Nhờ Covid-19, tầng ozone hồi phục nhanh hơn dự kiến 15 năm

03/08/2021

Biện pháp cách ly và giãn cách xã hội không chỉ nhằm hạn chế lây lan Covid-19 mà còn gián tiếp giúp giảm đáng kể ô nhiễm tầng ozone.

Các ước tính của NASA cho thấy mức độ ô nhiễm tầng ozone trong tháng 5-6/2020 giảm 2%, phần lớn do giảm khí thải tại khu vực châu Á và Mỹ. Con số này có thể không nhiều, nhưng các chuyên gia cho biết mức độ giảm thiểu này tương đương ít nhất 15 năm áp dụng các chính sách giảm thải tốt nhất được đưa ra bởi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu.

Ozone trong khí quyển ở các tầng cao giúp che chắn hành tinh của chúng ta khỏi những bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời. Nhưng ở các tầng thấp hơn, ozone có thể gây khó chịu về hô hấp và tăng tỉ lệ tử vong do bệnh về tim mạch và hô hấp. Ozone không phải là một chất thải đến trực tiếp từ con người, Ozone được tạo ra khi ánh sáng tương tác với các phân tử nito-oxit (NOx) được xả thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy, nhà máy điện, lò luyện kim.

Nồng độ NO2 tại châu Âu giảm rõ rệt sau khi áp dụng các lệnh phong tỏa vì Covid-19.

Nồng độ NO2 tại châu Âu giảm rõ rệt sau khi áp dụng các lệnh phong tỏa vì Covid-19.

Các nhà khoa học nhận ra chiến dịch giãn cách xã hội trong năm qua là cơ hội để quan sát điều gì sẽ xảy ra với bầu khí quyển nếu như hoạt động của loài người và lượng chất thải sinh ra giảm mạnh. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp môi trường hiệu quả hơn.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bằng cách nhập dữ liệu từ nhiều vệ tinh trong năm 2020 vào bốn mô hình dự đoán phản ứng khí quyển, các nhà nghiên cứu tại NASA phát hiện lượng khí thải NOx dao động lên xuống với cường độ có liên quan tới các sự kiện cách ly. Trong tháng 4 và tháng 5, lượng khí thải toàn cầu giảm ít nhất 15%.

Các nước có chính sách cách ly gắt gao nhất có lượng giảm thải cao nhất. Ví dụ, ở Trung Quốc, lệnh cách ly ban hành từ đầu năm đã giúp quốc gia này giảm tới 50% lượng khí thải. Ở các khu vực áp dụng chính sách cách ly sau đó như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Tây Á, lượng khí thải NOx giảm khoảng 18-25% trong tháng 4 và 5.

Empty

Tác động tới bầu khí quyển xảy ra trên diện rộng và nhanh chóng đến bất ngờ. Sau cách ly, dữ liệu cho thấy sự giảm thiểu ozone mạnh mẽ toàn cầu, thanh lọc không khí ở độ cao lên đến 10 km. Tại tầng đối lưu, ozone không chỉ làm giảm chất lượng không khí mà còn đóng vai trò giữ nhiệt và gia tăng sự nóng lên của Trái Đất.

Các nhà khoa học cho rằng đại dịch đã đem lại nhiều lợi ích cho chất lượng không khí cũng như quá trình biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nếu không duy trì các biện pháp như vừa qua, những lợi ích có lẽ cũng không đáng là bao. Và khi thế giới mở cửa trở lại, lượng ozone chắc chắn sẽ tăng lên tỉ lệ thuận với lượng gia tăng khí thải.

Huyền Châu - Nguồn: dcc.gov.vn
RELATED ARTICLES