Việt Nam và các nước trên thế giới đón Trung thu như thế nào?

30/08/2022

Tết Trung thu là một dịp lễ lớn của nhiều nước thường diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Không chỉ ở riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đón ngày này bằng những nét văn hóa, phong tục riêng biệt.

Việt Nam

Việt Nam là một trong các quốc gia đón Tết Trung thu lớn ở Châu Á. Trung thu ở Việt Nam là ngày lễ lớn gắn liền với trẻ em. Dịp này, các gia đình bày mâm ngũ quả để cúng rằm, sau đó quây quần phá cỗ và tổ chức rước đèn. Ngày lễ này ở Việt Nam không đơn thuần chỉ là tết đoàn viên mà còn được coi là ngày tết của trẻ em.

Việt Nam là một trong các quốc gia đón Tết Trung thu lớn ở Châu Á

Việt Nam là một trong các quốc gia đón Tết Trung thu lớn ở Châu Á

Theo truyền thống, bố mẹ sẽ mua quà và các loại đồ chơi dân gian như đèn ông sao, mặt nạ, trống, lân... để tặng cho con cháu đi chơi, rước đèn trong đêm trăng. Những ngày này, bánh trung thu là gia vị không thể thiếu. Các loại bánh nướng, bánh dẻo cũng là nét đặc sắc về hương vị Trung thu.

Việt Nam cũng chú trọng đến mâm cỗ cúng rằm. Mâm cỗ mâm ngũ quả với 5 loại quả, biểu trưng cho ngũ hành. Ngoài ra sẽ có món bánh nướng, bánh dẻo truyền thống với nhiều hương vị tượng trưng cho đất và trời.

Hàn Quốc

Tết Trung thu tại Hàn Quốc được gọi là Chuseok (nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm) sẽ kéo dài 3 ngày (từ 14 đến 16/8 Âm lịch). Dịp này, người dân xứ sở kim chi sẽ trở về quê hương, gia đình sum họp thực hiện các hoạt động cúng bái, đi tảo mộ, tặng quà nhau. Họ tạ ơn tổ tiên và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Ngày lễ Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chuseok (nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm)

Ngày lễ Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chuseok (nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm)

Người Hàn có món bánh riêng cho dịp này với tên gọi là Songpyeon. Món bánh này có hình tựa vầng trăng khuyết hoặc bán nguyệt chứ không phải hình vuông hoặc tròn như các quốc gia khác. Bánh được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông. Màu sắc bánh đa dạng và đẹp mắt. Người dân sẽ mặc áo Hanbok, ăn những món ăn truyền thống như bánh songpyeon, thịt viên áp chảo, bánh đậu xanh và uống rượu sindoju...

Trung Quốc

Trung thu là một trong 4 ngày lễ lớn của người Trung Quốc, dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên nhau, ăn bữa cơm “đoàn viên”. Theo truyền thuyết, người Trung Quốc thường sẽ uống rượu và ngắm trăng vào ngày lễ này, nên người ta còn gọi đây là tết ngắm trăng. Vào đêm Trung thu, bên cạnh ăn uống, trò chuyện, người Trung Quốc còn có các phong tục khác như tế trăng, thả đèn hoa đăng, thắp đèn lồng giấy, giải câu đố, múa lân…

Tết Trung thu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết ngắm trăng

Tết Trung thu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết ngắm trăng

Món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc là bánh nướng, có hình tròn tượng trưng cho sự vẹn tròn, viên mãn. Bánh Trung thu của người Hoa rất giống của người Việt với phần vỏ mỏng, nhân hạt sen, đậu xanh, trứng muối… Ở mỗi vùng của Trung Quốc thì món bánh truyền thống này sẽ có sự biến tấu tùy khẩu vị.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Những hoạt động được tổ chức trong dịp đặc biệt này như viết lời chúc tốt đẹp lên đèn lồng cầu sức khỏe, mùa màng bội thu, hôn nhân, tình yêu, học hành... Ở một số vùng quê, người dân địa phương thắp những chiếc đèn lồng bay lên trời hoặc thả đèn trôi sông mong những lời cầu nguyện thành hiện thực.

Nhật Bản

Tết Trung thu ở Nhật Bản có tên gọi là Tsukimi hay Otsukimi, nghĩa là lễ ngắm trăng. Truyền thống này du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Otsukimi nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn vẹn, hoàn thiện nhất. Lễ hội phản ánh phần nào quan điểm duy mĩ gắn bó với thiên nhiên của xứ Phù Tang.

Đây là ngày lễ nhằm tôn vinh Mặt Trăng của mùa thu, thời điểm mà trăng tròn nhất theo quan niệm của người Nhật. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngắm trăng, thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia các trò chơi vui nhộn.

Mặc dù không còn sử dụng lịch âm nhưng Nhật Bản vẫn là một trong các quốc gia đón Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8

Mặc dù không còn sử dụng lịch âm nhưng Nhật Bản vẫn là một trong các quốc gia đón Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8

Không phải bánh Trung thu mà món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong dịp lễ này là khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango tượng trưng cho mặt trăng, được làm từ bột nếp và mật ngọt với hình tròn nhỏ. Người dân nơi đây cũng mặc trang phục truyền thống và mang đồ cúng đến đền thờ. Ở nhà họ bày biện cây cỏ lau, biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc.

Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch Âm lịch, tuy nhiên họ vẫn tổ chức Trung thu rầm rộ. Người Nhật vừa ngắm trăng, vừa ăn những món ăn truyền thống. Họ bày bánh gạo nếp thành mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò, ăn uống. Trẻ em Nhật Bản cũng tham gia lễ hội rước đèn lồng cá chép.

Thái Lan

Trung thu ở Thái Lan được gọi là lễ cầu trăng, tổ chức đúng ngày 15/8 Âm lịch. Người Thái Lan coi trọng ngày lễ này nên vào đêm rằm, mọi người đều sẽ quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện.

Trung thu ở Thái Lan được gọi là lễ cầu trăng

Trung thu ở Thái Lan được gọi là lễ cầu trăng

Mâm cỗ cúng của người Thái sẽ có đào, bánh Trung thu để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên. Bánh Trung thu của người Thái cũng có hình quả đào, tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy theo quan niệm của họ.

Singapore

Tết Trung Thu ở Singapore còn gọi là Lễ Hội Lồng Đèn hoặc Lễ Hội Bánh Trung Thu. Tết Trung Thu tính theo lịch âm là ngày rằm tháng 8 hàng năm. Đây là thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Phố phường những ngày này được giăng đèn lồng và trưng các biểu tượng biểu trưng cho ngày hội.

Singapore là một đất nước du lịch nổi tiếng, người dân địa phương không bao giờ bỏ lỡ cơ hội thu hút du khách trong dịp lễ này. Họ trang trí đường Orchard – thiên đường mua sắm, bờ sông, khu phố Tàu, Vườn Trung Hoa và nhiều địa điểm khác để chào đón khách du lịch trên toàn thế giới.

Đối với người dân quốc đảo sư tử, Trung thu là thời điểm thích hợp để giao lưu thân tình, gửi lời cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh

Đối với người dân quốc đảo sư tử, Trung thu là thời điểm thích hợp để giao lưu thân tình, gửi lời cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh

Quảng trường Sengkang được coi là một trong những nơi tổ chức Trung Thu nhộn nhịp nhất. Mọi người tập trung đông đủ để trải nghiệm các trò chơi thú vị. Và đây cũng là dịp để cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện góc văn hóa giàu có và đa dạng của mình tại khu Chinatown.

Campuchia

Tết Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn vào ngày 15/10 hàng năm. Lễ này được gọi là Ok Om Pok, diễn ra vào buổi tối là chủ yếu. Người Campuchia cũng tổ chức cuộc thi thả đèn gió trong ngày Trung thu để gửi những lời cầu nguyện, niềm tin đến thần Mặt Trăng.

Lễ Trung thu ở Campuchia được gọi là Ok Om Pok, diễn ra vào buổi tối là chủ yếu

Lễ Trung thu ở Campuchia được gọi là Ok Om Pok, diễn ra vào buổi tối là chủ yếu

Trong dịp lễ này, buổi sáng người dân Campuchia sẽ cúng tiết nguyệt với lễ vật là súp sắn, nước mía, gạo dẹt. Buổi tối sẽ cúng cốm dẹp, chuối, khoai, mía, súp sắn…

Phương Thảo - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES