Các quốc gia đang dần chấp nhận sống chung với đại dịch như thế nào?

28/07/2021

Sau 18 tháng kể từ khi ghi nhận những ca Covid-19 đầu tiên, chính phủ nhiều quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ đang khuyến khích người dân dần trở lại với “nhịp sống bình thường mới” khi cho phép các phương tiện công cộng, văn phòng, nhà hàng và sân bay hoạt động trở lại. Tất cả đều có chung khẩu hiệu: “Chúng ta phải học cách sống chung với Covid-19”.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo rằng các chiến lược “thoát khỏi” đại dịch có vẻ còn quá sớm.

Sự xuất hiện của nhiều biến thể có tốc độ lây nhiễm phức tạp hơn cho thấy kể cả những quốc gia phát triển, có lượng vaccine dồi dào cũng không nằm ngoài nguy cơ bị ảnh hưởng. Một ví dụ điển hình là Úc, đất nước đang phải đóng cửa biên giới, họ nhận thức rằng không thể nào ngăn chặn được dịch bệnh.

Đường phố Singapore những ngày giãn cách.

Đường phố Singapore những ngày giãn cách.

Vì vậy, thay vì dần thu hẹp các tuyến đường, Chính phủ nhiều quốc gia bắt đầu chấp nhận việc giãn cách và hạn chế di chuyển là điều cần thiết trong giai đoạn này. Họ khuyến khích người dân thay đổi quan điểm về đại dịch, cố gắng tránh để bệnh quá nghiêm trọng hoặc tử vong, bởi nhiễm Covid-19 trong thời điểm này là một điều khó tránh khỏi. Thậm chí, các quốc gia từng tham vọng “Không có ca mắc Covid-19” (zero-Covid) cũng đang phải suy nghĩ lại về điều này.

thay đổi quan điểm về đại dịch

Dale Fisher, Giáo sư Y khoa của Đại học Quốc gia Singapore, người đứng đầu Ủy ban Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh lây nhiễm Quốc gia đánh giá: “Cần cảnh báo người dân về việc sẽ có nhiều ca nhiễm. Đó là một phần của kế hoạch, chúng ta phải chấp nhận nó”.

Suốt thời gian qua, người dân Singapore luôn theo dõi sát sao về tình hình những ca mắc Covid-19 mới ở đất nước. Khi tổng số ca nhiễm nâng lên hai chữ số, dư luận quốc đảo Đông Nam Á này đã cho thấy sự bất an. Ngay cả khi đóng cửa biên giới, họ cũng cảm thấy “bất lực” vì những nỗ lực mẫn cán nhất cũng không đủ để ngăn chặn dịch bệnh.

Một phòng tập gym tại Singapore khi được phép mở cửa trở lại tháng 7/2021.

Một phòng tập gym tại Singapore khi được phép mở cửa trở lại tháng 7/2021.

Một nhóm chính khách Singapore viết bình luận trên tạp chí Straits Times hồi tháng 6: “Người dân chúng tôi đang chiến đấu đến kiệt sức. Tất cả đều đặt câu hỏi: Biết đến bao giờ và bằng cách nào đại dịch này mới kết thúc?”.

Chính phủ Singapore đã tuyên bố kế hoạch dần nới lỏng những hạn chế, thay đổi quan điểm về đại dịch bằng cách chuyển hướng chiến lược. Thay vì theo dõi số trường hợp mắc mới, họ sẽ tập trung vào những ca nặng cần can thiệp đặc biệt hoặc phải dùng đến máy thở. Biện pháp này đang trong quá trình thử nghiệm. Tính đến nay, Singapore đã thực hiện tiêm chủng đủ hai liều vaccine cho 49% dân số nước này.

Một khu ẩm thực ở Israel những ngày được nới lỏng giãn cách.

Một khu ẩm thực ở Israel những ngày được nới lỏng giãn cách.

Israel cũng là quốc gia chuyển hướng tập trung vào những ca bệnh nghiêm trọng. Hiện tại, Israel đang đối mặt với số ca mắc mới tăng mạnh, buộc Chính phủ phải tái áp đặt quy định đeo khẩu trang trong các không gian kín.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ông Danny Levy (56 tuổi), công chức người Israel đang chờ xem phim tại một cụm rạp ở Jerusalem, chia sẻ với New York Times: “Quy định đó là cần thiết nhưng cũng khá phiền toái”. Ông Levy nói sẽ đeo khẩu trang vào rạp hát, nhưng ông cảm thấy bực bội khi các quy định hạn chế được tái áp đặt là do tình trạng yếu kém trong việc giám sát, xét nghiệm khách du lịch dẫn đến lây lan những biến chủng virus mới.

CHấp nhận duy trì giãn cách lâu dài

Nhà dịch tễ học Michael Baker của đại học Otago ở New Zealand cho biết các quốc gia “đi đường tắt” để mở cửa trở lại đang “đánh cược tính mạng” của những người chưa được tiêm chủng.

Người New Zealand dường như đã chấp nhận khả năng phải sống chung với các biện pháp giãn cách lâu dài. Mới đây, khảo sát 1.800 người dân nước này cho thấy 90% trong số họ không quá kỳ vọng cuộc sống sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, một phần có lẽ bởi nhiều câu hỏi về Covid-19 vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Đường phố tại Lyttelton, New Zealand khi giãn cách xã hội.

Đường phố tại Lyttelton, New Zealand khi giãn cách xã hội.

Các nhà khoa học cho biết họ vẫn chưa hiểu hết về loại virus này khi hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân vẫn đang phải tiếp tục vật lộn với các triệu chứng kéo dài. Họ nhận định Covid-19 không nên được điều trị như bệnh cúm thông thường vì nó còn nguy hiểm hơn nhiều. Các nhà khoa học cũng không thể xác định chắc chắn thời gian miễn dịch của các loại vaccine và mức độ kháng thể của chúng đối với từng biến thể virus.

Tại Hoa Kỳ, các bang California và New York có tỉ lệ tiêm vaccine cao nhưng vẫn yêu cầu người chưa tiêm chủng phải đeo khẩu trang, trong khi các bang khác có tỉ lệ tiêm chủng thấp như Alabama và Idaho thì không bắt buộc. Một số trường học đề ra quy định sinh viên nội trú phải được tiêm chủng, tuy nhiên một số bang lại cấm các sơ sở công lập áp dụng những quy định này.

Người dân đợi tiêm vaccine ở Sydney, Úc.

Người dân đợi tiêm vaccine ở Sydney, Úc.

Tại Úc, một số chính khách cho rằng nước này cần quyết định lựa chọn giữa việc duy trì quy định giãn cách lâu dài hoặc sống chung với dịch bệnh. Họ cho rằng Úc nên từ bỏ chủ trương “không có ca mắc Covid-19”.

Gladys Berejiklian, lãnh đạo bang New South Wales của Úc, ngay lập tức “dập tắt” đề xuất này. Bà nói: “Không tiểu bang hay quốc gia nào trên thế giới có thể đối phó với biến thể Delta, trong khi đó tỉ lệ tiêm chủng ở đất nước tôi còn quá thấp". Trên thực tế, mới chỉ có 11% dân số trên 16 tuổi ở Úc đã tiêm đủ hai liều vaccine.

"Buông bỏ" các hạn chế, tập sống chung với COvid-19

Ở những nơi có tỉ lệ tiêm vaccine Covid-19 cao, tiêu biểu là châu Âu, các quốc gia đã đặt cược vào chương trình tiêm chủng, coi đây là “chiếc vé” để đưa họ ra khỏi đại dịch. Mục tiêu của các quốc gia hiện nay là giữ số ca tử vong và nhập viện ở mức thấp.

Gần đây, người dân Đức đã tiêm đủ hai liều vaccine có thể đến nhà hàng ăn mà không cần trình kết quả xét nghiệm âm tính. Họ cũng được tự do gặp gỡ riêng tư và đi du lịch mà không cần cách ly 14 ngày.

Du khách tham quan khu du lịch tại Berlin, Đức.

Du khách tham quan khu du lịch tại Berlin, Đức.

Nhiều người dân ở Ý vẫn đeo khẩu trang khi ra ngoài dù không bắt buộc.

Nhiều người dân ở Ý vẫn đeo khẩu trang khi ra ngoài dù không bắt buộc.

Ở Ý, quy định đeo khẩu trang chỉ còn bắt buộc khi đi vào các cửa hàng hoặc không gian đông đúc, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục thói quen này. Marina Castro, người dân sống ở Rome, cho biết: “Mấy đứa con gái của tôi nói tôi không cần đeo khẩu trang vì đã tiêm phòng rồi, nhưng tôi đã quen với điều đó”.

Nước Anh đã tiêm phòng cho hầu hết tất cả công dân thuộc nhóm rủi ro nhất. Từ ngày 19/7, Anh bắt đầu xóa bỏ những hạn chế phòng dịch bất chấp số ca mắc biến thể Delta vẫn tiếp tục tăng.

Bên ngoài một trung tâm thương mại ở London, Anh trong

Bên ngoài một trung tâm thương mại ở London, Anh trong "ngày tự do".

Nhiều tờ báo ở nước này gọi ngày đó là “ngày tự do” (Freedom Day), khi các quán rượu, nhà hàng, câu lạc bộ đêm được mở cửa. Những quy định giãn cách và đeo khẩu trang cũng được nới lỏng. Người dân được phép ăn tối ngoài trời, tắm nắng, tụ tập theo nhóm.

Tuy vậy, Chính phủ Anh tiếp tục kêu gọi người dân có trách nhiệm duy trì an toàn. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho rằng động thái này cho thấy đất nước họ đang học cách sống chung với Covid-19.

Huyền Châu - Nguồn: New York Times
RELATED ARTICLES