Cảm nhận nhịp điệu cuộc sống cùng nghệ thuật cân bằng đá

26/06/2023

7 năm sinh sống và làm việc tại Sa Pa, Tùng Nguyễn (31 tuổi, Nghệ An) hòa mình vào đời sống của người dân vùng cao. Sống giữa thiên nhiên, nghe hơi thở của núi rừng, anh cảm nhận nhịp điệu cuộc sống thường ngày tĩnh tại và an nhiên. Mối liên kết giữa con người với thiên nhiên được Tùng Nguyễn thể hiện trong buổi chia sẻ diễn ra vào 17 tháng 06 vừa qua tại LYNK Production.

Tùng Nguyễn (31 tuổi, Nghệ An) hiện đang làm việc, sinh sống tại Sa Pa.

Tùng Nguyễn (31 tuổi, Nghệ An) hiện đang làm việc, sinh sống tại Sa Pa.

Trong buổi chia sẻ, Tùng Nguyễn kể câu chuyện của một chàng trai sinh sống và dành tình yêu đặc biệt cho Tả Van, Sapa. Hơi thở của núi rừng Tây Bắc hiện lên qua những bông hoa chuối rừng anh cất công mang từ Sapa về TPHCM. Hay những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt được Tùng tạo tác từ những khúc gỗ Pơ Mu nhặt được ven đường. Nổi bật trong buổi chia sẻ, phải kể đến phần trình diễn cân bằng đá.

Những chiếc bình hoa được làm từ gỗ Pơ Mu anh nhặt được ven đường, sau quá trình đục đẽo trở thành một sản phẩm trang trí đẹp mắt.

Những chiếc bình hoa được làm từ gỗ Pơ Mu anh nhặt được ven đường, sau quá trình đục đẽo trở thành một sản phẩm trang trí đẹp mắt.

Cân bằng đá (rock balancing) là một nghệ thuật sử dụng các hòn đá có hình thái, cấu trúc, thuộc tính khác nhau để vun đắp thành chồng, cột, vòm mà không cần sử dụng các chất kết dính, dây hay dụng cụ để duy trì cấu trúc đó.

Không sử dụng các chất kết dính hay dụng cụ duy trì cấu trúc, các hòn đá làm sao để cân bằng?

Không sử dụng các chất kết dính hay dụng cụ duy trì cấu trúc, các hòn đá làm sao để cân bằng?

"Có những hòn đá chỉ cân bằng khi tồn tại một cách độc lập, nhưng cũng có những hòn phải xếp chồng lên nhau thì mới đạt đến trạng thái cân bằng", Tùng Nguyễn chia sẻ. Anh liên tưởng đến sự kết nối của mỗi cá nhân trong cộng đồng, có những người sẽ thể hiện tốt nhất khi họ đứng một mình. Nhưng lại có những người cần phối hợp, kết nối với những cá nhân khác để cùng cân bằng và phát triển.

Cuộc sống Sapa hiện lên bình yên, nhẹ nhàng qua lời kể của Tùng Nguyễn. "Vào buổi chiều, bà con người Mông hay tìm cho mình một tảng đá lớn cực kỳ đẹp, ngồi lên đó vài tiếng đồng hồ mà không làm gì cả. Mình thấy họ ngồi như vậy rất thường xuyên, thơ thẩn trên những tảng đá lớn với ánh nhìn xa xăm. Mình bắt đầu để tâm tới những hòn đá kể từ đó", anh kể.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Hơi thở vùng cao Tây Bắc được thể hiện qua những bông hoa chuối đỏ hồng thơm thoang thoảng.

Hơi thở vùng cao Tây Bắc được thể hiện qua những bông hoa chuối đỏ hồng thơm thoang thoảng.

Có lẽ người ta cũng đang tận hưởng những khoảnh khắc trong đời sống một cách tĩnh tại, an nhiên, thả hồn vào không gian vô định mà không quần quật với những âu lo của đời sống thường nhật. Phải chăng đó cũng là một phong cách sống, một ý niệm về hạnh phúc rất đỗi giản đơn mà cuộc sống bận rộn đang khiến nhiều người quay cuồng, hối hả?

Những hòn đá với hình thù khác nhau có mặt rất nhiều ở Tả Van, nơi Tùng sống. Trong thời kỳ dịch bệnh rảnh rỗi, anh bắt đầu "để mắt" nhiều hơn tới những hòn đá. Tùng Nguyễn xếp chồng chúng lên nhau, "Mục đích của hoạt động này không phải để tạo ra những cột đá cao và đẹp, mà để bản thân rèn luyện sự tập trung, kiên trì và bình tĩnh", anh tâm sự.

Đây là cách để Tùng Nguyễn tìm thấy những điểm cân bằng, rèn luyện sự tập trung và bình tĩnh.

Đây là cách để Tùng Nguyễn tìm thấy những điểm cân bằng, rèn luyện sự tập trung và bình tĩnh.

Sau một thời gian sống thong thả với những ngày dài vui chơi, Tùng nghĩ cần bắt đầu làm mới sinh hoạt với một hoạt động khác. Tùng bắt đầu xếp đá như một thú vui "giết thời gian", lâu dần hoạt động thường xuyên khiến anh cảm nhận được hòn đá, nắm được trọng tâm và kỹ thuật để đặt chúng lên nhau cân bằng.

Xem qua video này, ắt hẳn nhiều người sẽ tưởng rằng xếp chồng những hòn đá lên nhau không có gì khó khăn. Thế nhưng trên trải nghiệm thực tế, việc kết nối những hòn đá với hình thù, độ nhám, độ lồi lõm với khối lượng, kích thước khác nhau ở trạng thái cân bằng không phải việc đơn giản. Chỉ cần một giây mất bình tĩnh, mọi thứ đổ ập xuống, bao nhiêu công sức "nín thở" tan biến. "Có những lúc mình quên mất nhịp thở, không dám thở mạnh vì sợ tay rung khiến chồng đá bị đổ", Tùng Nguyễn chia sẻ.

Khán giả tham gia buổi chia sẻ cũng được trực tiếp trải nghiệm bộ môn này. Về cơ bản, đây giống như một trò chơi xếp đá thông thường. Nhưng khi dồn sự chú tâm vào việc cân bằng những hòn đá với tính chất khác nhau lại là một thử thách rèn luyện cả cơ bắp vật lý lẫn "cơ bắp" tinh thần. Nếu không tin, bạn có thể trực tiếp thử làm tại nhà với những viên đá ngẫu nhiên.

Bộ môn

Bộ môn "tưởng không khó" nhưng lại "khó không tưởng" này chắc chắn sẽ khiến bạn khám phá nhiều hơn về bản thân mình.

Kỹ thuật xếp đá chỉ có được sau nhiều năm thực hiện, nhưng điều đầu tiên mà tất cả mỗi người đều nắm bắt là việc hiểu về hòn đá, biết được trọng tâm... và điều kiển được nhịp thở của mình. Kể cả khi xung quanh có điều gì xảy đến, nếu tĩnh tâm, bạn vẫn tiếp tục như chẳng bị ảnh hưởng bởi vấn đề gì.

Với Tùng, anh chỉ tập trung xếp đá, và cố gắng làm trọn vẹn những gì anh đang làm mà thôi.

Với Tùng, anh chỉ tập trung xếp đá, và cố gắng làm trọn vẹn những gì anh đang làm mà thôi.

Bài và ảnh: Bi Lê
RELATED ARTICLES