Thương nhớ đồng cói Tam Quan

02/05/2013

Sau Bến Tre, Tam Quan của Bình Định được biết đến như xứ dừa lớn thứ nhì Việt Nam. Những làng quê nơi đây không chỉ bao phủ bởi lớp lớp rừng dừa xanh mát mà còn là quê hương của những đồng cói bạt ngàn. Nghề dệt chiếu cói truyền thống Tam Quan từ lâu nức tiếng cả nước.

Bài: Đào Tiến Đạt. Ảnh: Đào Tiến Đạt, Phạm Văn Chai, Ngọc Tuấn

“Công đâu công uổng, công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan” (Ca dao Bình Định)

Tam Quan, Tam Quan Bắc và Hoài Châu là ba xã trồng cói nhiều nhất của huyện Hoài Nhơn, nơi cung cấp nguyên liệu làm nên thương hiệu chiếu cói Tam Quan. Mỗi năm có  ba vụ mùa nhưng tháng 3 âm lịch (tức tháng 4 dương lịch) là vụ chính. Thu nhập bình quân mỗi sào lát (sợi cói) tươi khoảng 3 triệu đồng, còn chẻ và phơi khô giá bán khoảng 10 triệu đồng. Đó là tất cả nguồn sống của người nông dân địa phương những lúc nông nhàn.

Khi thu hoạch, người ta phân loại cói thành ngắn - dài, có khi người ta chẻ và phơi khô để tăng thu nhập. Sau đó tiến hành nhuộm màu, hong khô và đưa về xưởng dệt chiếu. Dệt thủ công bằng tay mỗi ngày một người khoảng 2 đôi chiếu, còn dệt máy lên đến 10 chiếc.

Chiếu cói Tam Quan được khách hàng ưa chuộng bởi sự mềm mại cộng với sự khéo léo của đôi tay người thợ tạo nên những hoa văn độc đáo, đẹp mắt. Mùa này, về đồng cói Tam Quan, bạn mới cảm nhận hết vẻ đẹp đồng cói và tình yêu mà những người nông dân chân lấm tay bùn dành cho một sản vật quý của đất trời.

Phơi cói - ảnh Ngọc Tuấn

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Bó cói thành lọn để chuyển về sân phơi - ảnh Đào Tiến Đạt

Vận chuyển cói về - ảnh Ngọc Tuấn

Vận chuyển cói về - ảnh Ngọc Tuấn

Đốt đồng làm phân  cho mùa cói sau  - ảnh Ngọc Tuấn

Phơi cói đã nhuộm - ảnh Ngọc Tuấn

Sản phẩm chiếu dệt máy- ảnh Ngọc Tuấn

RELATED ARTICLES