Luôn có một Afghanistan rất khác

23/08/2021

Nếu có một câu nói dự đoán tất cả các vụ bạo lực đã xảy ra ở Afghanistan trong nhiều thập kỷ, thì đó là câu được khắc ở lối vào Bảo tàng Kabul với nội dung: “Một quốc gia vẫn tồn tại khi nền văn hóa và lịch sử của nó vẫn tồn tại”.

Sự ra mắt ở London của album “Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band” vào tháng 5 năm 1967 là một mốc lịch sử đáng nhớ của làng thời trang và âm nhạc thế giới. Trong khi những bộ trang phục của cả ba thành viên The Beatles khiến cả thế giới ngỡ ngàng, thì John Lennon mới thực sự là ngôi sao của mọi sân khấu. Lennon luôn xuất hiện mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh lá cây, có diềm xếp nếp, có hoa, quần dài bằng vải nhung màu hạt dẻ, tất màu vàng hoàng yến, đôi giày buộc dây với hai sự bổ sung đặc biệt khác thường. Một là chiếc áo khoác da đi theo bộ với các thành viên khác, chiếc còn lại là áo khoác da cừu Afghanistan, được mặc với lớp lông bên trong và lớp da bên ngoài, có màu vàng rám nắng và được thêu những bông hoa lớn màu đỏ ở phía trước và tay áo.

sergeant-peppers-lonely-hearts-club-band-fashion

Những chiếc áo khoác này đã trở thành một cơn sốt với tuổi thọ phi thường. "Afghan", như cách mà thế giới gọi tên cho nó, đã trở thành trào lưu được nhiều người nổi tiếng hưởng ứng vào cuối những năm 1960. Sau đó, trong khoảng thời gian tuyệt vời nhất của một thập kỷ, những chiếc áo khoác “Afghan” đã trở thành trang phục tiêu chuẩn của giới trẻ - một bộ quần áo hippie nguyên mẫu và là biểu tượng của thứ gọi là phản tư tưởng văn hóa co cụm, truyền thống. Đến ngày nay, những chiếc “Afghan” vẫn xuất hiện đều đặn trên mọi bộ ảnh với chủ đề “phóng túng” hay “Bohemian” của giới trẻ trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, cơn sốt đối với những chiếc áo khoác này chỉ có thể xảy ra vì mối quan hệ của Afghanistan với phần còn lại của thế giới ở thời điểm đó bắt đầu có sự thay đổi.

MỘT QUỐC GIA SỐNG MÒN

Những năm 60 của thế kỷ trước, trong một ngày tháng 9 tuyệt vời ở Kabul, Hoàng hậu Humaira Begum cùng chồng mình - Đức vua Zahir Shar lần đầu xuất hiện trước công chúng thế giới với những bộ đồ Âu đầy chuẩn mực. Trong buổi gặp mặt đó, Đức vua đáng kính tuyên bố Afghanistan sẽ mở cửa chào đón cả thế giới sau hàng thế kỷ tự cô lập, còn Hoàng hậu Sumaira thì xuất hiện trước thế giới mà không sử dụng khăn buộc đầu, như một cách để minh chứng cho sự tự do và cởi bỏ những xiềng xích trói buộc thân phận phụ nữ ở Afghanistan. Phải đến thời điểm đó, thế giới mới biết Afghanistan đẹp và hùng vĩ đến như thế nào, con người Afghanistan thân thiện, hiếu khách, thuần khiết ra sao. Những thành phố nhộn nhịp đông đúc bao quanh bởi những “mảnh địa đàng” của cao nguyên, núi và những con sông hiền hòa, khiến cho mảnh đất ấy như một bức tranh tuyệt đẹp được vẽ bởi con mắt hào hoa, si tình của Thượng Đế. Mỗi buổi chiều, người ta sẽ thấy hàng nghìn cánh diều đủ màu sắc bay phấp phới trên những mái nhà ở Kabul, nghe thấy tiếng cười của trẻ nhỏ và những làn khói nhỏ bốc lên từ các khu chợ đông dân cư. Mọi thứ cứ thế hiền hòa trôi qua. Nhưng tất cả thay đổi trong 4 thập kỷ sau đó, những khung cảnh thơ mộng năm nào dần trở thành tàn tích - khi chính quyền Taliban nắm quyền tại Afghanistan lần đầu tiên vào năm 1996.

Empty
Empty

Taliban nắm quyền từ năm 1996 đến 2001, trong thời gian này mọi yếu tố nghệ thuật bị xâm phạm theo cách “dã man” nhất. Không âm nhạc, không vui chơi, không tranh ảnh hay kịch nghệ. 5 năm dưới thời cai trị đầu tiên của Taliban, người dân Afghanistan bị tước đi mọi quyền mưu cầu hạnh phúc cơ bản. Tất cả những gì đất nước thơ mộng ấy phải gánh chịu trong 5 năm là một chế độ áp bức, cấm truyền hình, âm nhạc và điện ảnh; cấm đàn ông cắt tỉa râu; và buộc phụ nữ phải mặc đồ burkas kín từ đầu đến chân.

Nếu có một câu nói dự đoán tất cả các vụ bạo lực đã xảy ra ở Afghanistan trong nhiều thập kỷ, thì đó là câu được khắc ở lối vào Bảo tàng Kabul với nội dung: “Một quốc gia vẫn tồn tại khi nền văn hóa và lịch sử của nó vẫn tồn tại”.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Ở Afghanistan lúc này đang tồn tại một “nền văn hóa” trong đó phụ nữ không được đi học, chỉ có thể ở nhà, bắt buộc phải mặc một bộ trang phục nhất định và được đối xử như những công dân hạng hai. Song song đó, còn có một nhiệm vụ khác mà phụ nữ giữ chức vụ, đó là họ sẽ được đào tạo thành phi công chiến đấu và được hưởng sự tự do duy nhất khi làm trò vui cho nam giới. Có một “nền văn hóa” cực đoan như thế, trong đó chủ nghĩa bộ tộc và sắc tộc chi phối gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, và một nền văn hóa khác thì không.

Taliban bám vào một nhóm các “nền văn hóa” kể trên, và những người Afghanistan đang sợ hãi sự trở lại của Taliban thuộc vào nhóm còn lại - một nền văn hóa gần gũi với văn hóa nhân loại hơn khi con người được tự do, được mưu cầu hạnh phúc và có quyền bình đẳng của một con người. Mỗi một bên đều có một câu chuyện lịch sử tương ứng giải thích bên nào mới là nhân vật phản diện lớn nhất của xã hội, và sự bất đồng nhận thức giữa họ vô cùng lớn. Từ bao đời nay, câu chuyện lịch sử của Afghanistan đã luôn là một câu chuyện được cấu thành bởi những nền văn hóa rời rạc và một lịch sử bị biến dạng, về một quốc gia đang chết trong nỗ lực giữ cho chính nó được tồn tại.

Empty
Empty
Empty

Khoảng cách văn hóa giữa Kabul và Taliban quá lớn, khiến việc giao tiếp giữa những người dân với thế lực mới này trở nên khó khăn. “Sự hòa nhập” mà Taliban tuyên bố ở Afghanistan vào ngày hôm nay, với họ có nghĩa là phụ nữ sẽ mất đi quyền lợi của mình, cùng lúc đối mặt với việc tiếp tục bị đánh đập trên đường phố nếu sai luật; các danh lam thắng cảnh của Afghanistan sẽ một lần nữa đóng cửa với thế giới và những khung cảnh tang thương cùng máu, nước mắt sẽ lại đổ trên khắp đất nước ấy, một lần nữa.

Thực tế, không phải chỉ có Taliban là bên sở hữu thứ “văn hóa áp bức” ở Afghanistan. Hai tuần trước, sở giáo dục của Kabul đã ban hành lệnh cấm nữ sinh hát. Nó đã được nhiều phụ huynh Kabul ủng hộ, nhưng lại gặp phải sự phẫn nộ từ những người Afghanistan khác. Hashtag #IAmMySong đã lan truyền nhanh chóng, được đính kèm với các dòng tweet của phụ nữ Afghanistan ghi âm mình hát và khiến các quan chức chính phủ xấu hổ khi phải tự mình hủy bỏ lệnh này. Nhiều người Afghanistan, đặc biệt là tầng lớp chuyên gia được giáo dục tốt của quốc gia này, vì thế lo ngại rằng đất nước sẽ phải chịu các biện pháp nghiêm khắc bảo thủ hơn nếu Taliban mở rộng ảnh hưởng của họ trên khắp đất nước.

Empty
Empty

…Hay một món quà vô giá của Thượng Đế?

Nếu chỉ mường tượng ra mảnh đất xa xôi ấy thông qua hình ảnh của những thành phố, hoang mạc phủ màu tro tàn, bạo lực, náo loạn… hay nói cách khác, những hình ảnh được giới truyền thông ưa thích, chúng ta đã vô tình khiến bản thân bị nuốt chửng bởi cơn bão tiêu cực của thông tin. Thực chất, Afghanistan là một quốc gia xinh đẹp và đa diện hơn thế. Lonely Planet từng mô tả Afghanistan là một "đất nước hấp dẫn đến tận cùng”. Từ những con đập ở Band-e-Amir cho đến những dãy núi Pamir hoang sơ, cao vút, nơi có những con báo tuyết cuối cùng trên thế giới rình mồi, tới những khu làng ở Wakhan cực kỳ hẻo lánh, ngay gần với biên giới Trung Quốc - tất cả đều độc đáo với những vẻ đẹp giản dị, dân dã nhưng sống động - và đây đều là những khu vực yên bình hơn của Afghanistan. Nổi tiếng hơn cả có lẽ là thành phố Bamiyan, cao nguyên lộng gió với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt. Từ những bức tượng Phật khổng lồ của thành phố, bị Taliban phá hủy vào năm 2001, đã sống lại dưới dạng hình chiếu 3D thu hút sự thích thú của khách du lịch trong nhiều năm qua. Bamiyan cũng có các địa điểm khảo cổ quan trọng, chẳng hạn như hang động lưu giữ một số bức tranh sơn dầu đầu tiên trên thế giới có niên đại 14 thế kỷ và một ngành công nghiệp trượt tuyết non trẻ.

Empty
Empty

Ngoài ra, Bamiyan có một lịch sử tiến bộ và độc đáo bao gồm cả nữ thống đốc tỉnh đầu tiên của Afghanistan, Tiến sĩ Habiba Sarabi. Sự ổn định này khiến Bamiyan trở nên hấp dẫn đối với khách du lịch và mở ra một hình ảnh mới cho đất nước mà bấy lâu cả thế giới luôn nghĩ rằng chỉ có hơi nóng của súng đạn, của chiến tranh mà không biết rằng ở đó có những con người luôn ủ ấm tấm lòng thương người, hiếu khách.

Empty
Empty

Với một nền văn hóa phong phú và mến khách cũng như vẻ đẹp thiên nhiên vô song, sự phát triển sau xung đột của một ngành du lịch bền vững và có trách nhiệm có thể mang lại lợi ích cho Afghanistan - đặc biệt là ở những vùng xa xôi hẻo lánh hơn. Bởi thực tế đã cho thấy, trước chiến tranh và Covid-19, vào những năm 1970, hơn 100.000 khách du lịch mỗi năm đã đến thăm Afghanistan. Lúc đó, Afghanistan như một viên ngọc ẩn sâu trong những dãy núi và thung lũng bạt ngàn ở Trung Đông.

Còn ngày nay, ngay cả một người lãng mạn cũng không còn dám nhìn vào những thung lũng nên thơ cùng những đỉnh núi tuyết hùng vĩ của Afghanistan mà mơ mộng về một viễn cảnh tươi đẹp phù hợp với món quà vô giá từ tạo hóa ấy nữa. Những ánh mắt đượm buồn, đầy vẻ lo sợ và như muốn cầu xin sự cứu rỗi từ lỗ hổng duy nhất trên bộ trang phục burka, vì thế trở thành hình ảnh ẩn dụ hoàn hảo nhất cho thứ “văn hóa xấu xí” và những điều tồi tệ đang diễn ra ở quốc gia Trung Đông ấy, ngay lúc này.

Empty

Trọng Nghĩa - Ảnh: Michael Yamashita
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES