn đã được nhiều nghệ sĩ ứng dụng từ 2015. Trước đó, Obvious Art đã hoàn thành 11 bức họa khác, trong đó có một tác phẩm được bán với giá 10.000 EUR (khoảng 265 triệu đồng).

Những con số đáng giật mình này quả thực đã chứng minh tác phẩm do AI tạo ra có giá trị thương mại không thua kém bất kỳ tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ danh tiếng. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với rất nhiều chỉ trích, không chỉ từ phía những người muốn bảo vệ sáng tạo nghệ thuật truyền thống mà còn từ chính những nghệ sĩ đang nghiên cứu trí tuệ nhân tạo khác. Chris Peters, một nghệ sĩ trí tuệ nhân tạo cho rằng tác phẩm hoàn toàn dựa trên các thuật toán vẫn là một tác phẩm vô hồn.

Bức tranh do AI sáng tác

Bức tranh do AI sáng tác "Edmond de Belamy" được đấu giá 432.500 USD, cao gấp 40 lần so với ước tính ban đầu 7.000-10.000 USD.

mối đe dọa cho người nghệ sĩ?

Khi những sản phẩm do AI tạo ra được đón nhận và đánh giá cao như vậy, vấn đề nảy sinh tiếp theo là liệu nó có khiến cho các nghệ sĩ hay những người làm sáng tạo mất việc hay không.

Hugo Caselles-Dupré, một trong những nhà khoa học máy tính thuộc tổ hợp sáng tạo Obvious tại Paris, khẳng định rằng họ không nghĩ nghệ thuật của trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người. Ông so sánh sự xuất hiện và phát triển của phương thức sáng tạo này như cách máy ảnh nổi lên trong thế kỷ 18. Nó đơn giản là một loại hình nghệ thuật mới, góp phần cho sự phong phú của nền văn hóa các quốc gia và khám phá khả năng vô tận của con người. Tuy nhiên, ông cũng không phủ nhận rằng đây chính là thời vàng son của trí tuệ nhân tạo.

AI? Đối thủ chơi cờ lý tưởng.

AI? Đối thủ chơi cờ lý tưởng.

Mặc dù AI có thể tạo ra tác phẩm hiện đại, tinh xảo ngang tầm (hoặc vượt bậc) các nghệ sĩ thực thụ, nhưng các tác phẩm của AI hiển nhiên không thể có được thứ mà con người nghệ sĩ sở hữu: tính cá nhân và cảm xúc riêng biệt. Mặt khác, AI có thể, và nên, được xem như một công cụ để giúp con người hoàn thiện hơn nữa trong mọi lĩnh vực cuộc sống, bao gồm cả nghệ thuật.

Trí tuệ nhân tạo cũng là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển các cách thức lột tả cảm xúc từ người nghệ sĩ. Có lẽ, khán giả có quyền được trông đợi vào một viễn cảnh tương lai hoàn toàn mới mẻ, nơi mà nghệ thuật được góp sức bởi cả máy móc lẫn con người.

Empty
Bộ phim Hugo (Martin Scorsese, 2011) lấy bối cảnh Paris năm 1930s, khi một vị đạo diễn tài ba đã biết chế tạo ra robot để giúp ông vẽ hàng nghìn khung hình phim.

Bộ phim Hugo (Martin Scorsese, 2011) lấy bối cảnh Paris năm 1930s, khi một vị đạo diễn tài ba đã biết chế tạo ra robot để giúp ông vẽ hàng nghìn khung hình phim.

Huyền Châu - Ảnh: Internet
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES