10 kiến trúc nhà hát độc nhất vô nhị trên thế giới

05/06/2021

Nói đến kho báu kiến trúc của một quốc gia không thể không nhắc đến các nhà hát Opera - một viên ngọc quý được đánh giá cao không chỉ bởi âm nhạc trình diễn mà còn vì lối kiến trúc độc đáo. Dưới đây là 10 kiến trúc nhà hát độc đáo nhất thế giới.

Không chỉ đơn thuần là nơi cống hiến những trải nghiệm sân khấu hòa nhạc hoành tráng, những nhà hát Opera còn mang đến cơ hội cho khách du lịch chiêm ngưỡng và khám phá các công trình xây dựng được thiết kế bởi những kiến trúc sư tài ba.

Dù đến xem biểu diễn hòa nhạc hay tới với mục đích tham quan, những nhà hát Opera vẫn là địa điểm thu hút khách du lịch, thậm chí trở thành biểu tượng của chính quốc gia đó.

Nhà hát Seebühne (Áo)

Với lối thiết kế ấn tượng, hoành tráng, nhà hát Seebühne được đánh giá là một trong những nhà hát đẹp nhất thế giới. Seebühne trong tiếng Đức là "sân khấu biển", và đó có lẽ là cái tên thích hợp nhất khi nhà hát này được xây dựng trên bờ mặt hồ Constance. Trong các buổi biểu diễn, hồ nước được sử dụng như phần mở rộng cho không gian sân khấu.

Sân khấu Opera tại Lễ hội Bregenzer Festspiele năm 2021 dự kiến tổ chức vào tháng 7 tới. Ảnh: Bregenzer Festspiele

Sân khấu Opera tại Lễ hội Bregenzer Festspiele năm 2021 dự kiến tổ chức vào tháng 7 tới. Ảnh: Bregenzer Festspiele

Với sức chứa hơn 7.000 người, Seebühne mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Sân khấu nổi của nhà hát Seebühne trải qua nhiều biến đổi khác nhau nhiều năm và luôn là một trong những điểm thu hút nhất tại lễ hội Bregenz.

Đấu trường Arena di Virona (ý)

Tọa lạc tại Verona của Ý, Arena di Verona được xây dựng vào thế kỷ 1, chủ yếu để tổ chức các buổi biểu diễn opera quy mô lớn. Nhà hát là một trong những kiến trúc cổ xưa nhất được bảo tồn gần như nguyên vẹn bằng đá sa thạch trắng tại đất nước hình chiếc ủng. Arena di Virona là đấu trường cổ đại lớn thứ ba, sau Đấu trường La Mã Colosseum và Nhà hát Capua. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn và những trò chơi: từ đấu sư tử thời La Mã, đua ngựa thời Trung cổ tới các buổi biểu diễn opera ngoài trời ngày nay.

Buổi biểu diễn ngoài trời tại đấu trường Arena di Virona. Ảnh: Joy Della Vita

Buổi biểu diễn ngoài trời tại đấu trường Arena di Virona. Ảnh: Joy Della Vita

Hiện nay, đấu trường là nơi tổ chức các buổi biểu diễn opera ngoài trời. Đấu trường bố trí ghế ngồi cho khán giả, song nhiều khách thích trải nghiệm ngồi lên những bậc thang đá ở phía trên để có cảm giác sống lại những ngày xưa cũ.

Nhà hát Auditorio de Tenerife (Tây Ban Nha)

Công trình của kiến trúc sư Santiago Calatrava trông giống một con tàu với cánh buồm no gió. Bên trong nhà hát là một phòng giao hưởng lớn và một thính phòng. Điểm nổi bật của khán phòng là âm thanh tuyệt vời được tạo ra ra từ 3.835 ống tạo âm đặt ở hai bên. Tòa nhà hiện đại này được coi là biểu tượng quan trọng nhất của Tây Ban Nha.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nhà hát với kiến trúc giống một con tàu với cánh buồm no gió. Ảnh: Calatrava

Nhà hát với kiến trúc giống một con tàu với cánh buồm no gió. Ảnh: Calatrava

Nhà hát Ermita de la Santa Cruz (Guatemala)

Nhà hát có nền móng từ một nhà thờ cổ, chỉ còn lại mặt tiền. Kể từ năm 1973, phần mặt tiền này đã trở thành bối cảnh cho các buổi biểu diễn ngoài trời. Nhà hát có một phòng đặc biệt dưới lòng đất cho dàn nhạc, các nghệ sĩ đôi khi trèo lên mái nhà trong các buổi biểu diễn.

Nhà hát có nền móng từ một nhà thờ cổ, chỉ còn lại mặt tiền. Ảnh: Internet

Nhà hát có nền móng từ một nhà thờ cổ, chỉ còn lại mặt tiền. Ảnh: Internet

Nhà hát opera Oslo (Na Uy)

Nhà hát có thiết kế chìm một phần và nhìn từ xa trông giống một tảng băng trôi trên biển. Tòa nhà tráng lệ này được làm bằng đá cẩm thạch và thủy tinh, là nơi diễn ra các vở opera và các sự kiện văn hóa khác. Đặc điểm thiết kế nổi bật của tòa nhà là mái dốc lên từ mặt nước của Oslo Fjord, tạo thành một quảng trường công cộng phía trên. Du khách tới đây có thể đi dạo trên sân thượng và thưởng thức cảnh quan thành phố Oslo.

Tòa nhà được trang trí với 8 dự án nghệ thuật. Trong số những điểm nổi bật là các tấm tường đục lỗ của Olafur Eliasson và bức màn sân khấu chính gợi sự liên tưởng đến tấm nhôm ép lún.

