Những người Afghan "mang" văn hóa Afghanistan ra thế giới

18/12/2021

Dù trong thời bình, hay đang phải chạy trốn khỏi chính quê hương hương mình, những hướng dẫn viên du lịch đến từ Afghanistan vẫn miệt mài phô bày cho thế giới thấy những viên ngọc di sản của đất nước mình.

Trong suốt nhiều năm thời bình, Noor Ramazan, và một nhóm nhỏ chỉ gồm vài chục hướng dẫn viên cùng tài xế du lịch ở Afghanistan, đã làm công việc giới thiệu đến du khách những kỳ quan thiên nhiên và di tích lịch sử của một quốc gia mà người ta vẫn thường chỉ ấn tượng bởi hình ảnh khói lửa chiến tranh và bạo động.

“Chúng tôi chỉ muốn mọi người hiểu rằng, đất nước này vẫn có những điều tích cực" - Ramazan nói.

Trước thời điểm chiến tranh, Afghanistan từng sẵn sàng cho thế giới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mình: những dãy núi Pamir và Hindu Kush đầu đội tuyết trắng, những công trình kiến trúc Hồi giáo khiến người ta phải sững sờ, những di tích lịch sử ẩn giữa dòng thời gian; những món ăn tuyệt hảo, hàng dệt may thủ công, và lòng hiếu khách tại nơi giao thoa của các nền văn hoá Pashtun, Ba Tư, Hazara, Đột Quyết.

Những ngôi nhà bằng gạch bùn nằm dọc các ngọn đồi cát vàng xung quanh thành phố Bamyan.

Những ngôi nhà bằng gạch bùn nằm dọc các ngọn đồi cát vàng xung quanh thành phố Bamyan.

Nhưng chiến tranh vẫn tìm về với vùng đất này, rồi kết thúc bằng sự tiếp quản của Taliban thay cho Chính phủ Afghanistan vào tháng 8 năm nay. Ramazan, và nhiều nhân viên lữ hành khác, cũng nằm trong số hàng trăm nghìn người Afghanistan chạy trốn khỏi đất nước vì lo sợ cho sự an toàn của chính mình.

"Nhìn vào lịch sử, có thể thấy rằng Taliban chưa bao giờ hiểu ý nghĩa thực sự của du lịch. Họ coi khách du lịch là kẻ ngoại đạo và hướng dẫn viên là nô lệ của kẻ ngoại đạo" - Ramazan nói, "Vậy nên, đây là một nghề nguy hiểm".

Một ngành du lịch non trẻ

Trước khi thành lập công ty du lịch Let’s Be Friends Afghanistan vào năm 2016, Noor Ramazan từng làm nhân viên an ninh cho một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, tham gia vào các dự án nông nghiệp ở miền Bắc Afghanistan. Anh vẫn luôn khuyến khích các đồng nghiệp người nước ngoài của mình đến thăm những địa điểm du lịch như Hazrat Ali Mazar - một nhà thờ Hồi giáo ở Mazar-i-Sharif - để hiểu về đất nước này bên ngoài bốn bức tường ở văn phòng. Để đảm bảo an toàn cho đồng nghiệp, Ramazan luôn gọi điện cho cảnh sát địa phương nhiều lần, và cập nhật thông tin về tình hình an ninh trước bất kỳ chuyến thăm nào.

Đến năm 2016, anh quyết định theo nghề du lịch toàn thời gian. Lúc đầu, mỗi năm anh chỉ dám nhận một hoặc hai khách hàng. Nhưng sau khi anh được nhiều người biết đến hơn trên mạng xã hội, tới năm 2020, lượng du khách tìm đến anh đã lên đến khoảng 200 người. Người ta vẫn đến Afghanistan, bất chấp lời khuyên từ chính phủ nhiều nước về xung đột, bắt cóc và khủng bố.

Hướng dẫn viên Noor Ramazan quấn khăn và patu, một chiếc chăn choàng của người Afghanistan, để bảo vệ mình khỏi những cơn gió lạnh mùa đông ở tỉnh miền núi Bamyan.

Hướng dẫn viên Noor Ramazan quấn khăn và patu, một chiếc chăn choàng của người Afghanistan, để bảo vệ mình khỏi những cơn gió lạnh mùa đông ở tỉnh miền núi Bamyan.

Hai người chăn cừu tộc Hazara trên núi Mirsha Khuja, vùng nông thôn Bamyan. R

Hai người chăn cừu tộc Hazara trên núi Mirsha Khuja, vùng nông thôn Bamyan.

Ramazan tổ chức các tour du lịch tham quan tới các nhà thời Hồi giáo và công trình lịch sử ở các thành phố lớn, như Herat và Kandahar. Anh cũng sắp xếp những buổi gặp gỡ với các nghệ nhân, nhiếp ảnh gia đường phố và giáo viên địa phương. Nhiều Youtuber nổi tiếng, bao gồm cả Yes Theory và Drew Binsky, đã chia sẻ những video về chuyến đi khắp Afghanistan cùng Ramazan, với lượt xem lên đến hàng triệu người.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Anh bắt đầu hợp tác với nhiều hướng dẫn viên địa phương khác trên mọi miền đất nước để tạo dựng mạng lưới giúp đỡ du khách. Anh bắt tay làm việc cả với vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp kiêm hướng dẫn viên đi bộ đường dài Sajjad Husaini - một ứng viên Olympic tiềm năng. Husaini thường đưa du khách trekking trên núi và nghỉ tại nhà dân ở xung quanh khu vực Bamyan và Daykundi, một tỉnh phía bắc của Afghanistan. Ngoài ra, cũng có những chuyến đi trượt tuyết và đạp xe được mọi người ưa thích.

Dù ngay khi tình hình chính trị ở Afghanistan bắt đầu xấu đi từ tháng 5 và tháng 6 năm nay, Ramazan vẫn nhận được nhiều yêu cầu từ các khách hàng tiềm năng. Một số người cho rằng đây có thể là cơ hội cuối cùng để họ đến thăm đất nước này. Vì khi ấy, Afghanistan là một trong số ít quốc gia vẫn mở cửa cho khách du lịch trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát.

Xung quanh Nhà thờ Hồi giáo Hazrat Ali Mazar ở Mazar-i-Sharif, ngay sau giờ cầu nguyện solah maghrib.

Xung quanh Nhà thờ Hồi giáo Hazrat Ali Mazar ở Mazar-i-Sharif, ngay sau giờ cầu nguyện solah maghrib.

Trước đó, những năm 1970 từng là thời kỳ hoàng kim của ngành du lịch ở Afghanistan. Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao của đất nước, trung bình mỗi năm có khoảng 90.000 khách du lịch đến thăm hình ảnh 3D của những bức tượng Phật từ thế kỷ 6 ở Bamyan, tháp giáo đường ở Jam cao vút và khu chợ Kabul sôi động, nhộp nhịp.

Nhưng năm 1979 là khởi đầu cho hơn 40 năm chiến tranh và bất ổn, con đường phát triển du lịch của Afghanistan bị chặn đứng, và gần như, hoàn toàn bị phá huỷ.

du lịch đem lại sự thay đổi

Trước khi các tour du lịch Afghanistan của Ramazan bùng nổ trên mạng xã hội, một người khác là Gul Hussain Baizada đã thành lập một công ty du lịch tiên phong thời hậu Taliban, vào năm 2011, với tên gọi Silk Road Afghanistan & Travel. Baizada đón khoảng 3.000 du khách đến với đất nước qua công ty này. Ông tin rằng sức mạnh của du lịch có thể tạo công ăn việc làm cho người dân, và thông qua đó, sẽ thúc đẩy nền kinh tế Afghanistan. Thậm chí, ông còn tuyển dụng nữ hướng dẫn viên du lịch duy nhất của Afghanistan - Fatima Haidari.

Nguồn động lực thành lập công ty dịch vụ lữ hành của Baizada đến từ năm 2009. Năm đó, ông được cử đến Nepal để tham khảo những sáng kiến về du lịch sinh thái bền vững, khi còn làm việc ở Aga Khan Foundation. Sau khi trở về, ông được giao nhiệm vụ phát triển dịch vụ trượt tuyết đầu tiên của Afghanistan, tại Bamyan, một thành phố miền núi phía đông của đất nước.

Lúc đầu, ông vấp phải nhiều sự phản đối khi tìm nhà tài trợ cho một nhóm nữ vận động viên trượt tuyết. Sau nhiều nỗ lực tuyển dụng, cùng sự đóng góp nhiệt tình của vợ, Baizada đã phát triển được một cộng đồng nữ giới tham gia thể thao tại Bamyan. Từ đó, các chương trình thể thao và du lịch khác cũng sớm được triển khai, bao gồm các tour đi bộ xuyên rừng, đạp xe đường dài, leo núi và trượt tuyết.

Công viên quốc gia đầu tiên của Afghanistan, Band-e-Amir, với hồ nước màu xanh ngọc nép mình trong dãy núi Hindu Kush. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nhiều du khách tới đây để đi bộ đường dài và ăn uống tại các quầy thịt nướng dọc đường bờ biển.

Công viên quốc gia đầu tiên của Afghanistan, Band-e-Amir, với hồ nước màu xanh ngọc nép mình trong dãy núi Hindu Kush. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nhiều du khách tới đây để đi bộ đường dài và ăn uống tại các quầy thịt nướng dọc đường bờ biển.

Ông chia sẻ, "Du lịch đến và làm thay đổi hoàn toàn cách sống ở Bamyan. Trước đây, Bamyan còn bảo thủ hơn các khu vực khác. Nhưng bây giờ, mọi người đều dễ tính và dễ cảm thông. Các gia đình có tư tưởng thoáng hơn. Tất cả đều nhờ du lịch".

Năm 2012, Bamyan tựa như một ốc đảo du lịch của đất nước Trung Đông này. Những vùng núi non, hồ nước và làng mạc hiểm trở ở thành phố, cùng với khu vực Wakhan, đều được đánh giá là an toàn cho du khách. Du lịch mang lại nhu nhập cho người dân địa phương. Họ phát triển các lĩnh vực từ thủ công mỹ nghệ đến quản lý nhà hàng, cửa hiệu. Phụ nữ có việc làm, và được tôn trọng hơn.

Tuy nhiên, tình hình bắt đầu xấu đi vào năm 2019, khiến lượng khách du lịch đến Bamyan giảm dần. Những vùng đông dân cư như Kabul, Kandahar và Herat không phải lúc nào cũng an toàn cho du khách. Nhiều công ty lữ hành như của Ramazan và Baizada phải thường xuyên tiến hành nhiều đợt kiểm tra an ninh trước khi nhận bất kì tour du lịch nào.

Trên Bảo tháp Takht-e Rostam, một quần thể tu viện Phật giáo được xây dựng từ thế kỷ 3, nằm bên ngoài thị trấn Haibak thuộc tỉnh Samangan, miền bắc Afghanistan.

Trên Bảo tháp Takht-e Rostam, một quần thể tu viện Phật giáo được xây dựng từ thế kỷ 3, nằm bên ngoài thị trấn Haibak thuộc tỉnh Samangan, miền Bắc Afghanistan.

Nỗ lực truyền bá văn hoá Afghanistan ra thế giới

Tương lai du lịch của Afghanistan sẽ ra sao?

"Còn quá sớm để đánh giá vấn đề" - Ramazan nhận định, "Nhưng hiện tại, tôi không mấy lạc quan".

Baizada cũng đồng tình với ý kiến của ông, "Rất khó để nói liệu Taliban có chấp nhận hoạt động du lịch hay không. Nếu đây là Taliban của những năm 90, thì chúng tôi chẳng còn hy vọng gì".

Cả Baizada và Ramazan đều là người dân tộc Hazara, một trong những nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất của Afghanistan. Họ lo lắng cho những đồng nghiệp cũ còn ở lại Afghanistan - những hướng dẫn viên và tài xế không có thu nhập ổn định, phải đối mặt với nguy cơ bị Taliban đàn áp vì từng làm việc với người nước ngoài. Họ đang cố gắng tìm cách để giúp cộng đồng của mình rời khỏi đất nước. Cho đến nay, cộng đồng du lịch quốc tế đã quyên góp được gần 70.000 USD để giúp các hướng dẫn viên và gia đình của họ xuất ngoại.

Một gia đình Afghanistan ngắm nhìn Kabul, thủ đô của Afghanistan, từ một nơi trên đồi Bibi Mahru.

Một gia đình Afghanistan ngắm nhìn Kabul, thủ đô của Afghanistan, từ một nơi trên đồi Bibi Mahru.

Trong khi đó, những người đã rời khỏi đất nước thì đang cố gắng thích nghi với cuộc sống mới xa nhà. Ramazan ở Úc, còn Baizada, Husaini và Haidari đến Ý. Baizada vẫn hy vọng có thể phát triển các chương trình du lịch được điều hành bởi những người tị nạn Afghanistan ở Ý. Ramazan thì muốn mở một nhà văn hóa Afghanistan ở Úc, tổ chức các cuộc hội thảo về ẩm thực, nghệ thuật, lịch sử và những điều khác nữa, về Afghanistan. Anh mãnh liệt tin rằng Afghanistan không hề bị lãng quên.

"Chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng. Tôi muốn tiếp tục được nói về Afghanistan, và giới thiệu Afghanistan, ngay cả khi đang ở một nơi rất xa".

An - Nguồn: National Geographic
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES