Những phong tục đón Tết kỳ lạ ở Tây Bắc

27/01/2021

Miền Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với núi rừng hoang sơ, hùng vĩ mà còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc ít người với những nét văn hoá đặc sắc. Cùng đón tết Nguyên Đán, song mỗi dân tộc miền Tây Bắc lại có một tập tục riêng rất độc đáo.

Tục hát thi với gà trống của người Pu Péo

Đây là một phong tục đón tết kì lạ của người dân tộc Pu Péo ở tỉnh Hà Giang. Trong đêm giao thừa, người Pu Péo sẽ thức để canh chừng chú gà trống nhà mình. Khi chú gà vỗ cánh chuẩn bị cất tiếng gáy, họ sẽ đốt một quả pháo ném vào chuồng để khiến những chú gà trong chuồng thi nhau nhảy lên và gáy vang.

Ngày Tết cũng là dịp người Pu Péo tụ tập giao lưu, múa hát

Ngày Tết cũng là dịp người Pu Péo tụ tập giao lưu, múa hát

Khi những tiếng gà gáy bắt đầu vang vọng, người Pu Péo cũng theo đó mà hò hát vang trời. Đối với người Pu Péo, tiếng gà gáy là dấu hiệu để đánh thức mặt trời, khởi đầu một ngày mới tốt lành. Do đó, ai hát to, hát khoẻ làm át được tiếng gáy thiêng liêng đó thì năm mới ắt sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

Tục thờ bát nước lã của người Pà Thẻn

Trên bàn thờ tổ tiên của người Pà Thẻn ở Hà Giang luôn có một bát nước lã. Bát nước này phải là nước sạch được lấy từ đầu nguồn của con suối trong nhất, sạch nhất của bản và phải được đậy kín suốt cả năm và chủ nhà người Pà Thẻn không bao giờ được phép để nước trong bát cạn đi. Mỗi năm, chủ nhà chỉ được phép mở bát nước ra hai lần vào cuối tháng 6 để tiếp thêm nước và vào ngày 30 tết để thay bát nước mới.

Thầy mo người Pả Thẻn làm lễ cúng cầu may mắn cho mọi làng, bản

Thầy mo người Pả Thẻn làm lễ cúng cầu may mắn cho mọi làng, bản

Theo đó, vào đêm 30 Tết, các gia đình ở Pà Thẻn sẽ đóng cửa cài then, bịt kín mọi lỗ thông khí trong nhà rồi nấu một nồi cháo gà để cả nhà cùng quây quần ăn tết. Ăn cháo xong, chủ nhà mới lấy bát nước lã để quanh năm trên ban thờ xuống để cọ rửa, thay nước mới. Công việc này phải được thực hiện kín đáo là vì người Pà Thẻn tin rằng nếu người ngoài à nhìn thấy bát nước linh thiêng đang được lau chùi hay thay nước mới thì gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo trong năm mới.

Người Lô Lô đánh thức gia súc cùng đón Tết

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì gia súc là một phần quan trọng trong kinh tế của gia đình. Do đó, phong tục đánh thức gia súc cùng đón Tết là một tục lệ đón năm mới không thể bỏ qua của người dân tộc Lô Lô.

Người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang

Người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang

Khi năm mới đến, vào thời khắc tiếng gà gáy đầu tiên vang lên trong bản thì người Lô Lô sẽ đánh thức toàn bộ gia súc trong nhà để đón năm mới cùng cả gia đình. Ngoài ra, họ cũng sẽ làm một lễ cúng tại nhà để cầu chúc cho năm mới. Đàn ông sẽ được cúng bằng gà trống còn phụ nữ sẽ được cúng bằng gà mái.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Tục xem bói gan lợn thiến của người Hà Nhì

Lợn là gia súc quan trọng của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, không chỉ mang giá trị kinh tế, con vật này còn mang một số ý nghĩa quan trọng với một số tộc người, như người Hà Nhì ở Lai Châu.

Theo phong tục lễ tết truyền thống của người dân tộc Hà Nhì, mỗi gia đình đều nuôi một con lợn đực, vào ngày đầu năm, họ sẽ đem lợn đi thiến, để dành Tết năm sau thì mổ con lợn đó để làm lễ cúng gia tiên. Thịt lợn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của đồng bào Hà Nhì, dù gia đình đó khá giả hay nghèo túng.

Người Hà Nhì mổ lợn không đơn thuần chỉ là hoạt động phục vụ cho việc

Người Hà Nhì mổ lợn không đơn thuần chỉ là hoạt động phục vụ cho việc "ăn Tết" mà còn thông qua đó để thực hiện quẻ bói đầu năm

Khi mổ lợn để làm cỗ đón năm mới, người Hà Nhì đặc biệt chú ý đến lá gan. Nếu lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi đỏ, túi mật căng đầy thì năm đó việc chăn nuôi, làm ăn sẽ phát triển, thời tiết thuận hoà, gia đình hạnh phúc.

Tục gọi vía trâu về ăn Tết của người Mường

Coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, trong những ngày Tết, người Mường cũng không quên để cho con vật nuôi quan trọng này cùng ăn Tết với gia đình mình. Từ mấy ngày trước Tết, họ thường chuẩn bị sẵn một chiếc mõ, để qua giao thừa thì đốt đuốc đi gọi vía trâu. Không chỉ có vậy, người Mường còn treo những xâu bánh ống lên các công cụ lao động thường ngày như cày, bừa, đòn gánh… để mời những “người bạn thân thiết” này ăn Tết.

m

Phong tục đón Tết kỳ lạ của người dân tộc Mường này có ý nghĩa rất nhân văn, thể hiện lòng biết ơn của con người đối với con vật nuôi trung thành đã giúp đỡ gia chủ việc đồng áng quanh năm. Người Mường quan niệm, sau một năm làm lụng vất vả, con trâu hay cái cày cũng đều xứng đáng được nghỉ ngơi.

Người Thái gọi hồn vào dịp Tết

Một tục lệ không thể thiếu và là nét đặc trưng của người Thái vào ngày Tết là tục gọi hồn. Vào tối 29 hoặc 30 Tết, mỗi gia đình thịt hai con gà, một con cúng tổ tiên, một con gọi hồn cho những người trong nhà.

Quá trình mời người đã khuất về nhà ăn Tết của người Thái cũng khá cầu kỳ

Quá trình mời người đã khuất về nhà ăn Tết của người Thái cũng khá cầu kỳ

Thầy cúng sẽ lấy áo của từng thành viên trong nhà, bó chặt một đầu với nhau rồi vắt lên vai. Tay thầy cúng cầm một cây củi đang cháy, mang ra đầu làng và gọi hồn. Sau khi gọi khoảng 2-3 lần, thầy cúng về chân cầu thang của gia đình này gọi thêm một lần nữa. Cuối cùng, thầy cúng sẽ buộc một sợi chỉ đen vào tay từng thành viên của gia đình đó để trừ tà ma.

Tục vỗ mông của người H’Mông

Người H’Mông ở vùng núi phía Bắc có phong tục lễ tết rất phong phú và nhiều màu sắc. Vào những ngày đầu năm, họ sẽ mở hội tại những khu đất rộng, tổ chức các trò chơi như đẩy gậy, kéo co, múa khèn, thi hát đối đáp…

Nhung-phong-tuc-don-tet-doc-dao-o-vung-nui-cao-phia-bac-vietmountain-travel2

Đầu năm cũng là dịp trai gái hẹn hò, giao duyên. Trong đám đông, nếu chàng trai muốn bày tỏ tình ý với một cô gái, anh ta sẽ tiến lại gần và vỗ vào mông cô. Nếu cô gái ưng thuận, cô ấy sẽ vỗ mông chàng trai để đáp lại. Như một màn “làm quen” khá đặc biệt, theo tục lệ, nếu trai gái phải lòng nhau, họ sẽ vỗ mông nhau đủ 9 cái trước sự chứng kiến của mọi người, sau đó sẽ chính thức thành đôi, có thể dắt nhau lên núi tìm nơi hẹn hò, tâm tình.

1

Đây là một tục lệ không thể thiếu ở hội xuân Sải Sán hay còn được gọi là Gầu Tào, một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người H'Mông, được tổ chức với mục đích cầu phúc và cầu duyên. Hội này đã được lưu giữ nguyên vẹn từ xa xưa đến tận ngày nay. Ngoài vỗ mông tỏ tình thì hội Sải Sán còn có rất nhiều hoạt động thú vị như ném pao, thổi khèn hay hát giao duyên.

Mẫn Nhi - Nguồn: Tổng hợp
RELATED ARTICLES