Cứ đến tháng 8 Âm lịch hàng năm, Việt Nam và các nước trên thế giới lại chuẩn bị đón mùa Trung thu về. Đây là dịp không chỉ mang lại sự háo hức cho trẻ em bởi mâm ngũ quả đủ đầy hay những chiếc đèn lồng, mặt nạ rực rỡ… mà Tết Trung thu trong mỗi người còn là dịp đoàn viên, sum họp gia đình. Trong những ngày này, thứ gia vị tinh thần không thể thiếu là bánh Trung thu - thức quà quen thuộc của người Á Đông.

Empty
Empty

Tết Trung Thu với người Việt Nam là Tết lớn thứ 3 trong năm (sau Tết Nguyên Đán, Tết Hàn Thực và Tết Đoan Ngọ). Theo phong tục, mỗi dịp Tết lại có những thứ bánh đặc trưng riêng gắn với sự tích, nguồn gốc ra đời của của ngày đó. Nhắc đến Tết Trung Thu không thể không nhắc đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Ngắm trăng rằm tháng 8 mà không thưởng thức miếng bánh nướng, bánh dẻo bên ấm trà thì quả thật là điều thiếu sót. 

Có vị ngọt thanh cùng hình dạng đặc trưng, bánh Trung thu từ lâu được đại diện cho sự sum họp, dịp đoàn viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu.

Bánh Trung thu là tên gọi loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu. Theo thời gian, bánh Trung thu ở các nước, các vùng có những kiểu dáng, hương vị khác nhau. Những chiếc bánh này xuất hiện ở Việt Nam do quá trình ảnh hưởng văn hóa khi Trung Quốc đô hộ nước ta một thời gian dài. Và những chiếc bánh này vẫn còn xuất hiện đến tận ngày nay và trở thành món bánh đặc trưng cho những ngày trăng rằm. 

Lịch sử hình thành bánh Trung thu có rất nhiều điều thú vị, nhất là về tên gọi. Tên gọi bánh Trung thu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam vì đây là loại bánh chỉ xuất hiện nhiều trong ngày Tết Trung thu nên được gọi là bánh Trung thu. Ở Trung Quốc người ta gọi đây là bánh Nguyệt Bính và trong tiếng anh được gọi là moon cake với ý nghĩa là chiếc bánh mặt trăng, biểu tượng của ngày Tết Trung thu.

Lấy biểu tượng mặt trăng làm mẫu, bánh Trung thu được chia thành hai loại chính là bánh dẻo và bánh nướng. Nhưng khi nhắc đến bánh Trung thu người ta nghĩ ngay đến loại bánh nướng vì nó đa dạng hơn. Bánh nướng có hình tròn, chủ yếu được chia làm hai loại nhân chính là nhân ngọt và nhân mặn. Những chiếc bánh nhân ngọt có kể đến như bánh nhân dừa, nhân đậu xanh, nhân mè... và nhân mặn là loại bánh nhân thập cẩm. 

Ngoài hình tròn, bánh còn được tạo dáng với nhiều hình thù khác nhau nhưng vẫn giữ được nguyên liệu cơ bản, chính vì vậy mà vị bánh cũng sẽ không khác gì nhau. Tuỳ mỗi loại nhân mà bánh mang lại hương vị khác nhau, người ta thường nói đùa rằng, ăn bánh Trung thu chứng tỏ Tết Trung thu đã về.

Empty

Ngày nay, hình dáng và nhân bánh có thể được thay đổi đa dạng, không theo những khuôn mẫu truyền thống. Tuy nhiên, bánh Trung Thu vẫn mang ý nghĩa là loại bánh đại diện cho sự đoàn viên, sum họp, tình thân gia đình và là loại bánh không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Trung Thu của người Việt Nam. Và những hộp bánh Trung Thu cũng được người Việt Nam sử dụng như một món quà tri ân gửi tới người thân, bạn bè hay những đối tác, khách hàng. 

Rằm Trung thu cũng là dịp để gia đình tụ họp, mở tiệc nhỏ ngắm trăng, thưởng trà. Bánh Trung thu đại diện cho mặt trăng với vẻ đẹp vằng vặc tròn đầy sáng rực rỡ. Một cặp bánh nướng, bánh dẻo tượng trưng cho hai mặt âm và dương, trong đó bánh dẻo tượng trưng cho mặt trăng sáng tròn vành vạnh tinh khôi.

Nhiều nước ở châu Á có chung Tết Trung thu do cùng sử dụng lịch nông vụ theo lịch mặt trăng và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, về truyền thống, bánh nướng và bánh dẻo của Việt Nam có những đặc trưng riêng. 

Nếu như bánh truyền thống của Trung Hoa sử dụng bột nếp với nhân đậu đỏ nhuyễn và trứng muối hoặc thịt xá xíu, thì nhân bánh truyền thống của Việt Nam là thập cẩm: mỡ đường, hạt dưa, lá chanh, lạp xưởng hoặc gà khô, mứt bí, mứt sen, vừng rang… trộn với rượu Mai Quế Lộ và mạch nha. Những nguyên liệu này và dáng vẻ tròn vành vạnh của chiếc bánh mang ý nghĩa cầu mong mùa màng mưa thuận gió hòa, bội thu nông sản và sum họp gia đình.

Cách thức làm bánh Trung thu cổ truyền cũng rất cầu kỳ. Các loại nguyên liệu làm bánh phải được chuẩn bị từ trước đó rất lâu, thậm chí vài tháng. Cụ thể như, đường đỏ được nấu với dứa hoặc chanh, mạch nha, nước tro tàu (nước nấu từ tro của rơm, rạ sau vụ mùa), nấu xong đậy kín để om trong hai, ba tháng cho lên màu đẹp rồi mới đem ra làm bánh. Nước đường này trộn vào với bột vỏ bánh để khi nướng lên, bánh có màu nâu đẹp và mềm mại sau khi nướng một ngày.

Empty

Vỏ bánh dẻo làm từ bột bếp rang chín rồi xay mịn, cũng trộn với nước đường, một chút dầu ăn và nước hoa bưởi cho thơm. Nước đường ở đây khác với nước đường bánh nướng, là chỉ hòa tan đường với nước nóng chứ không phải nấu cầu kỳ và để lâu. 

Điểm khác biệt của bánh dẻo truyền thống Việt Nam là ở mùi thơm thoang thoảng nhưng vô cùng trong trẻo, tinh khiết và quyến rũ của nước hoa bưởi. Hoa bưởi tháng ba được hái xuống, đem chưng cách thủy, hơi bốc lên ngưng tụ trên vung nồi được gom lại chính là nước hoa bưởi, sử dụng trong làm bánh, nấu chè, một loại hương liệu đặc biệt của người Việt.

Empty
Empty

Qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, bên cạnh những hương vị bánh Trung thu truyền thống, đến nay đã có muôn vàn loại bánh được sáng tạo trên dựa trên những chiếc bánh cổ truyền. Không chỉ còn là món ăn ngon ngày Tết Trung thu. Bánh trung thu ngày nay còn là một món ăn nghệ thuật. Cùng với sự phát triển của xã hội, các mẫu bánh Trung thu hiện đại xuất hiện với nhiều hình dạng và màu sắc riêng biệt vô cùng bắt mắt.

Có thể kể đến những dòng bánh Trung thu hiện đại với nhân chiếc bánh như: bánh đậu xanh, đậu đỏ trứng muối, tinh than tre, nhân gà quay, nhân yến sào, nhân tiramisu, chocolate, trà xanh, khoai môn, cốm, sữa dừa, vừng đen, cà phê… Hạt dưa cũng có thể thay thế bằng hạt macca, hạt điều, óc chó, hạnh nhân…

Vỏ bánh nướng cũng có nhiều thay đổi. Tùy vào khẩu vị ưa thích mà người làm bánh có thể sáng tạo bằng cách trộn thêm loại nguyên liệu khác nhau. Vỏ bánh cũng không chỉ là theo khuôn truyền thống nữa mà đã có những loại bánh được trang trí hoa lá, hình nổi với các màu sắc khác nhau, thỏa sức sáng tạo của người thợ. Cũng có những loại vỏ bánh sáng tạo từ vỏ bánh ngàn lớp, với màu sắc đan xen nhau từng lớp vô cùng bắt mắt.

Còn bánh dẻo, thì ngoài bánh dẻo truyền thống, giờ cũng có thêm các loại nhân phong phú như bánh nướng. Chưa hết, nhiều loại bánh dẻo của Singapore, Đài Loan, Nhật Bản cũng du nhập vào làm nên những mùa bánh vô cùng phong phú, như bánh dẻo tuyết lạnh, bánh dẻo rau câu nhân nhuyễn, bánh mochi…

Bánh Trung thu xuất phát từ Trung Quốc du nhập vào nhiều quốc gia châu Á khác. Từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam… mỗi quốc gia lại thêm bản sắc văn hóa dân tộc của mình vào những chiếc bánh Trung thu.

Có thể nói rằng, bánh Trung thu hiện đại thực sự rất đa dạng cả về hình dáng, màu sắc lẫn hương vị và cách chế biến. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, bánh Trung thu truyền thống vẫn là dòng bánh được lựa chọn nhiều hơn và phổ biến hơn. 

Dù là chiếc bánh Trung thu thời hiện đại hay truyền thống thì cuối cùng nó vẫn là thứ gia vị tinh thần để gia đình quây quần, sum họp bên nhau trong ngày rằm Trung thu.

Empty
Empty

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước ở châu Á cũng có những loại bánh đặc trưng để nhâm nhi vào dịp Trung thu. Do ảnh hưởng của Trung Quốc, bánh Trung thu được thưởng thức và dịp lễ này cũng được tổ chức ở các khu vực khác của châu Á.

Ở Nhật Bản, mỗi năm có hai hội thưởng trăng. Một trong số đó chính là Zyuyoga, gắn với phong tục cổ truyền "Otsukimi" (có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu). Đối với người dân đất nước mặt trời mọc, đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn nhất. Trong lễ hội Otsukimi người Nhật thường làm Dango, một loại bánh bao từ bột gạo (mochiko) - khá giống mochi và được dùng khi thưởng trà.

Với Hàn Quốc, Tết Trung Thu ở xứ kim chi có tên gọi là tết Chuseok (lễ tạ ơn), ngày những người đi xa đều quay trở về quê hương để đoàn tụ. Thông thường, cả gia đình sẽ cùng vào bếp và thưởng thức món ăn truyền thống như bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm. Vào ngày Tết Trung thu, người Hàn Quốc sẽ nặn những chiếc bánh theo hình trăng lưỡi liềm, do quan niệm “trăng khuyết rồi sẽ tròn” - biểu tượng của sự hạnh phúc, sinh sôi nảy nở. 

Tại Thái Lan, bánh Trung thu khá đa dạng. Song loại bánh được người dân xứ Chùa vàng yêu thích nhất là bánh nướng nhân sầu riêng cùng 1-2 lòng đỏ trứng muối. Lòng đỏ trứng tượng trưng cho mặt trăn tròn. Bọc bên ngoài bởi một lớp bột được nặn sao cho giống với trái đào. Người Thái tin rằng, làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Ở Singapore, Tết Trung thu có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Vì thế hương vị bánh Trung thu của đất nước này cũng rất hợp khẩu vị người Việt. Nổi bật nhất phải kể đến “bánh dẻo lạnh”. Món bánh này có lớp vỏ bánh dẻo và phần nhân là viên chocolate với thạch trái cây thơm mát. Bánh sau khi hoàn thành được giữ trong tủ lạnh. Lúc thưởng thức sẽ mang đến cảm giác ngọt dịu dễ chịu. Thích hợp dùng với trà xanh.

Bánh Trung thu tại Philippines có tên gọi Hopia. Chúng có vẻ ngoài đơn giản, điểm nhấn nằm ở phần nhân. Bánh nướng với lớp vỏ mỏng và xốp giòn, bẻ ra sẽ để lộ phần nhân đầy ắp với nhiều loại hương vị. Nhân bánh Hopia phổ biến là đậu xanh, khoai môn, đậu đỏ, khoai lang tím, sầu riêng hoặc thịt lợn.

Còn ở Triều Tiên, Tết Trung thu gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Lúc trời bắt đầu tối cũng là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Món bánh truyền thống của người Triều Tiên trong dịp này này bánh xốp (muffin). Bánh muffin xốp giống hình bán nguyệt - nửa vầng trăng. Bánh làm làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo... Người Triều Tiên thường biếu tặng nhau loại bánh này vào Trung thu.

Empty