Ba tòa Cửu Phẩm nước Nam

06/11/2020

 Cửu Phẩm Liên Hoa được coi như báu vật trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chỉ có ở Việt Nam. 

Cửu Phẩm Liên Hoa là một dạng tháp làm bằng gỗ cao xấp xỉ 8m, có trục chống đỡ và có thể quay được. Tháp ra đời vào khoảng đời Lý-Trần, tồn tại song song cùng với sự thịnh hành của pháp môn Tịnh Độ, chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống kiến trúc và điêu khắc Việt Nam. Cửu Phẩm Liên Hoa, còn gọi là Cửu Phẩm Tịnh Độ, có nghĩa là 9 tầng hoa sen tinh khiết hội chứa điều lành, cũng có thể hiểu là 9 phẩm chất khác nhau mà những bậc tu hành thuộc phái Tịnh Độ cần có để đạt đến sự toàn bích. Theo quan niệm của Phật giáo, 9 tầng tháp còn biểu trưng cho 9 tầng trời, nơi giao thoa giữa các cõi trời - cõi đất - cõi niết bàn - cõi vô thường.

Cửu Phẩm Liên Hoa với 9 tầng hoa sen chạm khắc tinh xảo.

Cửu Phẩm Liên Hoa với 9 tầng hoa sen chạm khắc tinh xảo.

Có lẽ sự xuất hiện của Cửu Phẩm Liên Hoa bắt nguồn từ nghi thức hành hương và cầu nguyện của người xưa, trên tay luôn cầm theo một vật đặc biệt để xoay khi hành lễ và niệm cầu. Thế nên, người ta truyền rằng cứ quay một vòng tháp Cửu Phẩm Liên Hoa thì lời trì tụng sẽ được nhân lên thành 3.542.400 lần, để người niệm mau đạt tới chính quả.

Chuông lắc cầm tay của một người hành hương Larung Gar, vật được cho là nguồn cảm hứng để xây dựng Cửu Phẩm Liên Hoa.

Chuông lắc cầm tay của một người hành hương Larung Gar, vật được cho là nguồn cảm hứng để xây dựng Cửu Phẩm Liên Hoa.

Hiện nay, Cửu Phẩm Liên Hoa chỉ còn giữ được ba ngôi, tại chùa Đồng Ngọ, chùa Giám và chùa Bút Tháp.

1. Chùa Bút Tháp

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Bút Tháp được dựng từ thế kỉ 14, thời Thiền sư Huyền Quang. Đây vẫn là một sự phỏng đoán bởi có thể tín ngưỡng dân tộc qua thời gian đã nhào nặn nên sự tích này, như một chi tiết làm tăng thêm “tính thiêng” về sự tồn tại lâu đời của tòa Cửu Phẩm.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Lối dẫn vào nơi đặt tòa Cửu Phẩm tại chùa Bút Tháp.

Lối dẫn vào nơi đặt tòa Cửu Phẩm tại chùa Bút Tháp.

Tháp có bố cục 9 tầng, với cả 8 mặt đều được chạm những bức phù điêu tinh xảo liên quan tới tích nhà Phật. Qua hàng trăm năm, tháp vẫn có thể xoay được mà không phát ra âm thanh. Đây cũng là tòa Cửu Phẩm Liên Hoa được mệnh danh là đẹp nhất còn sót lại.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.

Cận cảnh chân trụ giúp tòa tháp có thể xoay.

Cận cảnh chân trụ giúp tòa tháp có thể xoay.

2. Chùa Giám

Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Giám được đặt trên một ngõng đá, tựa như một ổ bi lớn để giúp tòa tháp có thể quay tròn. Tổng cộng, ngự trên tòa có 144 pho tượng ở 54 lần cánh sen, tầng trên cùng có tượng A di đà đầu đội vào trần như giữ thăng bằng cho Tòa Cửu Phẩm.

Bên ngoài nhà Cửu Phẩm tại chùa Giám cổ.

Bên ngoài nhà Cửu Phẩm tại chùa Giám cổ.

Tòa Cửu Phẩm tại chùa được chứng nhận là bảo vật quốc gia.

Tòa Cửu Phẩm tại chùa được chứng nhận là bảo vật quốc gia.

Trước đây, mỗi cạnh của một tầng sen có 3 pho tượng Phật cao chừng 20cm được sơn son thếp vàng nhưng do di chuyển và thất thoát, các pho tượng cũ gần như không còn, thay vào đó là các tượng Phật bằng đất nung mới. Vào ngày lễ Phật mọi người tới đây bái lễ và đẩy cây Cửu Phẩm Liên Hoa như một nghi lễ không thể thiếu.

Những bức tượng bằng đất nung tinh xảo trên mỗi tầng hoa sen.

Những bức tượng bằng đất nung tinh xảo trên mỗi tầng hoa sen.

3. Chùa Đồng Ngọ

Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Đồng Ngọ được dựng từ năm 1692, dưới thời vua Lê Hy Tông. Tháp được đặt trong nhà phẩm được thiết kế theo kiểu đền, đình truyền thống.

Khung cảnh hữu tình của chùa Đồng Ngọ.

Khung cảnh hữu tình của chùa Đồng Ngọ.

Không như hai tòa Cửu Phẩm còn lại, tòa Cửu Phẩm Liên Hoa này không còn quay được nữa. 60 pho tượng trên tháp cũng đã bị mất cắp trước đó, cho tới khi ngôi chùa được trùng tu mới bổ khuyết lại cho đủ 163 pho tượng như ban đầu.

Tòa Cửu Phẩm sơn son thếp vàng.

Tòa Cửu Phẩm sơn son thếp vàng.

Cận cảnh những pho tượng chạm khắc tinh luyện dưới chân bảo tháp.

Cận cảnh những pho tượng chạm khắc tinh luyện dưới chân bảo tháp.

Trên đây là ba tòa Cửu Phẩm duy nhất còn sót lại ở nước ta cho đến ngày hôm nay. Chúng là chứng tích về một thời thịnh hưng của Phật giáo, và cũng là bụi vàng điêu khắc còn sót lại sau quá trình sàng đãi nghiệt ngã của thời gian.

Giang Tống
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES