Không cần phải “bỏ phố về rừng”, chúng ta hoàn toàn có thể sống giữa thiên nhiên ngay tại lòng thành phố. Đó là điều Kiều Anh, nhà sáng lập Tropical Forest và ForDeer - Coffee with tree luôn trăn trở. Ý tưởng ấy không dừng lại trên những trang giấy mà đã bước ra ngoài thực tế bằng chuỗi quán cà phê xanh, xưởng cây cùng nhiều dự án thiết kế cảnh quan. Từ những khu rừng nhỏ giữa lòng thành phố, Kiều Anh ước mơ xa hơn, là kết nối những điểm xanh ấy, truyền cảm hứng sống xanh đến với nhiều người. 

Với hơn 30 triệu kết quả trên Google, “bỏ phố về rừng” trở thành một cụm từ rất “hot” trong thời gian gần đây . Sau 2 năm dịch Covid-19, con người có xu hướng trốn khỏi những bí bách bủa vây xung quanh, tìm về thiên nhiên để được vỗ về, xoa dịu những căng thẳng, bất an.  

Thế nhưng, có nhất thiết phải bỏ phố về rừng trong khi chúng ta hoàn toàn có thể nghỉ dưỡng ngay tại chính căn nhà của mình bằng cách “đưa rừng về phố”? Câu hỏi đó đã được nhà sáng lập Tropical Forest - Kiều Anh từng ngày tìm câu trả lời và minh chứng rằng: Sống giữa rừng ngay lòng phố là điều hoàn toàn có thể. Và giấc mơ ấy chị không mơ cho riêng mình, mà còn mơ cho nhiều người. 

Empty

Từ thời sinh viên, khi đi thực tế làm nghiên cứu khoa học ở những làng nghề ngoại thành Hà Nội, Kiều Anh chứng kiến rác thải, cống lộ thiên đầy rẫy. Giữa khói xe, tắc đường, Kiều Anh nghĩ : “Nếu duy trì lối sống như vậy, thành phố không sớm thì muộn cũng biến thành công trường. Người dân đang phải đối mặt với vấn nạn môi trường vô cùng khủng khiếp”. 

Ước mơ về những “khu rừng nhỏ” giữa lòng thành phố nhen nhóm từ khoảnh khắc ấy. 

Đó là những không gian ngập tràn màu xanh và ánh sáng, nơi những ý tưởng dễ dàng thăng hoa; nơi con người chỉ cần dang tay ra là có thể chạm tới cành lá, hoa cỏ. Trong không gian ngập tràn cảm hứng đó, con người thư thái kết nối với nhau, thưởng thức ly trà, chiêm nghiệm một cuốn sách, bỏ lại sau lưng tất cả muộn phiền và đô thị xô bồ.

Thế nhưng, những gì Kiều Anh có lúc đó chỉ là niềm đam mê dành cho cây xanh, kinh nghiệm của một kiến trúc sư và một trái tim đầy khao khát. Còn thương hiệu và xu hướng kinh doanh vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

Empty

Đến năm 2017, ý tưởng đã biến thành hiện thực với sự ra đời của quán cà phê đầu tiên -  ForDeer Coffee nằm trong con ngõ trên đường Tây Sơn.  

Tên gọi ForDeer là một từ ghép, kết hợp giữa forest (khu rừng) và deer (hươu - linh vật bảo vệ rừng). Đúng như tên gọi, ForDeer Coffee dành cho những kẻ yêu rừng. Những điểm xanh của Tropical Forest được gọi là “rừng”. Đội ngũ Tropical Forest được gọi là “Treeman” (những người 'nghiện' cây). Cơ sở vật chất của “khu rừng” đầu tiên khá sơ sài. “Nhưng cứ làm thôi”, Kiều Anh nói. Thời điểm đó, chị phải đầu tư rất nhiều, vừa làm vừa vun vén. Tuy mọi thứ còn đơn giản, nhưng khách hàng vui vẻ ủng hộ, các “treeman” hết lòng, nên chị có thêm động lực. Không phải dân kinh doanh chuyên nghiệp, chị đã cố gắng rất nhiều để cân bằng giữa việc kinh doanh với mong muốn được trao đi và điểm tô màu xanh cho cuộc sống. 

Để rồi “Rừng Tây Sơn” dần thành hình hài. Một khu rừng nhiệt đới thu nhỏ ngập tràn ánh sáng.

