10 điều bạn chưa biết về "xứ sở kiwi"

01/01/2020

New Zealand là một đất nước có phong cảnh tuyệt đẹp, thiên nhiên phong phú và nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, nơi này có nhiều thú vị mà nhiều du khách quốc tế vẫn chưa biết đến.

1. New Zealand là một quốc gia rất "trẻ"

ve-may-bay-di-new-zealand-19-9-2015

New Zealand là một quốc đảo tại khu vực tây nam của Thái Bình Dương. Vì vị trí cách biệt, nơi đây nằm trong số những vùng đất cuối cùng trên Trái Đất có con người đến định cư. Trong thời gian không có người ở, New Zealand có một nền địa chất và sinh thái đa dạng với nhiều loài đặc hữu không thể tìm thấy ở bất cứ đâu.

2. New Zealand nằm ở trung tâm thế giới

Eagle-Flight-Training

New Zealand nằm ở lân cận trung tâm của thế giới, gồm hai đảo chính và một vài đảo nhỏ. Vì vậy, đất nước này có ngành hàng không rất phát triển và cũng là một trong những nơi đào tạo phi công thương mại lớn nhất thế giới. Các trường đào tạo phi công nổi tiếng ở đây là: Eagle Flight Training, CTC Wings New Zealand, Air New Zealand Aviation Institute,…

3. "Xứ sở Kiwi"

2017-NZP-Kiwi-FEAT

New Zealand còn được gọi là "xứ sở kiwi". Kiwi là một loài chim đặc hữu chỉ có ở đất nước này. Chúng không biết bay, hơi vụng về nhưng chạy nhanh hơn cả người, đặc biệt có lỗ mũi ngay trên đầu mỏ. Chim kiwi và lá dương xỉ bạc là hai biểu tượng quan trọng của New Zealand. Khi nhắc tới New Zealand, mọi người hay gọi thân mật là "người kiwi" hay "người dân xứ kiwi".

4. Hầu hết tên các địa danh của New Zealand không phải là tên chính thức

Bluff---Stirling-Point-signpost

Ủy ban Địa lý New Zealand chịu trách nhiệm đặt và quản lý tên của các thị trấn và thành phố ở đất nước này dựa vào các yếu tố như lịch sử, địa lý, tính chất,… Thế nhưng, ở New Zealand vẫn có nhiều địa danh không được đặt tên bởi Ủy ban này, thậm chí người dân còn không rõ cái tên đó bắt nguồn từ đâu như Wellington, Taupo, Greymouth và Whangarei. Hiện đất nước này đang có khoảng 16.000 tên địa danh chính thức và 33.000 tên không chính thức.

5. New Zealand có 3 ngôn ngữ chính thức

merlin_142898985_6a852569-aed7-4a4a-bf2e-d68862008e45-superJumbo

Người dân New Zealand sử dụng tiếng Anh, tiếng Maori và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhất, trong hầu hết các hoạt động của xã hội, từ luật pháp đến giáo dục và đời sống cộng đồng. Ngôn ngữ Maori và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand cũng là ngôn ngữ chính thức và có thể được sử dụng trong tố tụng pháp lý với sự trợ giúp của phiên dịch viên.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

6. Các thành phố ở New Zealand đều có nickname

Mỗi thành phố ở New Zealand đều có những biệt danh thú vị gắn với những đặc điểm độc đáo nào đó của thành phố.

Thành phố biển Auckland

Thành phố biển Auckland

Auckland - Thành phố của những cánh buồm: Auckland là thành phố lớn nhất của New Zealand. Với vị trí nằm ngay cạnh biển, đây là nơi neo đậu của hàng trăm du thuyền và thuyền buồm của du khách bốn phương với tỉ lệ sở hữu thuyền buồm trên đầu người cao hơn bất kì nơi nào trên thế giới.

Wellington - Thành phố “tổ ong”: Cái tên này xuất phát từ Bảo tàng Quốc gia Te Papa ở Wellington. Đây là một trong những công trình kiến trúc thể hiện rõ nét tính sáng tạo vượt trội của người dân xứ sở kiwi với hình dáng bên ngoài mô phỏng một chiếc tổ ong. Đó là lí do Wellington vẫn thường được gắn liền với biệt danh “Beehive”.

Thành phố xanh Christchurch

Thành phố xanh Christchurch

Christchurch - Thành phố vườn tược: Với hàng trăm khu vườn khoe sắc ở khu vực nhà thờ lớn Christchurch hoặc dọc sông Avon cùng với những công viên, vườn tược xanh ngắt ở khắp nơi, Christchurch là điểm đến rất thích hợp cho những ai yêu thích phong cách sống xanh.

Dunedin - Thành phố giáo dục: Dunedin là nơi có ngành giáo dục phát triển bậc nhất New Zealand với đại học Otago - trường đại học đầu tiên của New Zealand và đại học Bách khoa Otago. Giáo dục đại học được coi là ngành kinh tế lớn nhất của thành phố này.

7. New Zealand là nước tiên phong trong việc ủng hộ các quyền của phụ nữ

Nhà hoạt động xã hội nổi tiếng Kate Sheppard

Nhà hoạt động xã hội nổi tiếng Kate Sheppard

Vào ngày 19/9/1883, một đạo luật bầu cử mới đã được thông qua, khiến New Zealand trở thành quốc gia tự trị đầu tiên trên thế giới trao cho phụ nữ quyền bầu cử trong tổng tuyển cử nghị viện. Phong trào trao quyền bầu cử cho phụ nữ này được dẫn dắt bởi nhà hoạt động xã hội Kate Sheppard. Với công lao to lớn của mình, bà đã được in trên trên tờ 10 đô la New Zealand và tên bà được đặt cho một số ngã tư ở Wellington.

8. Mặc dù có nền khoa học rất phát triển, New Zealand hoàn toàn không có hạt nhân

"Giữ New Zealand tránh xa vũ khí hạt nhân"

Ernest Rutherford, nhà vật lý từng đoạt giải Nobel, người đầu tiên chia tách nguyên tử thành công, đặt nền móng cho các nghiên cứu hạt nhân sau này, được sinh ra và lớn lên ở New Zealand. Tuy nhiên, New Zealand vẫn luôn duy trì lập trường nói không với hạt nhân, bất chấp các áp lực chính trị.

9. New Zealand là quốc gia đầu tiên bổ nhiệm một phù thủy quốc gia

3T2VGILVNFFE5HSNLW6HAM2DIE

Ian Brackenbury Channell, sinh vào ngày 4/12/1932, là một nhà giáo dục, diễn viên hài, ảo thuật gia và chính trị gia. Vào năm 1974, ông bắt đầu diễn thuyết trước đám đông trên một chiếc thang của Cathedral Square ở thành phố Christchurch với trang phục của một phù thủy. Ông nổi tiếng đến mức được bổ nhiệm làm "Phù thủy của Christchurch" vào năm 1982. Đến năm 1990, Thủ tướng New Zealand - Mike Moore trao cho ông danh hiệu "Phù thủy của New Zealand" (The Wizard of New Zealand).

10. New Zealand là nơi đầu tiên trao quyền con người cho một dòng sông

48_riverboat_body02-2-1600x1055

Vào tháng 3 năm 2017, sông Whanganui trở thành dòng sông đầu tiên trên thế giới được trao quyền nhân quyền. Sông Whanganui là dòng sông dài thứ ba ở New Zealand và được cư dân bản địa sùng bái. Người dân địa phương có một câu tục ngữ nổi tiếng là "Tôi là sông và sông là tôi", họ coi tình trạng tốt đẹp của dòng sông liên quan trực tiếp đến hạnh phúc và sự thịnh vượng của bản thân. Vậy nên người dân đã đấu tranh suốt 160 năm để dòng sông được công nhận tư cách phát nhân và được quốc hội đền bù tài chính, gây quỹ để bảo vệ dòng sông không bị ô nhiễm.

Kiều Mai - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES