Bức tường kiệt tác của Berlin

21/01/2020

Với hơn 3 triệu du khách ghé thăm mỗi năm, Bức tường Berlin là một tượng đài của thành phố Berlin. Đặc biệt, nơi đây còn có phòng trưng bày East Side - một điểm đến tuyệt vời cho dân địa phương và khách du lịch với các hình ảnh graffiti đặc sắc.

Bức tường Berlin là một trong những biểu tượng của thành phố Berlin, Đức và của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Bức tường được xây dựng theo chỉ đạo của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức vào năm 1961 nhằm chia cắt phần phía tây và đông của Berlin. Khoảng 5.000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang được Tây Đức.

2928006084559

Đến nay, phần lớn bức tường đã bị phá hủy, nhưng một số phần vẫn còn nguyên vẹn. Phần dài nhất còn lại là đoạn dài 1,3 km gần sông Spree, nơi có những bức tranh graffiti đầy màu sắc, được gọi là phòng trưng bày East Side.

east-gallery

Phòng trưng bày East Side là một trong những địa danh có tính lịch sử và nghệ thuật nhất ở Berlin. Phòng trưng bày này nằm trên đường Muehlenstrasse, hiện là phòng trưng bày ngoài trời lớn nhất thế giới với hơn 100 bức tranh tường graffiti của 118 nghệ sĩ từ 21 quốc gia trên khắp thế giới. Những bức tranh này được vẽ để kỉ niệm sự thống nhất nước Đức - một sự thay đổi chính trị có ý nghĩa to lớn trên toàn cầu.

berlin-wall-east-side-gallery-8
2-format43

Bên kia đường là đấu trường lớn nhất Berlin, đấu trường Mercedes Benz, là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn của thành phố như các trận đấu khúc côn cầu trên băng hoặc các buổi hòa nhạc. Từ năm 2015, Chính phủ đã cho xây dựng một hàng rào để bảo vệ bức tường và ngăn sự phá hoại của người dân và khách du lịch.

Dưới đây là những bức tranh tường ấn tượng nhất ở phòng trưng bày East Side:

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Fraternal Kiss

socialist-fraternal-kiss-berlin-wall

Bức tranh tường có tên "My God, Help Me to Survive This Deadly Love" của nghệ sĩ người Nga Dmitri Vrubel, còn được gọi là "Fraternal Kiss", mô tả nụ hôn nổi tiếng giữa nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev và Tổng thống phía Đông Đức Erich Honecker tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức vào năm 1979. Vào tháng 3 năm 2009, vì bị xuống cấp do sự phá hoại và điều kiện thời tiết nên bức tranh đã bị xóa khỏi phòng trưng bày East Side và nghệ sĩ Dmitri Vrubel được giao nhiệm vụ sơn lại tác phẩm.

Thank You, Andrei Sakharov

8386790590_830ac4d12f_b

Bức chân dung đơn giản này được vẽ bởi hai nghệ sĩ Dmitri Vrubel và Viktoria Timofeeva để vinh danh nhà vật lý hạt nhân, nhà hoạt động nhân quyền Liên Xô Andrei Sakharov. Sau khi thiết kế vũ khí hạt nhân cho Liên Xô, Sakharov đã trở thành người ủng hộ tự do và cải cách dân sự. Ông sẵn sàng đối mặt với sự đàn áp nhà nước vì hoạt động xã hội của mình. Những nỗ lực này đã mang lại cho ông giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1975. Sakharov qua đời năm 1989, chỉ vài tuần sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

Thierry Noir’s cartoon heads

cx3313

Bức tranh tường "Thierry Noir’s cartoon heads" là tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Thierry Noir - người đầu tiên vẽ lên Bức tường Berlin. Trong suốt năm năm trong thập niên 80 của thế kỷ 20, Noir đã tránh cảnh sát và bảo vệ để vẽ trái phép lên Bức tường Berlin với những hình ảnh táo bạo về động vật và khuôn mặt người dưới dạng hoạt hình. "Thierry Noir’s cartoon heads" là bức tranh tường nổi tiếng nhất của Noir với hình những cái đầu hoạt hình đầy màu sắc.

The Trabant breaking through the wall

e6w0ha

Bức tranh tường mang tính biểu tượng này được vẽ bởi Birgit Kinder. Bức tranh là hình ảnh một chiếc xe Trabant xuyên qua Bức tường Berlin. Xe Trabant được sản xuất từ năm 1957 đến 1990 bởi nhà sản xuất xe hơi Đông Đức VEB Sachsenring Automobilwerke Zwickau. Nó thường được coi là biểu tượng của Đông Đức cũ và sự sụp đổ của khối Đông Phương. Bức tranh như thể hiện khát vọng của nhiều người Đông Đức đã cố gắng trốn thoát qua Bức tường Berlin bằng chiếc xe hơi nổi tiếng này.

It Happened in November

shutterstock_312351404

Bức tranh tường đầy ám ảnh "Es Geschah im November" ("It Happened in November") được vẽ bởi họa sĩ người Đức - Iran Kani Alavi vào năm 1990. Bức tranh trừu tượng này lấy cảm hứng từ ngày bức tường Berlin sụp đổ, với hàng ngàn khuôn mặt của người dân Đông Đức đang hướng về Tây Đức. Các khuôn mặt được Alavi vẽ với một loạt các cảm xúc khác nhau như bối rối, hạnh phúc, lo lắng của người dân Đông Đức.

The Wall Jumper

daj50r

Bức tranh tường "Der Mauerspringer" ("The Wall Jumper") được vẽ bởi nghệ sĩ Gabriel Heimler vào năm 1989 và được phục chế vào năm 2009. Nhiều người cho rằng bức tranh miêu tả một người tị nạn Đông Đức đang cố trốn sang phía Tây Đức, nhưng đây thực chất là một người Tây Đức cố gắng nhảy qua phía Đông Đức để tìm kiếm tự do.

The Seven Stages of Enlightenment

sieben-stufen-der-erleuchtung-e886cc96-5141-40cd-92df-64c66d33d346

Bức tranh tường đầy màu sắc của nghệ sĩ Ấn Độ Narendra Kumar Jain vẽ một nhân vật thần bí của triết học Ấn Độ. Bức tranh tượng trưng cho sự giải thoát khỏi sự thiếu hiểu biết và cách để vượt qua các rào cản để đạt đến sự giác ngộ, đồng thời cũng gợi lên sự thống nhất và trọn vẹn.

Diagonal Solution to a Problem

shutterstock_142760506

Bức tranh tường của Mikhail Serebryakov có tựa đề "Diagonale Lösung des problems" ("Diagonal Solution to a Problem"), mô tả một ngón tay cái được giữ bởi một sợi dây xích để luôn ở hình dạng giơ ngón tay cái - một hành động mang tính tích cực. Tác phẩm nghệ thuật này cho thấy sự mạnh mẽ của Chính phủ Đông Đức, cố gắng bảo vệ lý tưởng Cộng sản và dập tắt những tiếng nói bất đồng.

Kiều Mai - Nguồn: The Culture Trip
RELATED ARTICLES