Empty

Đến 2019, màu xanh ForDeer Coffee được nhân lên. Tropical Forest có thêm “Rừng Tô Hiệu" và "Rừng Văn Quán". Các điểm xanh tuy có thiết kế không gian khác biệt nhưng đều được phủ bởi nhiều loại cây trồng, từ dưới đất đến trần nhà. Những loại cây nhiệt đới như monstera, dương xỉ, cúc tần Ấn Độ đua nhau rủ xuống cầu thang khiến ai bước vào cũng cảm giác dễ chịu như đang rảo bước trong rừng.

Empty

Không dừng lại ở vài điểm xanh, Kiều Anh còn mong muốn tạo nên một hệ sinh thái, nơi các điểm xanh có thể kết nối với nhau. Trong hệ sinh thái ấy, ForDeer là không gian mở để mọi người kết nối, trao đổi, tiếp cận lối sống xanh. Họ có thể trò chuyện với nhau về cách chăm sóc cây, cách tái chế, tâm sự với nhau về cuộc sống, công việc hay đơn giản là tìm nguồn cảm hứng sáng tạo, thư giãn và tận hưởng.

Empty

Còn xưởng cây Tropical Forest lại là nơi mầm xanh được ươm, len lỏi đưa sắc xanh khắp thành phố. Đến nay, Tropical Forest đã có Rừng Tây Sơn, Rừng Tô Hiệu, Rừng Văn Quán. Trong đó, có 3 quán ForDeer Coffee và 2 xưởng cây tại Hà Nội. Tương lai, Tropical Forest mong muốn màu xanh sẽ được phủ rộng hơn bằng việc có thêm thật nhiều điểm xanh khác.

Empty

“Mình không thể và cũng không có ý định thay đổi khách hàng. Khi họ tìm đến Tropical Forest, bên trong họ đã có hạt giống của sự thay đổi, họ đã có ý thức tìm đến không gian xanh”, Kiều Anh bày tỏ. Thay vì thuyết phục bằng lời nói, Tropical Forest mang đến những workshop về trồng cây như workshop terrarium, kokedama - những kiểu chơi cây cảnh mini mới mẻ của thế giới. Ngoài ra còn có các workshop về tái chế, workshop dành cho trẻ em để nhen nhóm lên tình yêu với thiên nhiên và mong muốn bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Empty
Empty

Dịch bệnh đã tác động lối sống, hành vi của con người trong nhiều lĩnh vực. Vậy cách bài trí không gian của các gia đình có gì thay đổi?

Có thể nói, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trong mọi khía cạnh. Đặc biệt những người dân sống trong đô thị, họ quá bí bách trong những căn hộ và khao khát được hoà mình trong thiên nhiên. Nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để đi du lịch thường xuyên hay có nơi ở đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy mà xu hướng mang cây xanh vào trong nhà gia tăng rõ rệt. Mọi người có thể thư giãn ngay chính căn nhà của mình 

Việc tạo ra không gian xanh cần những điều kiện gì?

Chúng ta hay nghĩ không gian xanh là điều gì đó lớn lao. Không gian xanh có thể là một góc vườn ngập tràn ánh nắng, một ban công đầy hoa nhưng đôi khi chỉ là một vài chậu cây xinh xắn trước mặt bàn. Trong chúng ta, ai cũng có thể mang thiên nhiên vào nhà bằng những điều đơn giản nhất.

Theo chị, "đưa rừng về phố" có phải trào lưu không?

"Đưa rừng về phố " hay " Rừng trong phố" chỉ là một cụm từ thể hiện sự khao khát của người dân phố thị mong muốn xanh hóa nơi ở, nơi làm việc của mình. Đặc biệt, sau đại dịch, con người ngày càng nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe. Mọi người có thời gian để nhận thức rõ ràng hơn về những giá trị thực sự của cuộc sống. Họ bắt đầu sống chậm lại, sống xanh hơn. Các tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận, và thậm chí nhiều chính sách của nhà nước bắt đầu quan tâm khuyến khích giảm rác thải nhựa ra môi trường.

EM FS

Chị nhận định xu hướng này trong tương lai gần ra sao?

Sống xanh, sống khỏe sẽ là thách thức khi lối sống tiện lợi đã ăn sâu vào thói quen: đồ ăn nhanh, sinh hoạt nhanh, thời trang nhanh. Thế hệ 8x rất khao khát con em được sống xanh hơn, được chạy nhảy trong rừng, tung tăng lội suối. Thế hệ Gen Z giàu năng lượng, dịch chuyển nhiều, khám phá nhiều. Bởi vậy, mình tin rằng Gen Z sẽ tạo ra những làn sóng lớn hơn trong tương lai với những chiến dịch có sức ảnh hưởng vĩ mô.

Và rồi, chúng ta sẽ có thiên đường của những kẻ mộng mơ.

Empty