Nhà hát có thiết kế chìm một phần và nhìn từ xa trông giống một tảng băng trôi trên biển. Ảnh: Internet

Nhà hát có thiết kế chìm một phần và nhìn từ xa trông giống một tảng băng trôi trên biển. Ảnh: Internet

Nhà hát Esplanade (Singapore)

Tọa lạc tại khu bờ cảng dọc theo Vịnh Marina, nhà hát Esplanade là tổ hợp trung tâm biểu diễn nghệ thuật hoành tráng nhất ở Singapore. Nhà hát chính có sức chứa 2.000 chỗ, mô phỏng theo kiến trúc nhà hát opera hình móng ngựa kinh điển của châu Âu, sân khấu lớn nhất Singapore.

Nhà hát

Nhà hát "quả sầu riêng" tại Singapore. Ảnh: Internet

Các kiến trúc sư ở Singapore đã thiết kế nhà hát lấy ý tưởng từ chiếc micro, tuy nhiên du khách lại có những liên tưởng thú vị về nơi này. Mái vòm đôi xuất hiện ở Vịnh Marina vào năm 2002 được so sánh với kẹo dẻo, đu đủ, thú ăn kiến... Cuối cùng, chúng được người dân đặt biệt danh là "quả sầu riêng". Nhà hát có một trong những phòng hòa nhạc tốt nhất trên thế giới về mặt âm học.

Nhà hát opera Quảng Châu (Trung Quốc)

Nhà hát được thiết kế với kiến trúc độc đáo, tựa như hai viên sỏi lấp lánh trên bờ Châu Giang. Có sức chứa 1.800 chỗ ngồi, khu vực nhà hát chính được trang bị công nghệ âm thanh mới nhất, một hội trường với 400 chỗ ngồi cùng một lối vào đồ sộ và các phòng chức năng.

Nội thất bên trong nhà hát được thiết kế với những cạnh vát, đường gấp khúc cùng hệ thống ánh sáng rực rỡ. Ảnh: VINAARC

Nội thất bên trong nhà hát được thiết kế với những cạnh vát, đường gấp khúc cùng hệ thống ánh sáng rực rỡ. Ảnh: VINAARC

Nội thất bên trong nhà hát được thiết kế với những cạnh vát, đường gấp khúc, và trang bị bằng những chất liệu tối tân như kính cách âm, cách nhiệt, thép không gỉ, đá nền cao cấp,… Ngoài ra sự kết hợp với công nghệ ánh sáng hiện đại đã tạo nên những góc cạnh và mặt sáng rực rỡ bên trong nhà hát như một viên kim cương lấp lánh.

Sân khấu Dalhalla (THỤY Điển)

Tên của nhà hát được ghép từ cung điện Valhalla trong thần thoại Bắc Âu và tỉnh Dalarna. Nền sân khấu được dựng vào năm 1993 từ mỏ đá vôi cũ. Một hồ nước sạch màu ngọc lục bảo được sử dụng làm bối cảnh tự nhiên ở đây. Âm thanh sân khấu được trang bị không thua kém các nhà hát châu Âu danh tiếng. Mỗi mùa hè, nhà hát tổ chức khoảng 20-30 buổi biểu diễn. Các khán giả tới đây sẽ được thưởng thức cảm giác ở trong không gian hoang sơ của rừng cây nằm sâu hơn 60 mét so với mặt đất.

Nền sân khấu được dựng từ mỏ đá vôi cũ. Ảnh: Internet

Nền sân khấu được dựng từ mỏ đá vôi cũ. Ảnh: Internet

Sân khấu nằm sâu 60 mét so với mặt đất. Ảnh: Internet

Sân khấu nằm sâu 60 mét so với mặt đất. Ảnh: Internet

Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Downtown Albany (Mỹ)

Nhìn từ xa, nhà hát trông giống một nửa quả trứng được đặt trên giá đỡ. Vì vậy, nơi đây còn có tên là Nhà hát Quả trứng. Nhà hát có tổng cộng 6 tầng dưới lòng đất, gồm 2 hội trường bên trong.

Nhà hát trông giống một nửa quả trứng được đặt trên giá đỡ. Ảnh: Internet

Nhà hát trông giống một nửa quả trứng được đặt trên giá đỡ. Ảnh: Internet

Nhà hát Opera Sydney (Úc)

Nhà hát này là một trong những biểu tượng du lịch của Úc. Mái nhà với kiến trúc hình vỏ sò, tượng trưng cho hình ảnh con thuyền với những cánh buồm no gió đang vươn mình ra khơi. Kiến trúc sư Utzon cho biết ý tưởng thiết kế này nảy sinh khi ông đang bóc vỏ quả cam. Người ta nói rằng nếu kết hợp lại với nhau, 14 vỏ sò của mái nhà sẽ tạo thành một quả cầu hoàn chỉnh.

Nhà hát Opera Sydney được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2007. Ảnh: Internet

Nhà hát Opera Sydney được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2007. Ảnh: Internet

Mỗi mái lớn hình vỏ sò của nhà hát đều được làm từ bê tông khối và được bao phủ bằng hàng triệu viên ngói màu trắng và màu kem có thể tự làm sạch, sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Tại các mái vòm đều có gắn các tấm pha lê màu, giúp nội thất nhà hát trở nên lung linh và huyền ảo hơn mỗi khi đón ánh sáng mặt trời. Nhà hát này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2007.

Huyền Châu - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES