Bức tranh thủy mặc Mù Cang Chải vào mùa nước đổ

28/07/2023

Trung tuần tháng 5, Mù Cang Chải (Yên Bái) chào đón mùa mưa mùa hạ, đây cũng là thời điểm người dân nơi đây chuẩn bị cho mùa đổ nước cấy vụ mới. Cơn mưa làm đầy các thửa ruộng bậc thang, biến Mù Cang Chải thành bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, quyến rũ.

Mùa nước đổ ở Mù Cang Chải

Anh Vàng A Thào, hướng dẫn viên người Mông sống tại Mù Cang Chải, cho biết: “Mùa nước đổ ở Mù Cang Chải bắt đầu từ giữa tháng 5 đến hết tháng 6, còn phụ thuộc vào thời tiết của từng năm. Như năm nay mùa nước đổ đến muộn, phải đến tháng 7 thì nước mới bắt đầu lênh láng trên ruộng đồng”.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm trải rộng trên diện tích hơn 2.300ha, nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và Chế Cu Nha

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm trải rộng trên diện tích hơn 2.300ha, nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và Chế Cu Nha

Đây là nơi canh tác lúa nước của người Mông và cũng là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc canh tác lúa nước thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai và thủy lợi của đồng bào dân tộc miền núi

Đây là nơi canh tác lúa nước của người Mông và cũng là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc canh tác lúa nước thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai và thủy lợi của đồng bào dân tộc miền núi

Ruộng bậc thang luôn là biểu tượng cho vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ với vẻ đẹp lao động của con người miền núi nơi đây. Mỗi năm, Mù Cang Chải chỉ có một vụ lúa. Tháng 5, tháng 6 là thời điểm cày ải, gieo mạ và cấy lúa.

Những cơn mưa cuối cùng của mùa hè tới, trút xuống những thửa ruộng bậc thang, tạo nên hiện tượng nước tràn từ trên cao đến tận những ruộng dưới. Đất trở nên mềm mại, tơi xốp, thuận tiện cho việc cấy lúa. Bạn sẽ thấy rõ những thửa ruộng mới cấy kéo dài đến tận chân trời nhuốm màu hoàng hôn. Ruộng nối ruộng đều tăm tắp như có một bàn tay tinh tế sắp đặt trên những sườn núi cao.

Những ngày này, người dân tranh thủ nước về đi đào đắp, tu sửa bờ ruộng. Chị Khang Thị Chai và con gái Vàng Thanh Vân, 5 tuổi, trong trang phục truyền thống tham gia công việc đồng áng tại Mù Cang Chải

Những ngày này, người dân tranh thủ nước về đi đào đắp, tu sửa bờ ruộng. Chị Khang Thị Chai và con gái Vàng Thanh Vân, 5 tuổi, trong trang phục truyền thống tham gia công việc đồng áng tại Mù Cang Chải

Những thửa ruộng đều tăm tắp như có một bàn tay tinh tế sắp đặt trên những sườn núi cao

Những thửa ruộng đều tăm tắp như có một bàn tay tinh tế sắp đặt trên những sườn núi cao

"Để di chuyển đến đây, du khách có thể lựa chọn đi xe giường nằm từ Hà Nội lên Mù Cang Chải, thuê xe ô tô hoặc phượt xe máy đều được. Tuy nhiên, đi xe khách sẽ an toàn hơn xe máy. Nếu đi xe máy bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết khi đi đường xa và hạn chế đi vào chiều tối vì nguy hiểm", anh Vàng A Thào chia sẻ.

Có nhiều điểm tham quan, chụp ảnh nổi tiếng tại đây như Móng Ngựa, Mâm Xôi, Kim Nọi, Háng Đăng Dê, Yên Ngựa, Lao Chải. Để đến được những điểm này, du khách thường phải thuê xe ôm hoặc tự chạy xe máy vì đường nhỏ khó đi, chỉ vừa một xe máy.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Nước về phản chiếu sắc tím hoàng hôn tạo nên một cảnh tượng độc đáo

Nước về phản chiếu sắc tím hoàng hôn tạo nên một cảnh tượng độc đáo

Không chỉ bắt đầu cho mùa du lịch hấp dẫn, mà còn là thời điểm người dân vùng cao náo nức bước vào vụ canh tác mới

Không chỉ bắt đầu cho mùa du lịch hấp dẫn, mà còn là thời điểm người dân vùng cao náo nức bước vào vụ canh tác mới

Anh Vàng A Thào chia sẻ thêm, ngoài mùa nước đổ thì Mù Cang Chải còn nổi tiếng với mùa vàng (mùa lúa chín vào tháng 9, tháng 10). Lượng khách đến tham quan chụp hình mùa vàng thường đông gấp nhiều lần so với mùa nước đổ. Vì vào thời điểm này, các thửa ruộng bậc thang ngập tràn trong sắc vàng lúa chín, đứng ở góc nào du khách cũng dễ dàng bắt được ảnh đẹp.

"Về lưu trú, vào mùa nước đổ bạn chỉ cần báo trước vài hôm, còn thời điểm mùa vàng thì cần đặt trước vài tháng, thậm chí cả năm", anh nhấn mạnh.

Để có những thửa ruộng bậc thang, người Mông ở Mù Cang Chải phải chọn những vùng đất trên triền đồi, sườn núi có diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối

Để có những thửa ruộng bậc thang, người Mông ở Mù Cang Chải phải chọn những vùng đất trên triền đồi, sườn núi có diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối

Văn hóa bản địa của người Mông

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng, Mù Cang Chải còn thu hút du khách bởi những nét đặc sắc trong văn hóa đồng bào dân tộc Mông bản địa. Đến với Mù Cang Chải, du khách có cơ hội được giao lưu và tiếp xúc với những lễ hội đặc trưng như Tết nguyên đán diễn ra trước một tháng so với đồng bằng; cùng tham gia vào các lễ hội truyền thống như gầu Tào, ném pao, đua ngựa, trải nghiệm dệt vải.

Vào mùa Xuân, đặc biệt trong những dịp Tết của người Mông hay các lễ cưới truyền thống, đồng bào ở đây cùng hát dân ca và múa khèn. Nhiều điệu dân ca phong phú như hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, đều phản ánh cuộc sống lao động, khát khao chinh phục tự nhiên và mong ước về cuộc sống hạnh phúc, no đủ.

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng, Mù Cang Chải còn thu hút du khách bởi những nét đặc sắc trong văn hóa đồng bào dân tộc Mông nơi đây

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng, Mù Cang Chải còn thu hút du khách bởi những nét đặc sắc trong văn hóa đồng bào dân tộc Mông nơi đây

Đặc sắc nhất, loại hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát "Thản chù" và "Gầu phềnh" mang đến trải nghiệm văn hóa độc đáo cho nhiều du khách. Trai gái hát cùng nhau trong lúc chơi Pa Pao, hát qua sợi chỉ nối với hai ống nứa bịt da ếch cho riêng hai người.

Bên cạnh ca hát, múa khèn cũng là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông ở đây. Trong hội Gầu Tào, múa khèn được coi như nghi lễ mở hội, thể hiện sự trang trọng và tôn kính. Người Mông không chỉ sử dụng khèn bè mà còn đàn môi, khèn lá, kéo nhị, sáo, tạo nên một không gian âm nhạc và văn hóa bản địa đặc trưng, ấn tượng.

Hoa tớ dày là loài hoa đặc trưng của Mù Cang Chải, Yên Bái. Khi những đỉnh núi đỏ thắm sắc hoa tớ dày cũng là thời khắc khép lại một năm lao động vất vả của người dân nơi đây, khi mùa vàng đã thu hoạch xong, khi thóc đã đầy nhà

Hoa tớ dày là loài hoa đặc trưng của Mù Cang Chải, Yên Bái. Khi những đỉnh núi đỏ thắm sắc hoa tớ dày cũng là thời khắc khép lại một năm lao động vất vả của người dân nơi đây, khi mùa vàng đã thu hoạch xong, khi thóc đã đầy nhà

Hoa tớ dày thuộc họ hoa đào, người Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là “pằng tớ dầy”, dịch theo nghĩa tiếng Việt là “hoa đào rừng”. Hoa thường nở vào cuối năm và kéo dài đến hết Tết Nguyên Đán

Hoa tớ dày thuộc họ hoa đào, người Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là “pằng tớ dầy”, dịch theo nghĩa tiếng Việt là “hoa đào rừng”. Hoa thường nở vào cuối năm và kéo dài đến hết Tết Nguyên Đán

Ngoài ra còn có mùa hoa tớ dày nở vào cuối tháng 12 Dương lịch, trùng với Tết dân tộc Mông. Anh Vàng A Thào gợi ý thêm, Mù Cang Chải với độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm, se lạnh vào sáng sớm và chiều tối. Do đó, du khách cần mang theo áo khoác mỏng. Mùa nước đổ thời tiết thất thường nên khi đi tham quan hay chụp hình hãy luôn mang theo áo mưa. Nên chọn loại giày dép có thể rửa nước được, có độ bám tốt, chống trơn trượt, phòng khi trời mưa đường bị lầy.

Là một hướng dẫn viên bản địa, anh Vàng A Thào cũng tự hào khi nhắc đến con người và cách phát triển du lịch của quê hương: "Người dân ở đây thân thiện và gần gũi lắm, trên này rất an toàn nên khách du lịch không bao giờ phải lo móc túi với cướp giật nhé. Thậm chí xe máy để cả đêm ngoài đường cũng không ai lấy đâu". Một điều nữa du khách cần lưu ý, khi đi tham quan chụp hình tại đây tránh giẫm vào hoa màu, không tự ý vặt bông lúa của người dân khi chưa xin phép.

Đồi Mâm Xôi đẹp vô thực trong ráng chiều

Đồi Mâm Xôi đẹp vô thực trong ráng chiều

Hà Mai Trinh - Nguồn: Ảnh: Vàng A Thào
RELATED ARTICLES