Đảo Bruny, điểm cách ly kiểm dịch đầy quyến rũ ở Úc

27/10/2020

Nói đến nước Úc, người ta thường nghĩ ngay đến Sydney, Melbourne hay Gold Coast. Nhưng cũng đừng bỏ qua Tasmania, nơi được ví như thiên đường hoang sơ, trong đó có đảo Bruny, điểm cách ly đầy quyến rũ từ thế kỷ XIX cho đến thời kỳ đại dịch Covid-19.

Nơi đi đày

Khi Đệ Nhất Thế Chiến nổ ra vào năm 1914, thủy thủ đoàn của chiến hạm SS Oberhausen của Đức bị tuyên bố là 'lực lượng thù địch bên ngoài' và bị một toán lính gồm 11 lính dự bị hải quân Úc bắt giữ. Thuyền trưởng Johann Meir và thủy thủ đoàn của ông, lúc đó đang lấy gỗ tại cảng Huon ở Tasmania, lẽ ra có thể tiếp thêm cho đầy nhiên liệu và rời cảng. Thay vào đó, họ ở lại, vì như vậy sẽ an toàn hơn là quay về Đức tham chiến. Rạch những thùng rượu trên tàu để uống cùng với những người lính bắt giữ họ, tất cả bọn họ đã đến thủ phủ Hobart trong tình trạng say khướt.

Những người Đức này cuối cùng được đưa đến một trại giam giữ ở Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny. Điều kiện tại trại giam này khá tốt và Thuyền trưởng Meir được cho là đã nói rằng: "Còn nơi nào tốt hơn để ở qua chiến tranh?" Ông không phải là người đầu tiên, cũng không phải là người cuối cùng trải nghiệm sự tự do và biệt lập trên đảo Bruny.

Đảo Bruny nằm ngoài khơi bờ biển đông nam của Tasmania

Đảo Bruny nằm ngoài khơi bờ biển đông nam của Tasmania

Hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển đông nam của Tasmania này đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử nước Úc - sự biệt lập khiến nó trở thành địa điểm hoàn hảo để cách ly. Từ 'quarantine', tức cách ly để kiểm dịch, bắt nguồn từ tiếng Ý 'quaranta giorni', có nghĩa là 40 ngày, khoảng thời gian tàu bè thường được yêu cầu phải neo đậu ngoài khơi trước khi cập bờ để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh tật như thương hàn.

Từ năm 1884, hành khách đến Tasmania cần phải không có bệnh tật gì mới được cho vào cộng đồng. Thay vì bị cách ly trên tàu, họ đã trải qua thời gian cách ly và được kiểm tra sức khỏe trên bờ tại Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny, mà ngày nay vẫn còn trên đảo. Trước đó, vùng đất này là do bộ lạc thổ dân Nuenonne chiếm giữ. Những chủ sở hữu truyền thống của đảo sống kiểu du mục ở đây hơn 6.000 năm.

Đảo Bruny từng là và vẫn là một nơi tươi đẹp dưới tán rừng bản địa và xung quanh là vùng biển đầy tôm cá. Do bộ lạc Nuenonne sống bằng săn bắt và hái lượm, họ có lẽ đã biết về người châu Âu đi ngang qua ngay từ năm 1777, vì các tàu thuyền đi qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi thường vào vịnh Adventure trên đảo Bruny như nơi neo đậu an toàn để bổ sung thêm đồ thiết yếu như nước và gỗ.

Ngọn hải đăng trên đảo Bruny

Ngọn hải đăng trên đảo Bruny

Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1856 châu Âu mới chiếm Trạm Kiểm dịch, với sự xuất hiện của gia đình Cox. Anthony Cox, bị kết tội nhập nha, được đưa từ Anh đến Hobart vào năm 1833. Ông được ân xá có điều kiện vào tháng 5/1849 và không lâu sau đó, kết hôn với một tội phạm khác là Jane Daly. Là một cựu tội phạm 'có hạnh kiểm tốt và thái độ chăm chỉ', ông đã được nhận một mảnh đất rộng 19 mẫu từ chính phủ trên khu vực mà sau này trở thành Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny. Cox và gia đình đã chặt củi để kiếm sống trên mảnh đất được nhiều người coi là "chó ăn đá gà ăn sỏi", nhưng ngôi nhà của họ, Shellwood Cottage, có rào chắn gọn gàng và có hoa bao quanh. So với những gian nan của đời tội phạm, sự tự do và yên ả trên đảo Bruny gần giống như thiên đường.

Trạm kiểm dịch

Mảnh đất của nhà Cox cuối cùng cũng được bán, và Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny được xây dựng tại đó vào giữa thập niên 1800 để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như thương hàn và bệnh đậu mùa vốn lan tràn vào thời điểm đó.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Tuy được xây cất trên mảnh đất cằn, nhưng Shelwood Cottage được coi sóc cẩn thận với nhiều hoa cỏ xung quanh

Tuy được xây cất trên mảnh đất cằn, nhưng Shelwood Cottage được coi sóc cẩn thận với nhiều hoa cỏ xung quanh

Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny được xây dựng vào khoảng giữa thập niên 1800

Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny được xây dựng vào khoảng giữa thập niên 1800

Kênh đào Suez khai thông vào năm 1869 đã chứng kiến hoạt động giao thương quốc tế tăng lên; hàng ngàn di dân đến Úc trên các con tàu khách để bắt đầu cuộc sống mới ở các thuộc địa đã được cách ly trên đảo Bruny. Một số người quyết định ở lại Tasmania, nhưng nhiều người dời đến lục địa Úc sau khi họ được tuyên bố là không có bệnh. Khi đến Trạm Kiểm dịch, những hành khách hạng nhất giàu có được bố trí trong một tòa nhà riêng biệt với các hành khách hạng chót, nêu bật tầm quan trọng của địa vị giai tầng xã hội.

Trại tù

Khi Thuyền trưởng Johann Meir và các thủy thủ của ông đến Trạm Kiểm dịch vào tháng 1/1915, nơi này đã được dựng làm trại giam tù nhân Đức. Các thủy thủ bị bắt làm việc với những người Đức khác để chặt gỗ và phát quang đất.

Tổng cộng có khoảng 70 tù nhân và chỉ có 15 lính canh để tuần tra gần 2 km bờ biển và một hàng rào dài. Nhiệm vụ ngăn chặn người trốn thoát là bất khả thi - nếu các tù nhân thực sự muốn bỏ trốn. Có lẽ vì họ đã chứng tỏ là họ chẳng mấy quan tâm đến việc bỏ trốn như thế nên các tù nhân được cho hưởng rất nhiều tự do. Họ thường làm việc bên ngoài ranh giới Trạm Kiểm dịch và xây dựng các ngôi nhà của riêng họ, bao gồm một số trại cách xa căn cứ chính.

p08bnmmy

Sau khi các tù nhân Đức được chuyển đến Trại giam Holsworthy ở Sydney vào năm 1915, Trạm Kiểm dịch trở nên yên ắng - nhưng không lâu. Thế chiến I kết thúc đúng lúc đại dịch cúm Tây Ban Nha bắt đầu.

Thay vì được về nước trong màn diễu binh chiến thắng và được đoàn tụ với gia đình, những người lính Tasmania trở về sau chiến tranh đã trải qua bảy ngày cách ly tại đảo Bruny với hàng trăm người đàn ông khác.

Khu cách ly

Tuy lúc đầu những người lính có thất vọng vì không được về nhà ngay, nhưng nhiều người sau đó đã nhận ra đó là điều tốt nhất có thể.Họ có thể bước chân trên đất liền sau nhiều ngày lênh đênh trên biển và trò chuyện với người khác, những người đã trải qua nỗi kinh hoàng của chiến tranh. Điều này tốt về mặt tâm lý cho họ vì nhiều người không muốn làm gánh nặng cho gia đình.

Địa điểm này được dùng làm trại giam lính Đức trong Thế chiến I

Địa điểm này được dùng làm trại giam lính Đức trong Thế chiến I

Ở đây có các hoạt động bơi lội, câu cá, bóng đá, có lều chiếu phim và sàn đấm bốc để giúp những người lính xả nỗi tức giận và bất mãn. Các gói đồ an ủi của Hội Chữ thập Đỏ có chứa những thứ xa xỉ như thuốc lá, sách và trái cây giúp những người lính lên tinh thần.

Sau khi nguy cơ dịch cúm trôi qua, Trạm Kiểm dịch gần như ngưng hoạt động cho đến những năm 1950, khi trọng tâm của nó chuyển từ người sang thực vật.

Là trạm kiểm dịch Úc duy nhất nằm trên một hòn đảo, nó được chuyển thành trạm kiểm dịch cây cỏ quốc gia, nơi các loài ngoại lai được mang vào như quả mâm xôi, táo và hoa bia bị cách ly và xét nghiệm các bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế nếu chúng được phép đưa vào bên trong nước Úc.

Empty

Vào năm 1986, việc kiểm dịch thực vật đã được dời đến Kingston nằm trên đảo chính của Tasmania và địa điểm này vẫn im lìm cho đến khi chính quyền Tasmania tuyên bố đây là Khu Bảo tồn Quốc gia vào năm 2003.

Mở cửa cho du lịch

Thái độ phản hồi rất tích cực, và tour tự đi bộ khám phá di sản đã được thiết kế để du khách có thể tự khám phá tùy tốc độ của mình. Ngoài tiếng chim hót và tiếng gió xào xạc qua cây bạch đàn, âm thanh duy nhất bạn có thể nghe thấy khi dạo bước quanh Trạm Kiểm dịch là tiếng lạo xạo của bước chân trên con đường lát sỏi.

Du khách có thể trải nghiệm tuyến đi bộ tự khám phá

Du khách có thể trải nghiệm tuyến đi bộ tự khám phá

Hòn đảo trải rộng này giúp bạn dễ dàng tránh chạm mặt bất kỳ du khách nào khác và đắm chìm trong những câu chuyện được ghi trên những tấm bảng thuyết minh. Một số bảng này mô tả các tòa nhà như phòng tẩy trùng và khu của Quan chức Y tế, vốn vẫn còn cho đến ngày nay. Những tấm bảng khác kể về những công trình đã bị dỡ bỏ trong những năm qua như thế nào.

Empty
Empty
Tuyến đi bộ tự khám phá sẽ dẫn các du khách đi qua suốt chiều dài lịch sử của đảo Bruny

Tuyến đi bộ tự khám phá sẽ dẫn các du khách đi qua suốt chiều dài lịch sử của đảo Bruny

Những người lính ở đây một thời gian sau Đệ Nhất Thế Chiến rất nóng lòng quay trở lại xã hội văn minh, nhưng đối với một số tình nguyện viên Tasmania, được cách ly tại nơi xa xôi này là công việc rất được mơ ước. Họ yêu vẻ đẹp thô ráp của nơi này và say mê chia sẻ lịch sử của nó với du khách đến từ Úc và khắp nơi trên thế giới.

Hương Thảo - Nguồn: BBC
RELATED ARTICLES