Vẽ sáp ong và nhuộm vải ở bản Lao Chải, vẻ đẹp từ sự không hoàn hảo

12/03/2023

Trên hành trình Sa Pa, đoàn Amazing Tour 7 đã ghé thăm bản Lao Chải để học về kỹ thuật vẽ sáp ong và nhuộm vải của người dân bản địa. Đây là địa điểm cách thị trấn Sa Pa khoảng 25 km, đi theo hướng Mường Hoa. Tuy đoạn đường núi có gây khó khăn trong việc đi lại, nhưng cùng người bạn đồng hành Ford Territory Thế Hệ Mới, đoàn tham quan đã dễ dàng đến nơi, gặp những nghệ nhân người Mông lành nghề để hỏi chuyện vẽ sáp ong, nhuộm vải.

Đoàn tham quan Amazing Tour 7 cùng người bạn đồng hành Ford Territory Thế Hệ Mới khởi hành từ sớm. Lúc đó đã vào quãng tám giờ sáng, mà sương hãy còn mờ mịt. Mặt trời không thể xiên ánh sáng xuống qua những cánh rừng và những rặng núi cao. Những người lữ hành đi theo tín hiệu đèn báo thời tiết xấu của xe trước, nối nhau theo đường đoạn đường đất mà đi. Đường tuy xấu, nhưng xe đi vẫn rất êm. Khi thấy cây cầu độc đủ một xe hơi đi qua, chúng tôi biết mình đã đến được Lao Chải.

Từng nhóm người bước qua những thửa ruộng trơ đã gặt xong vụ xuân. Đàn bà, con gái bản địa thấy du khách đến liền tới chào một vài món hàng thổ cẩm, nào là túi, nào là khăn hay vải treo trong nhà. Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh, rồi ghép trên trang phục truyền thống của người dân tộc Mông ở Sa Pa đã được sử dụng từ lâu đời. Các họa tiết không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn thể hiện thế giới tâm hồn phong phú, sống động của người Mông và làm tôn lên giá trị của thổ cẩm truyền thống.

Những nghệ nhân người Mông vẽ sáp ong lên vải.

Những nghệ nhân người Mông vẽ sáp ong lên vải.

Cạnh một thửa ruộng, ngay sát chân đồi, đoàn tham quan Amazing Tour 7 đến một nhà người dân tộc Mông để tìm hiểu về kỹ thuật này. Căn nhà đơn sơ, bé nhỏ nép vào cảnh quan hùng vĩ của núi rừng nơi Tây Bắc. Nhưng, khoảng sân nổi bật, được che bốn phía bởi vải thổ cẩm đang phơi, trông như điểm mực chấm lên bức tranh phong cảnh núi đồi. Giữa sân, một người phụ nữ lớn tuổi đang cần mẫn vẽ từng nét họa tiết lên tấm vải trắng. Những người khác đang xay ngô hay cho lợn ăn, cũng ngưng công việc để ra đón chào du khách. Ðường đá gồ ghề lại phải lên dốc, nên lữ khách mệt nhoài, đặt vali xuống, chào chủ nhà và ngồi quan sát người nghệ nhân.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Để tạo lên một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh và đẹp mắt, người Mông phải trải qua rất nhiều công đoạn như: Se lanh, dệt vải bằng khung cửi, vẽ sáp ong tạo hoa văn, nhuộm chàm, thêu chỉ màu tạo hoa văn nổi… Giờ, những công nghệ đã bắt chước được nét hoa văn này, tạo ra 10 bộ đều tăm tắp cả. Trang phục của những người nghệ nhân Mông làm ra, có những nét không đều tay nhưng điều đó lại đem đến cái lạ, cái riêng hay cái đẹp của việc không hoàn hảo.

Travel blogger Tâm Bùi và Lifestyle blogger Nhà Có Hai Người thử tài vẽ sáp ong.

Travel blogger Tâm Bùi và Lifestyle blogger Nhà Có Hai Người thử tài vẽ sáp ong.

Và đây là thành quả đạt được sau khi trải nghiệm.

Và đây là thành quả đạt được sau khi trải nghiệm.

Công đoạn nào trong quá trình tạo ra vải thổ cẩm cũng quan trọng, trong đó khâu vẽ sáp ong để tạo hoa văn là kỳ công và đòi hỏi nhiều kỹ năng thuần thục được đúc kết qua nhiều thế hệ. Sáp ong có hai loại (màu vàng là sáp non, màu đen là sáp già), sau khi lấy hết mật, sáp được nấu cho đến khi nóng chảy rồi đem trộn lẫn với nhau. Khi bắt đầu vẽ sáp lên vải, sáp ong luôn phải đun ở nhiệt độ cao từ 70-80 độ, thì sáp mới không bị khô. Bút để vẽ thực chất là một thanh tre hoặc gỗ dài từ 7-10 cm, đầu ngòi bút được nẹp vào thanh tre được làm từ ba lá đồng hình tam giác, ngòi bút càng mỏng thì hoa văn càng đẹp và dễ vẽ. Mỗi công đoạn sau cũng đòi hỏi óc sáng tạo và sự tinh tế để tạo ra những hoa văn đẹp mắt và liên kết với màu sắc tổng thể.

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022 Lương Kỳ Duyên đặc biệt thích những trang phục và họa tiết thổ cẩm nơi đây. Cô cũng bỏ ra nhiều thời gian để học hỏi, trò chuyện và làm từng bước theo người nghệ nhân.

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022 Lương Kỳ Duyên cùng nhiếp ảnh gia Sói Sầu đang nhuộm vải.

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022 Lương Kỳ Duyên cùng nhiếp ảnh gia Sói Sầu đang nhuộm vải.

Sau đó, cô thêu chỉ màu để tạo ra thành phẩm cuối cùng ưng ý nhất.

Sau đó, cô thêu chỉ màu để tạo ra thành phẩm cuối cùng ưng ý nhất.

Giữa trưa, sắc trời đỏ ửng, ánh nắng lấp loáng qua các khe của lá, của những tấm vải thổ cẩm, xanh đen có đủ. Đoàn tham quan Amazing Tour 7 xin tạm biệt những người bản địa hiếu khách của Lao Chải để xin phép ra về và cũng không quên chân thành cảm ơn họ vì những trải nghiệm tuyệt vời có được của buổi ngày hôm nay.

Thông tin thêm:

Amazing Tour là chuỗi hành trình quảng bá điểm đến do Travellive Media Group khởi xướng từ năm 2013. Đến nay, Amazing Tour đã hợp tác với các cơ quan xúc tiến du lịch quốc tế như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ… và gần đây là Cục du lịch Đài Loan với hành trình từ ngày 15/2 đến ngày 23/2/2023. Chương trình đã tổ chức thành công các chuyến trải nghiệm thực tế, quảng bá du lịch và nhanh chóng gây được ấn tượng mạnh mẽ.

Amazing Tour có format chương trình mới mẻ với mong muốn truyền cảm hứng khám phá thế giới tới người đam mê du lịch. Theo đó, mỗi chương trình sẽ bao gồm nhiều hoạt động thiết thực nhằm mục đích cung cấp thông tin dịch vụ và điểm đến dựa trên trải nghiệm thực tế của những người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng trong lĩnh vực du lịch và những nhiếp ảnh gia.

Hành trình trải nghiệm thực tế, quảng bá du lịch, văn hoá, ẩm thực Amazing Tour tháng 3/2023 “Hạ Long, Sa Pa - Ngàn dặm phiêu du” được tổ chức bởi Travellive Media Group với sự tài trợ của thương hiệu xe ô tô Ford Việt Nam, cùng sự đồng hành của các đối tác: khu nghỉ dưỡng Ville De Mont Mountain Resort, khu nghỉ dưỡng Premier Village Ha Long Bay, tổ hợp tắm khoáng chuẩn Nhật Bản Yoko Onsen Quang Hanh, Du thuyền 5 sao Ambassador Cruise và hãng hàng không Hải Âu Aviation.

Hà Tháng Tư - Nguồn: ảnh: Vũ Bảo Khánh, Sói Sầu, HACHI8
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES