Đến Sơn La, hãy ghé thăm làng gốm Mường Chanh

18/01/2022

Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 20 km, ở thung lũng Mường Chanh có nghề làm gốm truyền thống của người dân tộc Thái Đen. Để giữ cho nét truyền thống không bị mai một dần theo thời gian, giờ đây, Mường Chanh đã mở ra dịch vụ trải nghiệm nghề làm gốm dành cho du khách.

một thời hưng thịnh nghề gốm thủ công

Xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn được coi là trung tâm gốm cổ của dân tộc Thái đen ở tỉnh Sơn La. Những năm 1979-1985, gốm Mường Chanh bước vào thời điểm hưng thịnh nhất, nó có mặt ở khắp các huyện, thị trong tỉnh và cả một số địa phương của tỉnh Lai Châu, thậm chí nổi tiếng khắp cả vùng đất Tây Bắc. Nghề làm gốm len lỏi đến từng hộ gia đình, biến nơi này thành một làng nghề truyền thống có quy mô, đủ để nuôi sống đồng bào cả xã.

“Từ nhiều đời trước, tổ tiên của chúng tôi đã làm gốm rồi. Khi tôi sinh ra cũng thấy ông, thấy cha ngồi nặn gốm. Cả ngày làm chưa hết việc, ăn cơm tối xong lại tranh thủ ngồi nặn. Sau này, củi đốt lò ngày một hiếm nên nhiều người đã bỏ nghề” - ông Hoàng Văn Phương, một người làm gốm ở Mường Chanh chia sẻ.

Tuy không người dân nào biết rõ nghề gốm này có từ bao giờ, song chất liệu, quy trình cùng phương pháp trang trí gốm Mường Chanh được cho là có nhiều điểm tương đồng với đồ gốm thời tiền-sơ sử, cách nay khoảng 2.000 năm.

Gốm Mường Chanh không có men, sản phẩm thường có hai màu chủ đạo là xám đen hay xám đen ánh bạc. Sau khi nung chín, để có màu xám đen trên sản phẩm, người Mường Chanh lấy lá dẻ tươi cho vào lò nung để tạo khói ám lên sản phẩm. Gốm thuộc loại gốm trơn, có ưu điểm khó vỡ, ít rò rỉ nên từ xưa người Thái vẫn thích dùng để ủ rượu, làm mắm, đựng măng chua,… hay để chứa hạt giống, đựng thóc, sắn, thức ăn và làm công cụ chăn nuôi gia cầm. Họ còn sản xuất một số đồ gốm có giá trị như chum to, lọ cổ nhỏ được dùng làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng. (theo TS. Lê Thanh Sơn, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật)

Gốm Mường Chanh có màu đặc trưng là xám đen. Để tạo một sản phẩm gốm cần qua ba công đoạn: chuẩn bị nguyên vật liệu, tạo hình và nung. Đàn ông đảm nhiệm các công đoạn làm đất, tạo hình, trang trí và nung đốt; phụ nữ vận hành bàn xoay.

Gốm Mường Chanh có màu đặc trưng là xám đen. Để tạo một sản phẩm gốm cần qua ba công đoạn: chuẩn bị nguyên vật liệu, tạo hình và nung. Đàn ông đảm nhiệm các công đoạn làm đất, tạo hình, trang trí và nung đốt; phụ nữ vận hành bàn xoay.

Lò nung ở Mường Chanh là lò chìm, tức là đào hầm sâu xuống dưới lòng đất và chỉ để một chiếc lỗ đủ để chui xuống đặt sản phẩm cần nung và lấy chỗ đốt củi.

Lò nung ở Mường Chanh là lò chìm, tức là đào hầm sâu xuống dưới lòng đất và chỉ để một chiếc lỗ đủ để chui xuống đặt sản phẩm cần nung và lấy chỗ đốt củi.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Công đoạn nung được cho là quan trọng nhất, người thợ phải biết điều tiết nhiệt độ ở trong lò. Phải tăng dần dần thì mới được, nếu không sẽ hỏng và vỡ hết.

Công đoạn nung được cho là quan trọng nhất, người thợ phải biết điều tiết nhiệt độ ở trong lò. Phải tăng dần dần thì mới được, nếu không sẽ hỏng và vỡ hết.

Trước sự phát triển đa dạng của các sản phẩm gốm hiện đại, nghề làm gốm thủ công truyền thống ở Mường Chanh đang dần bị mai một; khi xưa là nghề chính thì bây giờ chỉ là nghề phụ, được tổ chức theo mô hình hộ gia đình.

Thực tế, ngày càng nhiều người bỏ nghề làm gốm ở Mường Chanh không chỉ vì lý do thiếu củi đốt, hay công việc khó khăn, mà còn vì nguyên nhân khác: đất. Đất làm gốm ở Mường Chanh phải là loại đất sét dẻo, pha cao lanh có màu đen-vàng-hanh đỏ. Tuy nhiên, bây giờ đất cao lanh cũng không còn nhiều. Anh Hoàng Văn Mắn, một người sinh ra trong gia đình có truyền thống làm gốm cho biết, loại đất này ở Mường Chanh giờ vẫn còn, nhưng nằm khá sâu, phải đào bằng tay 5-6 m mới lấy được một ít.

Đến Sơn La, trải nghiệm nghề làm gốm Mường Chanh

Được biết đến nhiều nhất với nghề làm gốm ở Mường Chanh có lẽ là vợ chồng ông Hoàng Văn Nam và bà Vì Thị Lanh ở bản Noong Ten - hai trong số dăm ba người còn làm gốm để sống. Bén duyên với nghề gốm từ năm 1977, gia đình ông bà chủ yếu làm các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống như chum, vại, hũ, lọ... và các loại con giống làm đồ chơi cho trẻ em.

Nhưng chỉ làm gốm thì không đủ sống. Cũng may, UBND xã đã xây dựng và thực hiện mô hình trải nghiệm nghệ thuật làm gốm cổ truyền vào mỗi dịp cuối tuần, để các ông bố bà mẹ thành phố hay những du khách miền xa có thể đưa con em tới khám phá.

Là một cơ sở được yêu thích trong chương trình, ông Nam, bà Lanh tận tình hướng dẫn từng thao tác cơ bản để làm nên một sản phẩm gốm: từ làm đất, tạo khuôn đáy, dựng thành, chuốt miệng rồi mới trang trí hoa văn... Các em cũng háo hức được tự tay mình đắp nặn, tạo hình miếng đất sét trên chiếc bàn xoay.

Ông Hoàng Văn Nam kiểm tra các sản phẩm gốm truyền thống.

Ông Hoàng Văn Nam kiểm tra các sản phẩm gốm truyền thống.

Empty

Từ năm 2020 đến nay, mô hình trải nghiệm nghề gốm cổ truyền như vậy đã thu hút hơn 50 đoàn khách du lịch trong và ngoài tỉnh, doanh thu bán sản phẩm tăng gấp khoảng hai lần so với những năm trước. Ngoài ra, với mỗi đoàn tham quan, gia đình ông Nam chỉ thu phí dịch vụ từ 200.000 - 400.000 VND, coi như động lực để ông bà duy trì niềm đam mê với nghề. Khách du lịch tự túc khi tìm đến xã Mường Chanh, chỉ cần hỏi nhà ông Nam, bà Lanh làm gốm là được chỉ đường tới nơi.

Ngoài nhà ông Hoàng Văn Nam, xã Mường Chanh còn có vài thợ gốm khác, như bà Vì Thị Đanh đã tuổi cao sức yếu, chỉ thi thoảng bà mới chạm tay vào đất để đỡ nhớ nghề; và gia đình ông Hoàng Văn Phương.

Empty

Vì làm thủ công và nung thủ công nên không phải lúc nào cả mẻ gốm cũng chín và đạt 100% như mong muốn. Mỗi sản phẩm gốm Mường Chanh do đó lại càng đáng quý. Quý không những ở công sức, tài năng của các nghệ nhân, mà còn quý ở giá trị văn hoá lâu đời của người dân tộc Thái. Có lẽ, trong tương lai các mô hình trải nghiệm làm gốm dành cho du khách được tiếp tục phát triển, sẽ níu giữ được chút niềm tự hào của bà con dân tộc vùng cao tỉnh Sơn La này.

An tổng hợp
RELATED ARTICLES