Trả động vật về với hoang dã

29/06/2021

Dù không phải là kẻ săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã, bạn có nghĩ chúng ta là những người "vô tội"?

Một trong những tin tức đáng mừng nhất đến với chúng ta gần đây là việc Rạp xiếc Hà Nội chính thức không còn dùng động vật hoang dã để biểu diễn; những cô gấu cuối cùng của Rạp đã được chuyển đến chăm sóc ở Tam Đảo. Đây được xem là một bước ngoặt lịch sử đối với ngành xiếc Việt Nam, cũng như mở ra một tín hiệu tích cực trong nỗ lực bảo tồn các loài động vật hoang dã ở nước ta.

tiếng kêu cứu của Hàng trăm loài động vật

Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Với hơn 30 vườn quốc gia, Việt Nam sở hữu các quần thể động vật phong phú không thua kém các vườn thú safari nổi tiếng thế giới như Kenya và Tanzania. Hàng trăm loài động, thực vật mà giới khoa học chưa từng phát hiện đã được tìm thấy ở Việt Nam trong suốt 30 năm qua và ngày càng nhiều loài được ghi nhận mỗi năm.

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Tài nguyên rừng phong phú của Việt Nam là ngôi nhà của 310 loài thú (chiếm khoảng 7,7% tổng số động vật có vú trên thế giới), 916 loài chim (chiếm khoảng 10% các loài chim trên toàn thế giới). Điển hình trong số đó là Sao la - loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có những quần thể các loài vắng bóng từ lâu như tê giác, loài hoẵng và thỏ vằn. Nhiều loài chim, loài cá, rắn và ếch cho đến nay chưa ai biết hoặc bị cho rằng đã tuyệt chủng cũng đã xuất hiện tại Việt Nam.

Voọc chà vá chân nâu (Voọc ngũ sắc) hiện đang sinh sống trên khu vực bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) là một trong những loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Voọc chà vá chân nâu (Voọc ngũ sắc) hiện đang sinh sống trên khu vực bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) là một trong những loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Sao la - loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Sao la - loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Tính đa dạng sinh học cao là vậy, nhiều loại động thực vật quý hiếm là vậy, song, hàng trăm loài động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn tiếp tục trên đà bị tận diệt. Theo báo cáo thống kê, có 116 loài (trên tổng số 882 loài trong Sách Đỏ Việt Nam) đang ở mức nguy cấp rất cao và 6 loài chuyển từ mức nguy cấp lên mức coi như đã tuyệt chủng (gồm tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao). Hai nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do mất sinh cảnh sống và nạn săn bắt/buôn bán/tiêu thụ các loài động vật hoang dã đang hoành hành một cách “sôi nổi” tại Việt Nam.

Tuy nhiên, dù không phải là kẻ săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã, bạn có nghĩ chúng ta là những người vô tội?

Những loài vật sống trong

Những loài vật sống trong "ngục". (Ảnh: Nat Geo)

Nhiều loài động vật nguy cấp được sử dụng để biểu diễn tại các rạp xiếc, chúng phải sống trong điều kiện vô cùng nghèo nàn

Nhiều loài động vật nguy cấp được sử dụng để biểu diễn tại các rạp xiếc, chúng phải sống trong điều kiện vô cùng nghèo nàn

Chúng thường bị

Chúng thường bị "huấn luyện" và khống chế bằng sự sợ hãi và đe dọa, buộc phải thực hiện các hành vi phi tự nhiên trong trạng thái căng thẳng tột độ

Sự thật đáng buồn là, ngày nào chúng ta còn nhu cầu nhìn ngắm động vật hoang dã trong những chiếc lồng chật hẹp của sở thú, ngày nào chúng ta còn muốn giải trí bằng những màn xiếc động vật, ngày đó chúng ta còn là nguyên nhân gián tiếp đem tới cuộc sống khốn cùng cho loài vật.

NHỮNG CÁNH TAY TIÊN PHONG

Năm 2020 đánh dấu một thay đổi đáng kể của thế giới trong việc bảo tồn động vật hoang dã: hàng loạt sở thú và rạp xiếc đã chấm dứt sử dụng động vật. Lệnh cấm sử dụng tất cả các loài động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc được ban hành tại hơn 20 quốc gia. Tại Mỹ, nhiều thành phố thậm chí đã chính thức cấm hoạt động bất kỳ gánh xiếc nào có sử dụng động vật.

Riêng ở Việt Nam, nhiều nơi đã chấm dứt biểu diễn xiếc thú hoang dã, bỏ những dịch vụ giải trí sử dụng sức của các loài động vật. Gần đây nhất là thông tin từ Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Rạp xiếc Trung ương Hà Nội chính thức bỏ hẳn diễn xiếc thú hoang dã, chuyển dần sang biểu diễn xiếc động vật nông nghiệp.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Năm 2019, rạp xiếc Circus Roncalli (Đức) tiên phong ra mắt mô hình xiếc thú 3D thay cho động vật sống. (Ảnh: Internet)

Năm 2019, rạp xiếc Circus Roncalli (Đức) tiên phong ra mắt mô hình xiếc thú 3D thay cho động vật sống. (Ảnh: Internet)

Trong năm qua, hoạt động du lịch cưỡi voi ở bản Đôn (Buôn Mê Thuột) cũng được xóa bỏ, chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi. Sự chuyển đổi này là hậu quả của thực trạng đàn voi nhà bị giảm sút nhanh về số lượng và tình trạng xung đột giữa người và voi xảy ra, tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng của du khách.

Các công ty du lịch, lữ hành Việt cũng có những động thái đầu tiên trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã khi có hơn 30 công ty du lịch, lữ hành và tổ chức du lịch bảo tồn đã ký cam kết ủng hộ du lịch có trách nhiệm với môi trường, thiên nhiên và bảo tồn động vật hoang dã vào cuối tháng 12/2020.

Bản Đôn chính thức ngừng hoạt động du lịch cưỡi voi từ 2020. (Ảnh: Internet)

Bản Đôn chính thức ngừng hoạt động du lịch cưỡi voi từ 2020. (Ảnh: Internet)

Đó là những cánh tay tiên phong trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã, vậy còn chúng ta - những "vị khách" của rừng xanh - khi nào chúng ta sẵn sàng cùng nhau ngưng thải rác vào thiên nhiên, thôi mang ồn ã vào môi trường sống trong lành của động vật?

BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, NGÀNH DU LỊCH CẦN LÀM GÌ?

“Du lịch thúc đẩy hoạt động bảo tồn động vật hoang dã theo hướng bền vững và lâu dài. Thông qua du lịch, du khách sẽ được bổ sung kiến thức, tiến tới nâng cao nhận thức rồi cùng đồng hành trong việc bảo tồn chúng” - Shi Jang, một nhà điều hành tour du lịch sinh thái nhận định. “Đồng thời, nhờ nguồn thu từ khách du lịch, các khu bảo tồn sẽ có ngân sách để bổ trợ cho hoạt động của mình cũng như tạo ra nhiều hoạt động cho du khách trải nghiệm hơn”.

Shi Jang (trái) trong một chuyến trekking vào rừng. (Ảnh: Shi Jang)

Shi Jang (trái) trong một chuyến trekking vào rừng. (Ảnh: Shi Jang)

Nổi tiếng trong giới là một người làm du lịch có trách nhiệm, khi dẫn tour cho khách lẻ hay khách đoàn (5-10 người), anh Shi luôn biết cách để không làm ảnh hưởng đến môi trường hoang dã mà vẫn khiến du khách thích thú. “Tôi sẽ nêu rõ cho du khách các quy định, quy tắc và lồng ghép câu chuyện về các loài. Vừa ‘cảnh báo’ nhưng cũng vừa gợi sự tò mò, tăng tính hấp dẫn cho trải nghiệm”.

Một trong những cách thức được anh Shi áp dụng nhiều nhất để góp phần bảo tồn môi trường sống của động vật hoang dã, đó là giúp du khách có cơ hội tiếp xúc, “phải lòng” với những loài vật thú vị này. “Để có thể ‘gặp gỡ’, tiếp cận với chúng, trước tiên cần hiểu và có kiến thức về từng loài và môi trường sống của chúng, từ đó có những cách tiếp xúc phù hợp với từng đặc tính loài”.

“Ví dụ, đi đường ban ngày gặp rắn thì có thể nhường nhau đi, hoặc rắn đi trước, hoặc ta đi trước. Nhưng nếu ban đêm gặp rắn, ta ưu tiên… mời rắn đi trước” - anh Shi hóm hỉnh kể về đặc tính “người bạn” rắn của mình.

Những

Những "người bạn" anh Shi gặp trong rừng

Ảnh: Shi Jang

Ảnh: Shi Jang

Một trong những travel blogger có nhiều hoạt động tuyên truyền sôi nổi nhất về bảo tồn động vật hoang dã hiện nay, có lẽ là anh Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử). Riêng trong năm vừa qua, anh Hải An đã tham gia khá nhiều dự án bảo tồn các loài hoang dã như: chiến dịch bảo tồn tê giác, chương trình bảo vệ tê tê của CHANGE và WildAid hay chiến dịch bảo vệ rùa biển ở Hòn Cau của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN)...

Ngoài là người đại diện truyền thông, anh Hải An còn trực tiếp đến trải nghiệm tại nhiều VQG và ghi hình tuyên truyền về các loài hoang dã. (Ảnh: Hải An)

Ngoài là người đại diện truyền thông, anh Hải An còn trực tiếp đến trải nghiệm tại nhiều VQG và ghi hình tuyên truyền về các loài hoang dã. (Ảnh: Hải An)

Nói về các giải pháp cho việc bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam, anh An tin rằng ý thức của con người là một trong những yếu tố tiên quyết. “Mỗi chúng ta nên ý thức không ăn thịt động vật hoang dã, không sử dụng đồ được làm từ loài hoang dã. Ngoài ra, chúng ta có thể trực tiếp đến thăm các vườn quốc gia, quyên góp cho các tổ chức, quỹ bảo tồn phi lợi nhuận. Chia sẻ những thông tin, câu chuyện về các loài hoang dã trên mạng xã hội cũng là một cách dễ dàng để lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã”.

khi “ý thức con người là yếu tố tiên quyết”

Để tiến đến sự thay đổi lớn và toàn diện, cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của từng cá nhân, không chỉ đối với người làm công tác quản lý, bảo tồn động vật hoang dã, mà còn từ chính chúng ta - những người khách du lịch. Bạn đã sẵn sàng để trở thành một phần trong cuộc giải cứu này?

Trả động vật về với hoang dã. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Trả động vật về với hoang dã. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

"Loài vật không cư xử như con người. Nếu phải đánh nhau chúng sẽ đánh, nếu phải giết chúng sẽ giết. Nhưng chúng không dùng trí khôn của mình để nghĩ ra những cách thức hòng huỷ hoại hay làm tổn thương cuộc sống của các sinh vật khác. Chúng có lòng tự trọng và tính thú."

- Đồi thỏ, Richard Adams

Huyền Châu, Lâm Oanh
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES