Cà phê trong đời sống người Việt

10/03/2019

Ở Việt Nam, cà phê không chỉ là thức uống, đó còn là một cách sống. Người Việt đánh giá cao và coi việc uống cà phê là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Trên thực tế, có lẽ không có nhiều quốc gia trên thế giới có văn hoá uống cà phê phong phú như người Việt.

Từ bao lâu nay, chút vị đắng bên đầu lưỡi, cùng mùi hương đậm đà lan toả mà cà phê tạo ra vẫn luôn khiến chúng ta phải ngất ngây, say đắm. Người ta thưởng thức cà phê trong khi làm việc, gặp gỡ đối tác, khi trò chuyện cùng bạn bè, người thân… và cả khi một mình.

MỘT ĐOẠN LỊCH SỬ CỦA CÀ PHÊ

Vào những năm 80 của thế kỷ XIX, người Pháp xâm lược Việt Nam và mang theo nhiều nét văn hóa phương Tây vào thuộc địa, trong đó có cả cà phê. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến nay cà phê vẫn có chỗ đứng vững chắc trong đời sống của người Việt.

Empty

Thứ thức uống đen sánh, mang vị đắng, đầm nhưng khiến người ta khoan khoái sau khi uống được rất nhiều người thời bấy giờ ưa chuộng, đặc biệt là tầng lớp quan chức, quý tộc phong kiến. Có thời gian, uống cà phê còn là thước đo sự sành điệu, đẳng cấp của một người.

Empty
Empty

Ở Việt Nam, Tây Nguyên được xem là vùng đất màu mỡ gắn liền với cây cà phê. Nơi đây được khai phá và trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước với những loại cà phê có chất lượng ngon hàng đầu. Có rất nhiều nhà sản xuất lớn ở đây, nổi bật nhất là Trung Nguyên, Vinacafe và Highlands Coffee. Bên cạnh đó, một số tên tuổi quốc tế bao gồm Nestle, cái tên đã tham gia vào ngành công nghiệp cà phê tại Việt Nam kể từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế trong những năm 1990.

su-tich-cay-ca-phe

Kể từ đầu thế kỷ 20, sản xuất cà phê đã đóng góp một phần lớn vào việc phát triển nền kinh tế đất nước. Đến cuối những năm 1990, Việt Nam đã đứng thứ hai về sản xuất cà phê, chỉ sau Brazil. Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu tập trung vào hạt Robusta. Trong những năm gần đây, người ta tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chất lượng cà phê với việc trồng rộng rãi hạt cà phê Arabica, và đặc biệt là cà phê chồn nổi tiếng.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

Người Việt uống cà phê như thế nào?

nhuongquyen35

Cách mà cà phê được rang, pha và thưởng thức ở Việt Nam khác với phần còn lại của thế giới. Tại đây, cà phê được rang thủ công từ từ trong 15 phút với nhiệt độ thấp trong khi trên toàn thế giới, máy thường được sử dụng cho quá trình rang. Khác biệt hơn, cà phê ở Việt Nam sẽ được cho vào phin để pha thay vì máy pha cà phê phổ biến trên thế giới.

VN-coffee1

Trước, trong và sau khi làm việc, người Việt Nam thường uống một cốc nâu (cà phê với sữa đặc) hoặc đen (cà phê đen). Ở miền Bắc, khi mùa đông đến, người ta thường dùng nâu nóng hoặc đen nóng. Nhưng nhìn chung, đen đá (cà phê đen đá) và đặc biệt là nâu đá (cà phê đá với sữa đặc) là những lựa chọn phổ biến hơn cả. Khi thực dân Pháp lần đầu tiên đưa cà phê vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, vì không có sẵn sữa tươi nên người Pháp và người Việt bắt đầu sử dụng sữa đặc có đường để thay thế. Dần dần, nguyên liệu đặc biệt này trở thành một thứ đặc trưng mỗi khi nhắc đến cà phê Việt Nam.

_dsc2513-2-2222

Một trong những biến thể cà phê nổi tiếng nhất với cả người bản địa và du khách quốc tế chính là cà phê trứng. Đây là loại thức uống được làm từ cà phê (cà phê vối) với trứng gà (có nhỏ thêm mật ong) và sữa đặc có đường. "Cà phê Giảng" là quán cà phê lâu đời và nổi tiếng nhất Hà thành phục vụ thức uống này. Theo lời người chủ hiện tại của quán thì cà phê trứng ra đời vào những năm 1950 tại Hà Nội, xuất phát từ việc khan hiếm mặt hàng sữa tươi thời điểm bấy giờ nên cha ông, người chủ đầu tiên của quán đã dùng lòng đỏ trứng gà như một giải pháp thay thế, sau này, đây là đặc sản của Hà Nội.

Cafe-trung-egg-coffee-cafe-Giang-www.asiauniquetravel.com-Asia-Unique-Travel

Cà phê trứng trông rất giống một ly cappuccino, với hỗn hợp trứng và sữa được đánh thành một lớp bọt nhẹ như kem. Nhiều quán cà phê hiện nay còn thêm cả phiên bản cà phê trứng với bơ và phô mai để "lạ hoá" thức uống vốn dĩ đã quá quen thuộc này.

văn hoá cà phê "cóc"

03

Nhắc đến cà phê Việt thì không thể không nhắc đến văn hoá cà phê "cóc". Từ "cóc" được sử dụng để ví von cho những quán cà phê nép mình trên vỉa hè cùng những bộ bàn ghế nhỏ nhắn vừa đủ ngồi. Và mỗi khi có công an trật tự đi qua, những quán cà phê "di động" này lại "nhảy, nhảy và nhảy". Hình ảnh có phần hài hước này không ngờ đã trở thành một thứ văn hoá uống cà phê độc đáo, in sâu vào tâm trí người Việt qua nhiều thế hệ. Như một tín hiệu đặc trưng, người ta có thể nhìn thấy một công chức với trang phục chỉn chu ngồi cạnh một bác tài xe ôm với trang phục loà xoà mỗi khi bước vào những quán cà phê "cóc".

15_Ca_phe_phin_Tinh_hoa_Viet1

Tại nhiều con đường ở Sài Gòn, Hà Nội, không khó bắt gặp những quán cà phê không tên, vài chiếc ghế gỗ con xếp ngẫu hứng đủ cho người ta ngồi hoặc lấy làm bàn để đôi ba ly cà phê. Người Việt yêu cà phê "cóc" không chỉ vì giá cả bình dân, thân thiện, tiện lợi mà phần lớn do thói quen và nhu cầu lượm lặt thông tin. Người ta có thể ngồi hàng giờ đồng hồ, nhâm nhi ly cà phê với bạn bè kể cả những người không quen biết cũng chỉ để tán gẫu dăm ba câu chuyện ...

ca-phe-sai-gon-17

Và dù là ở những quán hàng sang trọng, trong góc phố yên tĩnh hay bên những con phố xe cộ lại qua thì khi ngồi bên ly cà phê, người ta vẫn bất giác lắng lại lòng mình.

nhung-khoang-lang-thoi-gian-ben-ly-ca-phe- hue3

Giờ đây, khi các "ông lớn" trong ngành công nghiệp cà phê trên thế giới đổ bộ vào Việt Nam, người ta lại lo ngại về sự mai một và biến mất của cà phê Việt chính gốc. Thế nhưng, có thể tin vào một điều rằng, phàm điều gì đã gắn liền với văn hoá và lịch sử thì khó mà lung lay trước những "hương vị lạ nhưng chóng quên", nhất là khi thức uống đặc sánh đậm đà đặc trưng của riêng người Việt lại quyến rũ và độc đáo đến như vậy.

Nga Nguyễn
RELATED ARTICLES