Phụ nữ Việt Nam - 4000 năm "áo váy"

21/10/2020

Nhìn lại hành trình thay đổi trang phục của phụ nữ Việt hơn 4000 năm.

Với bề dày lịch sử hơn 4000 năm, nước Việt đã trải qua vô số các giai đoạn phát triển cùng quá trình tiếp biến văn hóa, ứng với đó cũng là sự biến đổi linh hoạt trong thị hiếu thẩm mĩ cộng đồng, đặc biệt thể hiện qua trang phục của người phụ nữ.

1. Năm 2000 TCN - 200 SCN

trang-phuc-2 (1)

Trang phục phụ nữ thời Hùng Vương được trang trí cầu kì hơn nam giới. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, bên trong mặc yếm, dưới ngực có sử dụng thắt lưng ba hàng chấm được trang trí cách đều nhau. Họa tiết trên áo tương đồng với họa tiết được khắc trên trống hoặc dao đồng thời kì này. Trang phục mang nét đẹp khỏe khoắn của người phụ nữ.

2. Thế kỉ 11 - thế kỉ 19

Thời nhà Lê - thiết kế trang phục phụ nữ thăng hoa với những chi tiết cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc bắt mắt.

Thời nhà Lê - thiết kế trang phục phụ nữ thăng hoa với những chi tiết cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc bắt mắt.

Trải qua mỗi triều đại phong kiến, trang phục của người phụ nữ lại thay đổi ít nhiều: từ họa tiết, kiểu dáng ống tay, màu sắc chủ đạo. Nhưng nhìn chung, trang phục thường được may tỉ mỉ thành nhiều lớp ngụ ý cho sự mềm mại và thướt tha của nữ giới, chất liệu và kiểu dáng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và có sự phân bậc rất rõ ràng giữa trang phục của thường dân và hoàng tộc. Đặc biệt, trang phục của phụ nữ thời kì Tây Sơn khá giống chiến phục với phần váy được thay bằng quần.

3. Đầu thế kỉ 20 - trước 1945

Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây khiến trang phục của phụ nữ thời kì này bớt cầu kỳ hơn, cắt may đơn giản với độ dài vừa phải để tiện di chuyển và làm việc. Phụ nữ chủ yếu mặc áo tứ thân, đeo yếm, đi chân đất, nhuộm răng đen.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Phụ nữ Bắc Bộ tóc cuốn gọn gàng, chít khăn mỏ quạ, răng nhuộm đen.

Phụ nữ Bắc Bộ tóc cuốn gọn gàng, chít khăn mỏ quạ, răng nhuộm đen.

Trang phục phụ nữ Bắc Bộ không thể thiếu nón. Đi ra ngoài đội nón ba tầm, đi làm đồng họ sẽ đội nón nhỏ hơn. Tóc của người phụ nữ bao giờ cũng phải chải gọn gàng. Phụ nữ Bắc thường cuốn tóc trong một chiếc khăn hẹp vắt quanh đầu, phần còn thừa giắt dưới vành khăn hất sang một bên như bím tóc đuôi gà. Phụ nữ miền Nam thường búi tóc ra sau cổ.

Người phụ nữ Sài Gòn xưa với mái tóc buộc gọn sau đầu.

Người phụ nữ Sài Gòn xưa với mái tóc buộc gọn sau đầu.

Phụ nữ và nón ba tầm.

Phụ nữ và nón ba tầm.

4. Sau 1945 - cuối thế kỉ 20

Trang phục bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá trình Âu hóa. Khu vực thành thị. phụ nữ chủ yếu mặc váy hoặc áo dài cách tân, phụ nữ nông thôn Bắc Bộ vẫn mặc áo cánh nâu, quần đen bằng vải lụa bóng, đầu vấn khăn vuông. Trong khi đó, tại Sài Gòn, phụ nữ mặc quần dài đen khi đã lập gia đình, những chiếc quần dài trắng như một ám hiệu của những cô gái trẻ rằng mình vẫn còn độc thân.

Tứ đại mỹ nhân Hà Thành những năm 30 của thế kỉ trước.

Tứ đại mỹ nhân Hà Thành những năm 30 của thế kỉ trước.

Từ sau 1975 tới cuối thế kỉ 20, trang phục người phụ nữ Việt Nam dường như chú ý hơn tới việc tôn vinh vóc dáng của mỗi cá nhân, người phụ nữ tự do lựa chọn trang phục cho bản thân. Những cô gái trẻ Sài Gòn bắt nhịp nhanh hơn, nổi lên với vẻ đẹp hiện đại và “hợp mốt”, tạo nên nhiều xu hướng thời trang độc đáo đồng thời cũng dẫn đến sự xung đột nhận thức giữa vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp hiện đại trong cộng đồng.

Những bộ trang phục thời thượng và trang phục truyền thống của người phụ nữ Sài Gòn cuối thế kỉ 20.

Những bộ trang phục thời thượng và trang phục truyền thống của người phụ nữ Sài Gòn cuối thế kỉ 20.

5. Thế kỉ 21

Thời trang trong thế kỉ 21 đã trở thành một ngành công nghiệp đầy sức hút. Cùng với sự tiếp biến của làn sóng thời trang du nhập từ thế giới, nữ phục hiện đại của người Việt đã có bước chuyển hóa phù hợp với thực tiễn của lối sống mới. Họ có những lựa chọn trang phục khác nhau cho từng mục đích hoạt động: dạo phố, đi du lịch, đi làm, ở nhà,... Và dù thay đổi như thế nào, thì trang phục cuối cùng vẫn là một vật phẩm làm tôn lên nét đẹp của người phụ nữ. Miễn rằng, họ không bị cuốn theo trào lưu và vô tình biến mình thành một "vật hiến tế" cho "ngành công nghiệp may đo" này.

Hai thế giới - tranh của đạo diễn Đào Quốc Huy.

Hai thế giới - tranh của đạo diễn Đào Quốc Huy.

Một clip của Ngọc Thảo mô phỏng hành trình thay đổi trang phục qua 100 năm của người phụ nữ.

Giang Tống - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES