Ấn Độ cấp phép vaccine sử dụng công nghệ ADN

22/08/2021

Ngày 20/8, Ấn Độ trở thành nước đầu tiên cấp phép khẩn cấp vaccine sử dụng công nghệ ADN, dành cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi.

Vaccine ZyCoV-D sử dụng một đoạn vật liệu di truyền từ virus chứa chỉ dẫn, dưới dạng ADN hoặc ARN, để tạo ra loại protein gai, cơ chế mà virus dùng để bám vào người, qua đó kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch nhận ra và phản ứng lại.

Vaccine ZyCoV-D có thể được đưa vào cơ thể bằng thiết bị tiêm không mũi kim, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tại nước này tăng lên trong vài tuần qua. Khác với hầu hết các loại vaccine ngừa Covid-19 hiện có cần 1-2 mũi, vaccine ZyCoV-D được chia thành 3 mũi.

"Công nghệ dựa trên nền tảng ADN vòng, có thể dễ dàng điều chỉnh để đối phó với các đột biến virus", Bộ Công nghệ Sinh học Ấn Độ cho biết.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty

Vaccine ZyCoV-D đưa vào cơ thể một chuỗi ADN mã hóa kháng nguyên cụ thể để khởi động quá trình phản ứng miễn dịch. Công nghệ này được đánh giá nâng cao tính ổn định và độ tin cậy, đảm bảo an toàn do không chứa bất cứ tác nhân gây bệnh nào và có chi phí thấp khi sản xuất số lượng lớn.

Vào tháng 7, nhà sản xuất cho biết vaccine ZyCoV-D của họ có hiệu quả chống lại các biến thể virus mới, đặc biệt là biến thể Delta. Công ty đã nộp đơn xin cấp phép ZyCoV-D vào ngày 1/7, dựa trên tỷ lệ hiệu quả là 66,6% trong thử nghiệm giai đoạn cuối với hơn 28.000 tình nguyện viên trên toàn quốc.

Empty

ZyCoV-D là loại vaccine thứ 6 được Ấn Độ cấp phép sử dụng, sau sản phẩm của Moderna, AstraZeneca, Johnson&Johnson, Covaxin của hãng dược phẩm Ấn Độ Bharat Biotech và Sputnik V của Nga. Theo thống kê của AFP, Ấn Độ đã tiêm hơn 574 triệu mũi vaccine Covid-19, trong đó 9,2 triệu mũi được tiêm trong tuần này.

Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm vaccine cho toàn bộ nhóm dân đủ điều kiện vào tháng 12. Khoảng 127 triệu người Ấn Độ, tương đương 10% dân số, đã tiêm đủ liệu trình vaccine hai mũi. Một số chuyên gia y tế nhận định Ấn Độ cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất vaccine nội địa để hoàn tất mục tiêu này.

Các loại vaccine do Ấn Độ phát triển không cần bảo quản bằng thiết bị đặc biệt, giải quyết thách thức hậu cần khi vận chuyển và sử dụng trên khắp quốc gia Nam Á.

Huyền Châu - Ảnh: Internet - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES