1. Phát hiện gấu hoang dã trên sân bóng
Đại diện cảnh sát cho biết một con gấu đen châu Á được phát hiện trên sân vận động bóng mềm Azuma Sports Park vào tối 20/7 và sáng 21/7, chỉ vài giờ trước khi trận đấu giữa Nhật Bản và Úc bắt đầu. Dù thời gian thi đấu đã cận kề nhưng phía lực lượng chức năng vẫn không tìm thấy con gấu, cuối cùng, trận đấu vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và không bị xáo trộn bởi con thú hoang dã. Đến nay tung tích của con gấu vẫn là một dấu hỏi.
2. Vận động viên Úc bị truất quyền thi đấu vì dương tính với cocaine
Vận động viên đua ngựa 36 tuổi, Jamie Kermond đã bị đình chỉ tạm thời do có kết quả dương tính với chất gây nghiện. Anh khai nhận đã sử dụng chất cấm vì mục đích tiêu khiển trong một sự kiện ngoài thế vận hội.
3. Vận động viên thể hình Uganda... bỏ trốn
Nam vận động viên Julius Ssekitoleko đã bỏ trốn khỏi khách sạn nơi đoàn đại diện Uganda cư trú vào tối 16/7. Khi đi anh bỏ lại toàn bộ tư trang và một mẩu giấy giải thích nguyên do bỏ trốn là không muốn quay trở về quê hương sau khi thế vận hội kết thúc.
Kế hoạch đào tẩu của nam vận động viên 20 tuổi đã không diễn ra suôn sẻ khi anh bị tìm thấy ở Yokkaichi - cách nơi đội tuyển tập luyện khoảng 160 km vào ngày 21/7.
4. Sáu vận động viên bơi lội bị trả về nước
Các vận động viên Phần Lan, Alicja Tchorz, Bartosz Piszczorowicz, Aleksandra Polanska, Mateusz Chowaniec, Dominika Kossakowska và Jan Holub đã lỡ mất cơ hội được tranh đấu tại thế vận hội thể thao lớn nhất thế giới do một lỗi kỹ thuật.
Liên đoàn Bơi lội Hà Lan cho biết, đoàn vận động viên bị lên danh sách nhầm dẫn đến việc có quá nhiều cái tên trong đội tuyển tham dự Olympic. Lỗi này khiến 6 vận động viên bị trả về nước ngay khi vừa đến Nhật.
5. Vận động viên bơi lội buộc phải từ bỏ thi đấu
Nữ vận động viên khuyết tật Becca Meyers tuy không thể nghe và nhìn nhưng vẫn xuất sắc dành 3 huy chương vàng tại thế vận hội Rio 2016. Tưởng chừng cô sẽ lại lập kỳ tích tại Tokyo nhưng không may Meyers buộc phải từ bỏ suất thi đấu. Nguyên do bởi người chăm sóc y tế - đồng thời là mẹ Meyers - bị cấm đồng hành cùng nữ vận động viên đến Nhật Bản.
Meyers cho biết lí do Ủy ban Olympics & Paralympic Mỹ không cho phép cô có người chăm sóc riêng vì đơn vị đã bố trí người chăm sóc y tế cho cô và 33 vận động viên khuyết tật khác.
6. Đường đua thuyền bị hàu xâm lấn
Trong tháng 6, phía Ban tổ chức đã phải bỏ ra hơn 1,28 triệu USD để khẩn trương sửa chữa đường đua thuyền do sự xâm lấn của hàu. Theo đó, có hơn 14 tấn hàu đã bám vào hàng rào chắn an toàn trên mặt nước và khiến chúng bị chìm.
7. Vịnh Tokyo bốc mùi khó ngửi
Vịnh Tokyo - nơi sẽ tổ chức phần thi bơi tiếp sức trong khuôn khổ ba môn điền kinh - bị cho là bốc mùi khó chịu. Theo đơn vị bảo vệ môi trường Mỹ, dòng nước có mùi nước cống và chất thải động vật, có nguy cơ nhiễm khuẩn E.Coli. Nguyên nhân được cho là vì Tokyo không có hệ thống thoát nước tách biệt giữa nước mưa và nước cống.
8. Nhà soạn nhạc cho lễ khai mạc thế vận hội từ chức
Keigo Oyamada (52 tuổi) đã từ chức sau khi một đoạn phỏng vấn cũ về việc người này từng bắt nạt bạn học bị khơi lại. Đoạn phỏng vấn được thực hiện năm 1995, trong đó nhà soạn nhạc thú nhận đã có những hành vi vô cùng khủng khiếp với một bạn học bị thiểu năng trí tuệ.
9. Giám đốc buổi diễn mở màn bị cách chức
Kentaro Kobayashi - người phụ trách buổi biểu diễn mở màn tại thế vận hội cũng đã bị cách chức trước khi lễ khai mạc diễn ra, do có những phát ngôn thiếu thận trọng trong quá khứ. Theo đó, trong một chương trình truyền hình năm 1990, ông Kobayashi đã có những câu đùa vô cùng ác ý với người Do Thái.
Tuy sự việc đã xảy ra nhiều năm nhưng phía Ban tổ chức thế vận hội vẫn lo sợ việc dung thứ hành vi thiếu chuẩn mực sẽ gây ảnh hưởng đến các vận động viên tham dự sự kiện, từ đó đưa ra quyết định cách chức đối với ông Kobayashi.
10. Và... những điều tích cực
Thực ra, "may mắn" hay "xui xẻo" đều do cách nhìn nhận của từng người. Có thể vì chúng ta đang sống trong những thời điểm khó khăn của dịch bệnh, nên dễ vội "đánh đồng" chuyện xui xẻo hơn. Nhưng, chỉ cần nhìn ở một góc khác, sẽ thấy còn đó nhiều điều dễ thương và tích cực.
Ví dụ như, toàn bộ cam kết và nỗ lực của Nhật Bản trong việc sử dụng các nguyên liệu tái chế và thân thiện với môi trường ở Olympic Tokyo 2020. Huy chương vàng làm từ chất thải điện tử; đuốc Olympic làm từ nguyên liệu tái chế từ những ngôi nhà bị phá hủy; đồng phục được làm từ Coca - Cola; bục phát biểu và trao thưởng Olympic được làm từ vỏ chai dầu gội, sữa tắm; giường ngủ của vận động viên được làm từ bìa carton...
Hoặc, ai có thể không bật cười thích thú trước màn trình diễn mô phỏng 33 môn thể thao tại lễ khai mạc thế vận hội?
Và, khi Keirth Urban, John Legend, cùng các nghệ sĩ Nhật Bản cùng trình diễn trong lễ khai mạc ca khúc Imagine huyền thoại của John Lennon và vợ ông, Yoko Ono, một người phụ nữ Nhật Bản.