Theo dân leo núi "chinh phục" mùa dịch

05/12/2021

Trở lại sau hơn 3 tháng giãn cách xã hội, trekking là một trong những hoạt động đang được yêu thích và lựa chọn nhiều nhất. Song, mùa trekking năm nay, thay vì chỉ khoác trên vai chiếc ba lô đựng đồ ăn nhanh, túi ngủ, quần áo…, các “nhà leo núi” còn phải chuẩn bị thêm tấm thẻ vàng/xanh chứng nhận đã tiêm đủ hai mũi vaccine, và cẩn thận hơn là một chứng nhận test PCR an toàn với Covid-19.

Đến hẹn lại lên, từ cuối tháng 11 đến hết tháng 12 là thời điểm vàng để những người đam mê mạo hiểm, yêu thích sự trải nghiệm bắt đầu lên đường chinh phục những đỉnh núi cao.

Đây là khoảng thời gian nhiều tỉnh bước vào chớm đông nên thời tiết se lạnh dễ chịu, không gian đất trời như hòa làm một vì mây phủ kín lối. Chính vì vậy, hoạt động leo núi thường được kết hợp với săn mây để du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời nhất.

Leo núi mùa dịch: tận hưởng thiên nhiên trọn vẹn hơn!

“Áp lực công việc và dịch bệnh khiến tôi không thể dời khỏi thành phố đã rất nhiều tháng nay. Khi kết thúc một ngày làm việc ngột ngạt trong bốn bức tường, tôi nhận ra điều bản thân mình cần ngay lúc này là một chuyến đi, một ngày hoặc chỉ một khoảnh khắc nhỏ được hít thở cùng thiên nhiên - và tôi đã lên lịch trekking đỉnh Tà Xùa” - anh Hải Lê Cao, một nhiếp ảnh gia tự do, chia sẻ.

Theo anh Hải, Tà Xùa là một trong những lựa chọn an toàn cho dân leo núi thời điểm này, vì đây là địa phương tương đối an toàn về phòng dịch và vẫn nhận khách du lịch ngoại tỉnh trong thời điểm này. Bên cạnh đó, đỉnh núi cao 2.865 m cũng là thiên đường "săn" mây tuyệt đẹp ở Tây Bắc, có thể hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới lạ.

Ảnh: FB Hai Le Cao

Ảnh: FB Hai Le Cao

Ảnh: FB Hai Le Cao

Ảnh: FB Hai Le Cao

Một trong những khác biệt lớn nhất của hoạt động trekking trong mùa dịch là du khách cần có thẻ xanh/vàng, giấy chứng nhận test nhanh hoặc test PCR đã an toàn với Covid-19. “Trước dịch thì chỉ cần chuẩn bị tư trang và một tâm hồn đẹp là có thể lên đường ngay, nhưng giờ thì cần thêm khá nhiều giấy tờ để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người” - Hải Lê Cao cho biết.

Bên cạnh đó, lộ trình di chuyển từ điểm xuất phát tới điểm trekking cũng trải qua nhiều chốt kiểm định. Ví dụ từ Hải Phòng đi Tà Xùa phải làm thủ tục khai báo tại 3 chốt: Chốt đầu trực thuộc tỉnh, du khách cần khai báo đầy đủ thông tin quan trọng; chốt thứ 2 trực thuộc huyện, tiếp tục khai báo thông tin và kiểm tra thân nhiệt; chốt cuối trực thuộc xã, trước khi leo núi chỉ cần khai báo thông tin lại lần cuối.

Một đoàn trekking núi Phia Po (ảnh: Trần Hồng Ngọc)

Một đoàn trekking núi Phia Po (ảnh: Trần Hồng Ngọc)

Cung đường trekking không thay đổi so với trước dịch. Tuy nhiên, điểm khác biệt nhất lại là thiên nhiên, khủng cảnh hùng vĩ của núi rừng, mây trời. Vì dịch, lượng du khách trekking giảm nhiều so với trước nên đường đi thông thoáng, không còn cảnh chen lấn, xếp hàng để chụp ảnh.

Du khách leo núi trong đợt này có thể bình tĩnh tận hưởng trọn vẹn nhất những gì thuộc về thiên nhiên. Sự trong lành của khí hậu giống như liều thuốc chữa lành tinh thần sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

“Bản tính là người thích tự do, nên khi được băng băng trên đường leo núi, tôi cảm giác giống như thả hổ về rừng. Cung đường trekking khá vắng và thiên nhiên, thời tiết liên tục thay đổi qua từng đoạn đường, đây là điểm tôi thích nhất khi đi trek mùa dịch và chắc chắn là lựa chọn hợp lý nhất, thay vì tới những điểm tham quan, du lịch đông người, khả năng lây lan dịch bệnh cao” - anh Hải vui vẻ chia sẻ.

Từ trên đỉnh núi Phia Po -

Từ trên đỉnh núi Phia Po - "nóc nhà" Lạng Sơn, với độ cao khoảng 1.541 m (ảnh: Trần Hồng Ngọc)

nỗ lực "sống chung với dịch" của người làm tour trekking

Sau 4 lần “tắt - mở” tương ứng với 4 đợt bùng phát mạnh của dịch bệnh, hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ tour trekking, du lịch mạo hiểm nói riêng đã gần như tê liệt. Khó khăn đã len lỏi vào từng ngóc ngách của mỗi cá nhân làm du lịch.

Ngay khi kết thúc giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP.HCM từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, một số loại hình dịch vụ du lịch nhanh chóng được kích hoạt trở lại thị trường. Trong đó, các dịch vụ liên quan đến trekking được cho rằng có nhiều khởi sắc nhất.

Do đúng thời điểm vào mùa "săn" mây, nhiều du khách có nhu cầu trải nghiệm vận động kết hợp với hít thở không khí trong lành của thiên nhiên sau thời gian dài phải “cắm trại tại gia”. Trekking trở thành một trong những lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.

Mỗi đoàn trekking có thể duy trì từ 10 – 15 người, nhưng phải đảm bảo giãn cách trong quá trình di chuyển. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

Mỗi đoàn trekking có thể duy trì từ 10 – 15 người, nhưng phải đảm bảo giãn cách trong quá trình di chuyển. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

Du khách tham gia trekking không tiếp súc với đông người, đặc biệt với các tour trekking khám phá rừng già, cả chuyến đi du khách gần như chỉ tiếp xúc với mọi người trong đoàn. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

Du khách tham gia trekking không tiếp súc với đông người, đặc biệt với các tour trekking khám phá rừng già, cả chuyến đi du khách gần như chỉ tiếp xúc với mọi người trong đoàn. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

Theo anh Trần Trung Kiên, đại diện một đơn vị kinh doanh dịch vụ tour du lịch mạo hiểm ở Hà Nội, cho biết: Từ khi đón khách trở lại vào đầu tháng 10 đến nay, đơn vị vẫn đang duy trì khoảng 2-3 tour trekking/tuần. Con số này giảm khoảng 2 tour/tuần so với thời gian trước dịch, tuy nhiên vẫn là một khởi đầu thuận lợi trong thời điểm này.

Một số địa điểm trekking được du khách “đặt lịch” nhiều như: Chinh phục đỉnh Tà Xùa (ranh giới thiên nhiên giữa Yên Bái và Sơn La); đỉnh Tà Chì Nhù (Yên Bái); trekking rừng Cúc Phương (Ninh Bình); trekking rừng Cát Bà (Hải Phòng)…

Theo đó, mỗi tour trekking được giữ nguyên số người tham gia như trước, khoảng từ 10-15 người/tour. Tuy nhiên, do phải đảm bảo quá giãn cách trong quá trình di chuyển nên thay vì cả đoàn đi chung một xe, giờ phải tách đoàn đi thành hai xe từ điểm xuất phát đến điểm trekking.

Anh Kiên cho biết, đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất khi tổ chức tour trong mùa dịch, vì chi phí vận chuyển hành khách đội lên cao, lãi suất thu về nhỏ hơn trước.

Giá thành một chuyến leo núi dao động từ 2.000.000 – 3.000.000 tùy địa điểm. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

Giá thành một chuyến leo núi dao động từ 2.000.000 – 3.000.000 tùy địa điểm. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

“Hiện nay, khách có nhu cầu muốn tham gia trekking khá đông và có thể chia làm hai nhóm: Nhóm một đã tiêm đủ hai mũi, có thể lên đường bất kể khi nào; nhóm hai rất muốn tham gia nhưng chưa tiêm đủ hoặc mong muốn trải nghiệm cùng cả gia đình nhiều thế hệ gồm cả người già và trẻ nhỏ. Điều này, về cơ bản nhiều điểm trekking chưa đáp ứng được vì đa số đòi hỏi sức khỏe và sự yêu thích mạo hiểm của người tham gia” - anh Kiên cho biết.

Trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu cả gia đình nhiều thế hệ có thể đi du lịch cùng nhau tương đối phổ biến và thường chỉ có thể đi tới các địa điểm lân cận nơi mình sinh sống. Nhiều đơn vị lữ hành đã linh hoạt tổ chức thêm các tour trekking, cắm ngay trong thành phố.

Ví dụ tại Hà Nội, thời gian gần đây nổi lên dịch vụ cà phê kết hợp với cắm trại ở bãi đá Sông Hồng với chi phí dao động khoảng 500.000 - 700.000 đồng/người. Hay như, đơn vị của anh Kiên cũng đang tổ chức thử nghiệm tour trekking ở Ba Vì, bước đầu mang về nhiều phản hồi tích cực của du khách.

Du lịch mạo hiểm, leo núi săn mây có thể coi là một phần của vòng tròn khép kín “Home - Green - Home”. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

Du lịch mạo hiểm, leo núi săn mây có thể coi là một phần của vòng tròn khép kín “Home - Green - Home”. (Ảnh: Trần Trung Kiên)

Du lịch mạo hiểm, leo núi săn mây có thể coi là một phần của vòng tròn khép kín “Home - Green - Home”. Đây là chương trình được xây dựng dựa trên kế hoạch ban hành ngày 7/9/2021 của Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, kết hợp với Hội Du lịch Việt Nam phát động chủ đề "Kết nối xanh du lịch Việt Nam”.

Du lịch xanh, tức là bảo đảm cho việc mở cửa du lịch từng nấc và đặt an toàn của người dân và người lao động trong ngành Du lịch lên hàng đầu. Mọi khâu phục vụ, đón tiếp, di chuyển, tham quan sẽ được đảm bảo an toàn, giãn cách và gần gũi với thiên nhiên và văn hóa bản địa.

Thanh Thúy
RELATED ARTICLES