Đi tìm bộ tộc cổ dài Huay Pu Keng ở biên giới Myanmar

20/06/2023

Những người bà, người mẹ, người chị, người em với chiếc cổ dài miên man được tô điểm bằng những vòng cổ màu vàng sáng loá. Đó là lần đầu tiên tôi chạm tay vào một bộ tộc lạ lùng đến vậy trên hành trình du lịch bụi một mình.

LÀNG CỔ DÀI HUAY PU KENG NẰM Ở ĐÂU?

Huay Pu Keng là một ngôi làng nằm cách thị trấn Mae Hong Son, Thái Lan hơn 30 km. Đây là nơi sinh sống của bộ tộc cổ dài Kayan. Họ vốn là người Myanmar, di cư đến đây sinh sống từ nhiều thập kỷ. Người dân trong làng sống theo kiểu tự cung, tự cấp như trồng hoa màu, đánh bắt cá. Kể từ khi ngành du lịch ở bản phát triển thì những người phụ nữ trong làng hình thành các tiệm bán đồ lưu niệm.

Huay Pu Keng là một ngôi làng nằm cách thị trấn Mae Hong Son, Thái Lan hơn 30 km.

Huay Pu Keng là một ngôi làng nằm cách thị trấn Mae Hong Son, Thái Lan hơn 30 km.

ĐƯỜNG ĐẾN LÀNG CỔ DÀI HUAY PU KENG

Tôi đến Huay Pu Keng vào một buổi trưa nắng gắt. Nhìn đồng hồ lúc này là 12 giờ. Đó là một ngày dài thật dài, với lịch trình di chuyển từ Ban Rak Thai. Cái tiết trời tháng 4 của vùng đất Thái Lan làm cho khách du lịch cảm thấy ngao ngán. Mùi nắng ám ảnh cả một cung đường. Những cánh rừng ở đây cũng đã cháy trụi. Đi trên vùng giáp biên mà cảm tưởng như có lửa đang hừng hực trước mắt, quạnh hiu trên một cung đường dài miên man mệt mỏi không có lấy một người đi đường qua lại. Tôi cứ thế, đi theo sự chỉ dẫn của Google Maps thôi, chứ có biết gì đâu. Đến đoạn thấy bảng chỉ dẫn vào làng cổ dài. Vào trong thấy toàn là xe máy. Bên kia bờ sông Pai chính là làng cổ dài Huay Pu Keng.

Để qua được làng thì phải đi thuyền, mua vé giá 20 Baht. Nhưng mùa tôi đến lại là mùa nắng, người dân cũng đã lót xong cây cầu tre nên cứ thế đi bộ qua. Vừa đến nơi thì có người xuất hiện bán vé. Để vào được làng thì khách du lịch phải bỏ ra 200 Baht, nghe đâu tiền này là tiền để hỗ trợ giáo dục và đời sống cho người dân. Tôi mua một chiếc vé và đi bộ tiếp tục vào làng.

Empty
Tôi đến Huay Pu Keng vào một buổi trưa nắng gắt.

Tôi đến Huay Pu Keng vào một buổi trưa nắng gắt.

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ CỔ DÀI BÊN CẠNH NGÔI NHÀ ĐƠN SƠ

Những người cổ dài trong truyền thuyết cũng đã xuất hiện. Tôi nhìn thấy một cụ bà đúng kiểu thổ dân. Tay, chân, cổ bà đều đeo vòng. Tay đeo mỗi bên 4 chiếc vòng bạc. Chân đeo 10 chiếc vòng vàng. Đặc biệt nhất có lẽ là ở cổ bà đeo đến 20 vòng vàng. Chiếc cổ của bà cứ thế mà dài ra. Trên đầu bà đội khăn, tóc cài một chiếc trâm màu bạc. Bà mặc bộ quần áo kiểu truyền thống của dân tộc mình.

Bà không nói được tiếng Anh. Bà cũng không nói tiếng Thái. Chỉ nói được tiếng dân tộc mình. Chúng tôi giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể. Quầy của bà bán rất nhiều đồ: kiềng cổ, vòng bạc, những tượng người cổ dài được làm bằng sáp, cho đến những chiếc bút chì nho nhỏ. Bà mời tôi mua đồ, tôi cũng mua chỗ bà những chiếc bút chì để về Việt Nam tặng bạn bè.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Những người cổ dài trong truyền thuyết cũng đã xuất hiện.

Những người cổ dài trong truyền thuyết cũng đã xuất hiện.

Tôi lại đi tiếp. Những ngôi nhà đơn sơ được dựng bằng tre cũng dần xuất hiện. Nhà ở đây được chia thành hai phần. Phần dưới đất thì người ta treo võng, buổi trưa bà con ở đây nằm võng và lướt điện thoại. Phần ở trên người ta dùng để ở. Tôi chỉ đi bộ ở dưới chứ không lên lầu, vì sợ họ không ưng.

Khung cảnh bên trong làng cũng lãng mạn lắm. Người ta trồng nhiều hoa giấy, cứ đi đến đâu thì những người phụ nữ cổ dài mời mọc mua đồ đến đó. Những đứa trẻ trong làng nhìn thấy tôi thì bỏ chạy tán loạn, tôi chỉ kịp chụp được vài kiểu ảnh ngô nghê đang chạy của sấp nhỏ.

Khung cảnh bên trong làng đơn sơ và lãng mạn.

Khung cảnh bên trong làng đơn sơ và lãng mạn.

Vừa đi thì nhìn thấy một bà cụ đang dệt vải. Tôi nhìn bà quen lắm, rồi mới chợt nhớ bà đã từng xuất hiện trong một đoạn video nào đó tôi xem được trên Youtube. Lúc đó thấy bà đang dệt vải. Ngày đó thì bà đeo một sấp vòng cổ, có lẽ, bà cũng là một trong những người phụ nữ có chiếc cổ dài nhất nhì ở bản. Khi tôi đến thì bà không còn đeo vòng cổ nữa, bà đã tháo hết toàn bộ ra khỏi chiếc cổ của mình. Tôi chỉ tay vào sấp vòng cổ được đặt trên bàn, bà lấy tay của tôi sờ vào một vết xước trên cổ của bà.Tôi như hiểu ra vấn đề: Có lẽ, vì đeo nhiều vòng cổ nên cổ của bà cũng đã bị rách, bà phải tháo ra kẻo ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bà dệt rất chăm, những đường dệt với hoa văn cực kỳ tinh tế. Bà dệt từ từ và đôi lúc nhìn tôi mỉm cười. Tôi cũng rất siêng, chụp nén nót lúc bà đang làm việc. Cuối cùng thì tôi mua giúp bà một chiếc khăn choàng giá 100 Baht. Bà cũng đeo những chiếc vòng tay bé xinh lên cổ tay ra hiệu mua dùm bà. Nhưng mà tôi không mua được bởi vì có vẻ thứ trang sức này không hợp với tôi lắm.

Empty
Empty
Những gian hàng ngập tràn màu sắc.

Những gian hàng ngập tràn màu sắc.

TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỈNH ĐỒI

Đến cuối đoạn đường chính là sự xuất hiện của một trường học. Đây cũng là ngôi trường duy nhất nằm trong bản. Gọi là trường học cho nó hoành tráng, chứ bên trong cũng chỉ có vài chiếc bàn cùng một tấm bảng nhỏ. Trên tường, người ta treo nhiều bản tính cộng trừ nhân chia. Ở một gian khác là phòng của giáo viên. Rồi cũng có phòng đọc sách với một câu làm tôi khá ấn tượng: Hôm nay đọc sách, ngày mai làm lãnh đạo.

Tôi đến thăm làng cổ dài Huay Pu Keng trong một thời gian khá ngắn, nhưng cảm nhận được cái sự nghèo túng của vùng đất này. Bà con sống trong làng thực sự còn rất nhiều khó khăn. Những món đồ lưu niệm hầu hết được bán với giá chỉ 100 Baht. Nếu có một ngày bạn lạc lõng đâu đó trên hành trình khám phá vùng đất Mae Hong Son, thì đừng bỏ qua làng cổ dài Huay Pu Keng. Để rồi mua cho bà con một vài món hàng!

Đây cũng là ngôi trường duy nhất nằm trong bản.

Đây cũng là ngôi trường duy nhất nằm trong bản.

Các đứa trẻ tại ngồi làng hồn nhiên khi thấy du khách.

Các đứa trẻ tại ngồi làng hồn nhiên khi thấy du khách.

Các đứa trẻ tại ngồi làng hồn nhiên khi thấy du khách.

Các đứa trẻ tại ngồi làng hồn nhiên khi thấy du khách.

MỘT SỐ THÔNG TIN THÊM

Để đến được làng, bạn có hai cách đi:

  • Thuê thuyền từ thị trấn Mae Hong Son: Hầu hết khách du lịch sẽ đi theo tuyến này, vì vừa nhanh, vừa ngắm nhìn được nhiều cảnh đẹp trên dòng sông Pai.
  • Xe máy: Trên hành trình khám phá cung Mae Hong Son Loop, những bạn trẻ thường đi xe máy và đến luôn làng Huay Pu Keng trước khi trở về thị trấn Mae Hong Son. Đường đi rất dễ, nhưng rất vắng. Cung đường chỉ dành cho những người yêu thích sự phiêu lưu, mạo hiểm.
  • Lưu trú: Hầu như không có chỗ nghỉ ngơi trong làng. Chủ yếu khách du lịch ghé thăm làng rồi về thị trấn Mae Hong Son ngủ.
  • Độ an toàn: Làng nằm giáp biên giữa Thái Lan và Myanmar, nhưng cực kỳ an toàn và bình yên. Nếu bạn là người ưa khám phá, phiêu lưu thì cũng có thể di chuyển một mình đến đây. Người dân trong làng rất hiền, họ cũng đã quen với sự có mặt với khách du lịch nên niềm nở đón khách. Chỉ có duy nhất một điều, là người dân không giỏi tiếng Anh, chủ yếu nhất vẫn là dùng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp.
DSC00897
Empty
Xu Kiên
RELATED ARTICLES