“Bách hoa bộ hành” Ất Tỵ 2025, cổ phục xuống phố

20/01/2025

Sáng 19/1, tại phố cổ Hà Nội, hơn 400 người đã mặc cổ phục Việt diễu hành trên quãng đường khoảng vài cây số trên phố cổ Hà Nội. Hàng trăm bộ trang phục từ các triều đại như Lý, Trần, Lê, Nguyễn với những sắc màu, thiết kế khác nhau đã khiến người dân thích thú.

Mới đây, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình văn hóa “Tết Việt – Tết Phố”, mở màn với khoảng 400 người mặc cổ phục diễu hành từ Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) qua các di tích, danh thắng bên hồ Hoàn Kiếm.

Bài liên quan
“Bách hoa bộ hành” là một sự kiện diễu hành nghệ thuật độc đáo, nơi những bộ cổ phục Việt truyền thống được tái hiện một cách sống động

“Bách hoa bộ hành” là một sự kiện diễu hành nghệ thuật độc đáo, nơi những bộ cổ phục Việt truyền thống được tái hiện một cách sống động

“Bách hoa bộ hành” Tết 2025 được xem là một sự kiện văn hóa độc đáo chào đón Xuân Ất Tỵ 2025. Qua hoạt động "Bách hoa bộ hành" Tết 2025, người dân và du khách có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bộ áo dài truyền thống, tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của từng loại trang phục. Sự kiện này đã góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tình yêu đối với văn hóa Việt Nam.

“Bách hoa bộ hành” được ví như một rừng hoa rực rỡ với hàng trăm bộ trang phục từ các triều đại như Lý, Trần, Lê, Nguyễn

“Bách hoa bộ hành” được ví như một rừng hoa rực rỡ với hàng trăm bộ trang phục từ các triều đại như Lý, Trần, Lê, Nguyễn

Theo lộ trình, hơn 400 người xuất phát từ Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm), mặc cổ phục đi qua các di tích, danh thắng trong khu vực phố cổ và hồ Hoàn Kiếm. Hàng trăm chiếc áo dài thướt tha, những bộ quan phục uy nghiêm... đã vẽ nên một bức tranh sống động về văn hóa Việt Nam. Tiếng trống hội rộn rã hòa cùng tiếng cười nói râm ran, tạo nên một không khí lễ hội thật sự náo nhiệt.

Cổ phục Việt đang từng bước lấy lại vị thế của mình trong văn hóa Việt Nam

Cổ phục Việt đang từng bước lấy lại vị thế của mình trong văn hóa Việt Nam

Đúng như tên gọi, “Bách hoa bộ hành” được ví như một rừng hoa rực rỡ với hàng trăm bộ trang phục từ các triều đại như Lý, Trần, Lê, Nguyễn… được trình diễn qua các tuyến phố, tạo nên bức tranh đầy sắc màu của văn hóa Việt.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Các bạn trẻ trong trang phục truyền thống của Việt Nam

Các bạn trẻ trong trang phục truyền thống của Việt Nam

Trong đoàn, có các hoạt động như: Múa nghê, múa sênh tiền, múa bồng, hát xoan... Từ xa xưa, nghệ thuật múa dân gian đã tồn tại như một thực thể rực rỡ sắc màu trong bức tranh văn hóa nghệ thuật của người Việt. Múa trống bồng được cho là một trong 20 điệu múa cổ của đất Thăng Long xưa còn tồn tại đến nay.

Nhiều bạn trẻ có niềm đam mê, yêu thích với trang phục truyền thống đã tham gia nhiều sự kiện diễu hành. Hoạt động được dự kiến sẽ truyền cảm hứng và niềm yêu thích, khơi gợi hứng thú về trang phục truyền thống cho các bạn trẻ.

Đây là cơ hội để giới trẻ tiếp cận gần hơn với văn hoá cội nguồn

Đây là cơ hội để giới trẻ tiếp cận gần hơn với văn hoá cội nguồn

Các hoạt động đón Tết, từ gói bánh chưng, dựng cây nêu đến bày mâm ngũ quả, đều mang đậm giá trị văn hóa lâu đời. Các nghi lễ, chương trình nghệ thuật dân tộc trong dịp này không chỉ giúp người dân ôn lại các giá trị truyền thống mà còn tạo không gian để gắn kết cộng đồng, tạo cơ hội để người Việt khắp đất nước cũng như kiều bào ở xa Tổ quốc cùng hướng về cội nguồn.

Đoàn kết thúc hành trình diễu hành tạ Đình Kim Ngân (Hàng Bạc). Tại đây diễn ra hoạt động viết thư pháp lên một tấm vải đỏ dài với 4 chữ “Kỷ nguyên vươn mình”.

Bốn chữ "Kỷ nguyên vươn mình" không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một lời hứa, là một cam kết về một tương lai tươi sáng hơn. Đó là tương lai mà đất nước ta sẽ vươn lên mạnh mẽ, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới; là tương lai mà mỗi người dân đều được sống trong ấm no, hạnh phúc, có cơ hội phát triển bản thân.

Khánh Linh - Nguồn: Tổng hợp
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
RELATED ARTICLES