Một câu chuyện tình qua lăng kính nhiếp ảnh

07/10/2021

Nhiều thập kỷ trôi qua, người vợ quá cố vẫn là chủ đề chính trong những tác phẩm của nhà nhiếp ảnh Seiichi Furuya. Anh từng chụp cô suốt những tháng ngày họ sống bên nhau, và nhiều năm sau đó, vỡ òa thay, anh phát hiện cô cũng đã từng chụp anh như thế.

Đã hơn hai năm trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi gặp cô ấy. Bộ phim đầu tiên chúng tôi xem cùng nhau là “Harakiri”. Một năm trước, chúng tôi kết hôn. Tôi bắt đầu chụp ảnh cô ấy từ ngày chúng tôi gặp nhau. Ở cô ấy, tôi thấy hình ảnh của người phụ nữ hiện ra trước mắt mình - một hình mẫu, đôi khi là của người phụ nữ tôi yêu, đôi khi là của người phụ nữ thuộc về tôi. Một người phụ nữ mang nhiều ý nghĩa với tôi như thế, tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình là phải tiếp tục chụp ảnh cô ấy. Nếu chúng ta coi việc chụp ảnh, theo một nghĩa nào đó, là việc lưu giữ không gian và thời gian, thì công việc này - công việc ghi lại cuộc đời của một con người - đặc biệt xúc động. Khi đối mặt với cô ấy, khi chụp hình cô ấy và khi nhìn cô ấy trong những bức ảnh, tôi cũng nhìn thấy và khám phá ra chính bản thân mình.

(Seiichi Furuya, Graz, 1980)

Phần 1: Mémoires - Hồi ức

Chân dung Christine Furuya-Gössler năm 1979

Năm 1973, nhiếp ảnh gia Seiichi Furuya rời quê hương Nhật Bản để đến châu Âu bằng đường sắt xuyên Sibir. Cuộc sống và công việc của anh hoàn toàn bị đảo lộn khi anh gặp Christine Gössler, một sinh viên ngành Lịch sử Nghệ thuật tại Graz (Áo), vào năm 1978. Chỉ sau vài tháng yêu nhau, họ kết hôn và có một cậu con trai tên Komyo.

Mới đầu, những tác phẩm nhiếp ảnh của Seiichi Furuya chủ yếu tập trung vào cảnh đời thường ở các thành phố Đông Âu, nhưng sau khi gặp Christine, anh say mê chụp ảnh chân dung vợ, chụp một mình hoặc cùng Komyo. Với chiếc máy ảnh, Seiichi ghi lại cuộc sống tự do của họ ở châu Âu thời Bức màn Sắt: du lịch, thuốc lá, những căn hộ dường như có vẻ đẹp xuyên thời gian... Năm 1984, cả gia đình chuyển đến Dresden, sau đó định cư ở Đông Berlin. Khi ấy, nhiếp ảnh vẫn chưa phải nghề chính của Seiichi, mà anh làm thông dịch viên để kiếm sống. Sau cùng, anh bắt đầu sáng lập một tờ tạp chí nghệ thuật - tờ Camera Austria, còn Christine thì bị sự nghiệp ở nhà hát lôi cuốn.

Trong suốt bảy năm bên nhau, Christine đã phải chiến đấu với căn bệnh trầm cảm và nhiều lần ra vào các viện tâm thần. Ngày 7 tháng 10 năm 1985, ngày đánh dấu kỷ niệm năm thứ 36 thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức, Christine - khi ấy được chẩn đoán bị tâm thần phân liệt - đã nhảy lầu tự sát từ cửa sổ tầng 9 của căn chung cư nơi hai người sống tại Đông Berlin.

Graz, 1979

Graz, 1979

Graz, 1979

Graz, 1979

Seiichi Furuya bị ám ảnh bởi một quá khứ thiếu thốn tình cảm. Người em trai của anh phải sống với căn bệnh tâm thần vĩnh viễn do di chứng từ một cơn sốt thời thơ ấu, và phải tiếp nhận điều trị suốt đời. Seiichi còn từng có lần bị kẹt dưới gầm xe vì tai nạn do người bố say rượu gây ra.

Christine cũng đã trải qua khoảng thời gian khó khăn về mặt cảm xúc. Vị hôn phu trước của cô huỷ bỏ hôn ước, cô rơi vào trầm cảm nặng đến mức muốn tự tử. Có những lần vì muốn tự giải thoát, cô cố rạch cổ tay và cứa cổ mình. Những lý do đằng sau hành động ấy, cô đã không nói với Seiichi cho đến nhiều năm sau khi họ bên nhau.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Hai con người nhạy cảm tìm thấy nhau, họ vực nhau dậy và xây dựng một cuộc sống mới. Gần như ngay lập tức, Christine trở thành chủ thể nhiếp ảnh của Seiichi, ánh mắt anh chỉ nhìn thấy cô, và cô là cái tôi của anh.

© s.furuya

© s.furuya

© s.furuya

© s.furuya

Đâu đó khoảng giữa trưa ngày 7 tháng 10, Christine đáng lẽ đang chuẩn bị bữa trưa thì biến mất. Cuộc diễu hành kỷ niệm 36 năm ngày thành lập nước Đông Đức đang được phát sóng, còn tôi đang để mắt đến Komyo và chụp ảnh thằng bé, lúc ấy tôi đã có một linh cảm chẳng lành. Tôi vội vã đi xuống hành lang để vào phòng ngủ nhưng không tìm thấy cô ấy. Cánh cửa căn hộ đang mở một nửa.

Chạy ra khỏi căn hộ ở tầng bốn, tôi lập tức đi lên tầng chín. Ngay khi chạy lên cầu thang thì tôi nghe thấy một tiếng thịch. Nghe như một bao xi măng đập xuống đất.

Không thể vào được tầng chín từ bên ngoài, nhưng có một lối đi thông nhau để người ta đi lại giữa các khu dân cư lân cận. Có một lần, cô ấy tự lẩm bẩm một mình, và có lẽ đó cũng là dấu hiệu cầu cứu tôi trong một giây phút khủng hoảng, "Nếu nhảy từ đây xuống thì chắc chắn sẽ chết, phải vậy không?". Tôi không thể ngăn mình nhớ lại thời điểm đó, nhớ đến âm thanh mà tôi vừa nghe thấy lúc trước, khi nhìn thấy đôi dép cao su xếp ngay ngắn dưới khung cửa sổ mở tung.

"Ko-chan. Mẹ mất rồi."

"Ba giết mẹ phải không?"

"Ừ."

Không có cách nào để biết liệu Komyo có nhớ cuộc trò chuyện đó hay không. Cho đến ngày nay, tôi vẫn hối hận vì đã nói rằng, Mình giết cô ấy.

(Christine Furuya-Gössler Memoires, 1978-1985)

Trong suốt năm tháng bên nhau, Seiichi thường xuyên chụp ảnh vợ mình, mặc dù nếu mô tả Christine là nàng thơ của anh thì có lẽ không phải. Những bức ảnh của Seiichi rất bình thường và chỉ ghi lại những khoảnh khắc trong ngày, tựa như mối quan hệ không thể tách rời của chúng ta với các phương tiện truyền thông trong xã hội hiện đại. Nhưng nhiều thập kỷ trôi qua, người vợ quá cố vẫn là chủ đề chính trong những tác phẩm của nhà nhiếp ảnh. Sau cái chết của Christine, từ năm 1989 đến năm 2010, Seiichi đã xuất bản một bộ sách có tên Mémoires (Hồi ức), gồm năm cuốn sách ảnh chứa những bức chân dung về cô và về mối quan hệ của họ trong đời sống ngắn ngủi cùng nhau.

Graz 1979 - © s.furuya

Graz 1979 - © s.furuya

London 1979 - © s.furuya

London 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Stal, 1979 - © s.furuya

Stal, 1979 - © s.furuya

Venice, 1979 - © s.furuya

Venice, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Ilztal, 1979 - © s.furuya

Ilztal, 1979 - © s.furuya

Bad Ischl, 1979 - © s.furuya

Bad Ischl, 1979 - © s.furuya

Wien, 1979 - © s.furuya

Wien, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Güssing, 1979 - © s.furuya

Güssing, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Graz, 1979 - © s.furuya

Phần 2: Face to Face - Cùng nhau

35 năm sau ngày cô mất, Seiichi Furuya đặt những bức ảnh của mình và vợ cạnh nhau

Năm 2018, Seiichi Furuya tìm thấy một vài bức ảnh của anh, được Christine Gössler chụp bằng máy ảnh compact 35mm vào chính những khoảnh khắc anh từng chụp cho cô. Có những bức ảnh - được chụp trong căn nhà của họ, trong thời gian họ ở Đức, Nhật Bản, Ý hoặc Áo - trông gần giống như hai người đang bắt chước nhau, còn một số bức khác thì tạo thành một tư thế nào đó khi được xếp cạnh nhau. Họ để lộ một sự kết nối lạ kỳ, ngay trong những khoảnh khắc dung dị của cuộc sống.

Graz, 1978 - © Christine Gössler/Chose Commune

Graz, 1978 - © Christine Gössler/Chose Commune

Graz, 1978 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Graz, 1978 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Năm 2020, Seiichi Furuya phát hành cuốn sách ảnh Face to Face (Cùng nhau), gồm 150 cặp ảnh của hai người chụp trong bảy năm chung sống, từ ngày gặp gỡ lần đầu đến khi Christine qua đời. Seiichi coi dự án mới này như hành động cuối cùng đặt dấu chấm hết cho Mémoires, tác phẩm của cả một đời người. Face to Face được xuất bản bởi Chose Commune, một nhà xuất bản tư nhân của Pháp có trụ sở tại Marseille.

Face to Face được trình bày đơn giản: khi mở ra hai trang sách, ta nhìn thấy cô trước, sau đó ta thấy anh. Đôi khi cả hai xuất hiện với cùng một phông nền: một chiếc ghế sofa màu xanh, một bức tường trát vữa trong ngôi nhà, với một chậu hoa trước mặt... Đôi khi họ không mặc quần áo. Đôi khi còn có người khác xuất hiện bên cạnh. Đôi khi ảnh chỉ có màu đen trắng. Phần nhiều, hai người chỉ tạo dáng trong một khoảnh khắc, như một chớp nhoáng trong đời.

Cuốn sách được sắp xếp sao cho những bức ảnh của Christine chủ yếu xuất hiện ở trang bên trái, đối diện với chồng cô ở trang bên phải. Cũng có những lúc ảnh không nằm theo quy luật đó, như tấm hình họ ngồi ngược sáng, và bóng tối che đi đường nét trên khuôn mặt hai người.

Vienna, 1980 - © Christine Gössler/Chose Commune

Vienna, 1980 - © Christine Gössler/Chose Commune

Vienna, 1980 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Vienna, 1980 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Những bức ảnh Seiichi chụp Christine biểu lộ niềm tự hào, tình cảm, ước muốn, và có thể là cả tính chiếm hữu của anh. Nếu những bức ảnh Christine chụp Seiichi cũng là sản phẩm nghệ thuật, thì với cô, nó gần giống như một trò chơi thân mật hơn, một cách thể hiện rằng cô nhìn thấy anh, cũng rõ ràng như anh nhìn thấy cô. Chúng là một thông điệp, được gửi đi dù đã qua nhiều thập kỷ, rằng cô ghi nhớ anh.

Graz, 1980 - © Christine Gössler/Chose Commune

Graz, 1980 - © Christine Gössler/Chose Commune

Graz, 1980 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Graz, 1980 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Izu, 1978 - © Christine Gössler/Chose Commune

Izu, 1978 - © Christine Gössler/Chose Commune

Izu, 1978 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Izu, 1978 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Đông Berlin, 1985 - © Christine Gössler/Chose Commune

Đông Berlin, 1985 - © Christine Gössler/Chose Commune

Đông Berlin, 1985 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Đông Berlin, 1985 - © Seiichi Furuya/Chose Commune

Graz, 1979 - Seiichi Furuya & Christine Gössler/Chose Commune

Graz, 1979 - Seiichi Furuya & Christine Gössler/Chose Commune

Graz, 1979 - Seiichi Furuya & Christine Gössler/Chose Commune

Graz, 1979 - Seiichi Furuya & Christine Gössler/Chose Commune

An
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES