Nhà sản xuất vaccine AstraZeneca có trụ sở chính tại Cambridge (Anh), cho biết yêu cầu này cũng được áp dụng cho nhân viên của công ty con Alexion Pharmaceuticals tại Boston (Mỹ). Người lao động có thể yêu cầu miễn trừ vì lý do y tế, tôn giáo hoặc các lý do khác nhưng sẽ phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 hàng tuần.
“Để bảo vệ sức khỏe của nhân viên và cộng đồng của chúng tôi, chúng tôi phải tuân theo khoa học”, một phát ngôn viên của AstraZeneca tuyên bố.
Phản hồi tin tức của hãng dược, cộng đồng mạng nước Mỹ lại tỏ ra “khó hiểu”. Nhiều người bình luận rằng quyết định này không rõ ràng khi không chỉ ra loại vaccine cụ thể nào sẽ được sử dụng để tiêm cho nhân viên. “AstraZenecas, Pfizer, Sputnik hay Sinovac, họ không nói về loại vaccine”, một bình luận trên trang The New York Times.
Một số người bày tỏ hoài nghi vì AstraZeneca không được cấp phép tại Mỹ, vậy nhân viên của họ có thể sẽ phải tiêm vaccine của hãng khác. “Thật trớ trêu là AstraZeneca không được sử dụng ở Mỹ, thế thì họ sẽ tiêm Pfizer hay bất cứ hãng nào khác sao?”, nhiều người để lại bình luận tương tự.
Trên thực tế, vaccine Covid-19 của AstraZeneca hiện đã được cấp phép tại 87 quốc gia, 913 triệu liều được chuyển đi. Nhưng vaccine này chưa được phép sử dụng ở Mỹ.
Johnson & Johnson, công ty cung cấp vaccine tiêm một mũi được cấp phép ở Mỹ, cũng yêu cầu nhân viên của họ và các nhà thầu tại chỗ ở quốc gia này phải tiêm chủng, quy định có hiệu lực từ ngày 4/10. “Rất nhiều dữ liệu cho thấy việc tiêm chủng là quan trọng để giúp chấm dứt đại dịch”, phát ngôn viên của Johnson & Johnson cho biết.
Pfizer, hãng vaccine Mỹ có trụ sở tại New York, cũng đang yêu cầu tất cả nhân viên và nhà thầu trong quốc gia của mình phải được tiêm chủng hoặc xét nghiệm Covid-19 hàng tuần.