Di sản văn hóa độc đáo của Lệ Giang - Nghề bắt cá bằng "thợ săn" đặc biệt

02/08/2024

Kỹ thuật bắt cá bằng chim cốc là một phương pháp đánh bắt truyền thống độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa của người dân Lệ Giang, Trung Quốc. Kỹ thuật này đã tồn tại qua nhiều thế hệ và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình địa phương.

"Non nước Quế Lâm giáp thiên hạ, non nước Dương Sóc giáp Quế Lâm".

Sông Ly, là "sông mẹ" của Quế Lâm, cũng là một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất ở Lĩnh Nam, Trung Quốc. Từ thời Tần, Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh xây dựng tuyến đường quan trọng, lợi dụng sông Ly nối thông Bắc-Nam.

Đến dòng sông Ly, Quế Lâm, Trung Quốc, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tĩnh lặng, bình yên của vùng sông nước hữu tình mà còn được chứng kiến nghệ thuật bắt cá độc đáo bằng chim cốc của người dân địa phương tại đây.

Bài liên quan

Đến Ly giang xem nghệ thuật bắt cá bằng chim

Trên dòng Ly Giang, kéo dài 83 km, trải dài từ thành phố Quế Lâm đến huyện Dương Sóc, thuộc tỉnh Quảng Tây. Sông Ly như tấm lụa xanh khổng lồ uốn lượn qua hàng trăm ngọn núi nhỏ to nối liền nhau. Quang cảnh hai bên bờ sông đẹp tựa như tranh và là một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Quế Lâm.

Dòng Ly giang hiền hoà, đôn hậu, thắm đượm vẻ

Dòng Ly giang hiền hoà, đôn hậu, thắm đượm vẻ "non nước hữu tình"

Non nước hữu tình ở đây khiến bất cứ ai cũng phải "động lòng" vì cái đẹp. Và ở dòng Ly Giang, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của những người ngư dân đi bắt cá trên sông bằng chim cốc. Đó là nghề truyền thống kỳ lạ được gìn giữ suốt hơn 1300 năm nay.

Khi dòng sông Ly trở thành điểm du lịch nổi tiếng, hình ảnh những người ngư dân câu cá bằng chim cốc cũng trở thành nét độc đáo riêng biệt chỉ có ở Quế Lâm. Từ bỏ lưới và các cần câu hiện đại, ngư dân nơi đây kế tục phương pháp cổ xưa của tổ tiên từ nhiều thế kỷ, với "người bạn đồng hành" là những con chim cốc. Chim cốc, loài chim biển ăn cá chuyên nghiệp, trở thành đồng minh đắc lực của người dân trong việc săn bắt cá nhờ khả năng lặn sâu và bắt mồi chính xác.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Người dân nơi đây mưu sinh kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá

Người dân nơi đây mưu sinh kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá

Chim cốc có chế độ ăn chủ yếu là cá. Chúng có khả năng lặn sâu và săn mồi cực kỳ nhanh nhạy. Chiếc mỏ dài và chắc khỏe của chim cốc giúp chúng tóm gọn con mồi một cách chính xác. Chim cốc có thể bắt cá từ lúc được 3 tháng tuổi và khả năng bắt cá phát triển mạnh nhất khi chúng được 3 năm tuổi. Tuổi thọ của chim cốc được nuôi trung bình mười mấy năm, mắt của chúng sẽ dần mờ đi, động tác chậm chạp, không thể bắt cá. Lúc này, ngư dân vẫn tiếp tục nuôi chúng cho đến khi chết đi.

Những con chim cốc là người đồng nghiệp đáng tin cậy của con người

Những con chim cốc là người đồng nghiệp đáng tin cậy của con người

Việc huấn luyện và sử dụng chim cốc để “săn mồi" đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng đặc biệt từ người dân. Người huấn luyện phải tạo ra một mối quan hệ gắn bó với chim, để chúng tin tưởng và tuân theo lệnh. Chim cốc được gắn một cái bẫy nhỏ gần cổ họng, ngăn không cho chúng nuốt những con cá lớn. Những con cá này sẽ bị giữ lại và được người dân thu hoạch.

Hoàng hôn buông xuống, trăng tỏa sáng một vùng tối mênh mông. Mặt nước yên tĩnh, những chiếc bè trúc của ngư dân đồng loạt giăng đèn ra sông. Ngọn đèn dầu như ánh sao lạc dưới nhân gian, ngư dân khoác chiếc áo tơi, dùng sào trúc đẩy bè ra giữa sông, một bữa tiệc “Ly Giang ngư hỏa” chính thức bắt đầu.

Đánh bắt cá bằng chim cốc bắt đầu từ việc đưa chim đến khu vực có nhiều cá. Chim cốc thấy cá xuất hiện nhiều gần mặt nước, chúng sẽ bị kích thích bản năng để bắt thêm nhiều cá hơn. Song sau khi ăn no, chim cốc sẽ không bắt cá nữa. Do đó, để chim cốc bắt cá liên tục, trước tiên ngư dân sẽ dùng rơm bện thành dây buộc ngang cổ chim, nhưng vẫn đảm bảo chúng có thể hít thở bình thường. Việc làm này có mục đích để chim cốc không nuốt cá hoàn toàn xuống bụng, mà bị mắc lại tại cổ.

Không dễ dàng gì để huấn luyện một con chim cốc thuần thục kĩ năng săn mồi

Không dễ dàng gì để huấn luyện một con chim cốc thuần thục kĩ năng săn mồi

Chim cốc bơi trong nước như tên bắn, sử dụng khả năng lặn tuyệt đỉnh bắt những con cá to đang trú ẩn dưới đáy. Chim cốc bắt cá trong miệng rồi theo thói quen quay trở về bè trúc. Ngư dân dùng sào trúc để chim cốc thuận tiện đứng lên bè, sau đó lấy cá trong miệng chim ra. Người và cá phối hợp tài tình, chẳng mấy chốc mà rổ đã đầy cá.

Kỹ thuật bắt cá bằng chim cốc là một phương pháp đánh bắt truyền thống độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa của người dân Lệ Giang

Kỹ thuật bắt cá bằng chim cốc là một phương pháp đánh bắt truyền thống độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa của người dân Lệ Giang

Empty

Đêm bắt cá kết thúc, ngư dân chọn ra vài con cá nhỏ thưởng công cho chim cốc, rồi chèo bè trở về. Dòng sông Ly khôi phục một mảng yên tĩnh, như chưa từng có người ghé qua. Phương thức bắt cá được người Trung Quốc sáng tạo sớm nhất không dùng cần câu, cũng không cần lưới, mà thay vào đó là dùng những con chim lặn ngụp trong nước bắt cá. Chỉ bằng cách này, ngư dân thời xưa đã có thể nuôi sống cả gia đình.

Ngư dân và chim cốc - đạo hài hòa của con người và thiên nhiên làm nên di sản văn hóa vùng Lệ Giang

Nghề đánh bắt cá bằng chim cốc cổ xưa gắn liền với cụm từ “Ly Giang ngư hỏa”. Chữ “ngư” là chỉ hoạt động bắt cá điêu luyện của chim cốc. Hẳn rằng nhiều người thắc mắc, tại sao bắt cá trên sông lại không dùng từ “thủy” mang ý nghĩa nước, mà lại dùng “hỏa” (lửa). Song mọi thứ đều có ý nghĩa riêng.

Kỹ thuật này đã tồn tại qua nhiều thế hệ và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình địa phương

Kỹ thuật này đã tồn tại qua nhiều thế hệ và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình địa phương

Chữ “hỏa” trong “Ly Giang ngư hỏa” là ánh sáng lấp lóe từ ngọn đèn dầu treo lắc lư trên chiếc bè trúc trôi nổi. Ánh sáng từ ngọn đèn hấp dẫn những loài cá có tính hướng sáng trong đêm. Theo đó khi thấy sáng, cá sẽ bơi lại gần bè trúc. Lúc này, ngư dân sẽ dùng gậy dài mạnh lên mặt nước, khiến lũ cá sợ hãi bơi tán loạn khuấy động một vùng nước.

Kế sinh nhai của ngư dân nơi đây

Kế sinh nhai của ngư dân nơi đây

Mặt nước yên tĩnh, những chiếc bè trúc của ngư dân đồng loạt giăng đèn ra sông

Mặt nước yên tĩnh, những chiếc bè trúc của ngư dân đồng loạt giăng đèn ra sông

Một bữa tiệc “Ly Giang ngư hỏa” chính thức bắt đầu trên sông

Một bữa tiệc “Ly Giang ngư hỏa” chính thức bắt đầu trên sông

Người dân ở đây gọi chim cốc là “dưỡng mệnh tử”, mang ý nghĩa “cho mình một đứa con để nuôi dưỡng cuộc sống”. Ngư dân thời xưa rất yêu thương chim cốc của mình, nuôi chúng như những đứa con trong gia đình. Khi đến mùa hạn hán hay thời tiết không thuận lợi, ngư dân vẫn áp dụng cách đánh bắt thông thường và ra chợ mua cá về cho chim cốc ăn.

“Ly Giang ngư hỏa” trải qua lịch sử hàng nghìn năm, chính là mối quan hệ tiến hóa để sinh tồn giữa con người và động vật. Đây cũng là đạo hài hòa cao minh giữa con người và thiên nhiên theo quan niệm của người Trung Quốc xưa.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES