Chàm Then Chạm Tính – Khi người trẻ đánh thức di sản bằng nghệ thuật và công nghệ

17/04/2025

Giữa lòng TP.HCM hiện đại và hối hả, một triển lãm mang tên Chàm Then Chạm Tính vừa khẽ khàng mở ra tại Hội Mỹ thuật TP.HCM. Không ồn ào nhưng lại đủ sức lay động, triển lãm là cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại, giữa những thanh âm hát Then của người Tày và sự sáng tạo của nhóm bạn trẻ sinh viên năm cuối Đại học FPT, với khát khao duy nhất: đưa văn hoá đến gần hơn với thế hệ mình.

Một cuộc gặp gỡ giữa truyền thống và sáng tạo

Ngay từ tên gọi, Chàm Then Chạm Tính đã gợi mở những chất liệu văn hoá đậm bản sắc: sắc chàm nhuộm vải, lời Then ngân nga bên đàn tính. Không gian triển lãm được xây dựng như một cuộc hành trình, nơi từng chi tiết, từng góc nhỏ đều được sắp đặt để kể về vẻ đẹp văn hoá dân tộc Tày – một vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa lặng lẽ mà quyến rũ đến lạ.

Bài liên quan
Những câu hát Then đưa khán giả vào không gian triển lãm

Những câu hát Then đưa khán giả vào không gian triển lãm

Empty
Empty

Ở khu vực đầu tiên, người xem có thể chạm tay vào những tấm vải chàm từ Saigon Indigo – nơi quy trình nhuộm vải bằng cây chàm được tái hiện đầy tinh tế, như một nghi lễ chậm rãi của núi rừng. Mỗi sắc xanh trầm là một mảnh ký ức văn hoá được giữ gìn qua bao thế hệ.

Empty
Empty
Khu trưng bày vải nhuộm chàm từ Saigon Indigo, mang sắc xanh đặc trưng vùng núi

Khu trưng bày vải nhuộm chàm từ Saigon Indigo, mang sắc xanh đặc trưng vùng núi

Không dừng ở thị giác, triển lãm còn đánh thức thính giác bằng bản phối mới của bài hát “Mời anh về Tây Bắc” do ca sĩ Sằm Minh Hiệu thể hiện. Trong không gian ấy, tiếng đàn tính như ngân lên giữa phố thị, vừa lạ, vừa gần, vừa dân tộc, lại vừa đương đại. Đó cũng là cách nhóm bạn trẻ lựa chọn để đưa di sản chạm tới cảm xúc của người trẻ – bằng âm nhạc, hình ảnh, nghệ thuật thị giác và công nghệ.

Bản phối mới ca khúc “Mời anh về Tây Bắc” kết hợp yếu tố dân gian và hiện đại

Bản phối mới ca khúc “Mời anh về Tây Bắc” kết hợp yếu tố dân gian và hiện đại

Văn hoá là chất liệu, cảm hứng là động cơ

Một trong những điểm nhấn thị giác đặc biệt là bộ sưu tập “Đồng điệu” của Hapuu Chaotic Pattern, nơi vải bông chàm được vẽ bằng sáp tạo nên những hoạ tiết phức hợp mà vẫn đầy chất thơ. Không kém phần cuốn hút là “Bản sắc” của họa sĩ Vi Việt Nga – người Tày, với tranh khắc gỗ và áo dài vẽ tay tái hiện đời sống và tín ngưỡng của chính dân tộc mình.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+
Empty
Tranh khắc gỗ và áo dài vẽ tay trong bộ sưu tập “Bản sắc” của họa sĩ Vi Việt Nga

Tranh khắc gỗ và áo dài vẽ tay trong bộ sưu tập “Bản sắc” của họa sĩ Vi Việt Nga

Để đưa di sản vào đời sống, nhóm sinh viên còn ứng dụng AI để cách điệu các họa tiết Tây Bắc, dựa trên tư liệu ảnh chụp trong quá trình nghiên cứu. Những hoa văn truyền thống, qua lăng kính công nghệ, hiện ra đầy mới lạ mà vẫn giữ trọn tinh thần bản địa.

Ngô Bảo Hùng – đại diện nhóm sinh viên khởi xướng dự án, chia sẻ: “Khi bắt đầu khoá luận, chúng em nhận thấy hát Then – đàn tính tuy được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nhưng lại ít được nhắc tới trong đời sống hàng ngày, nhất là ở thành thị. Chúng em không muốn chỉ viết một bài nghiên cứu, mà muốn kể lại câu chuyện đó bằng trải nghiệm, để ai cũng thấy hát Then không hề xa lạ".

Bảo Hùng cùng ba người bạn khác đã dành nhiều tháng trời tìm hiểu, kết nối với nghệ nhân và cộng đồng, từ đó nảy sinh mong muốn xây dựng một cộng đồng người trẻ yêu thích hát Then ngay tại TP.HCM. Với họ, dự án này không khép lại sau triển lãm – đây mới chỉ là sự bắt đầu.

Empty
Empty
Các bạn trẻ say sưa khám phá không gian văn hóa dân tộc tại triển lãm

Các bạn trẻ say sưa khám phá không gian văn hóa dân tộc tại triển lãm

Những bàn tay âm thầm giữ lửa

Đứng sau thành công của dự án là sự đồng hành từ nghệ nhân hát Then – ThS. Xuân Bách, giảng viên Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Việt Bắc. Không chỉ truyền dạy kỹ thuật, nghệ nhân Xuân Bách còn là người truyền cảm hứng và giúp nhóm hiểu sâu hơn về mạch sống của di sản, để kể lại bằng ngôn ngữ của thời đại mới.

Empty
Đàn tính – nhạc cụ không thể thiếu trong những buổi hát Then của người Tày

Đàn tính – nhạc cụ không thể thiếu trong những buổi hát Then của người Tày

Cô Nguyễn Thị Bích Liên – chủ nhiệm CLB Đàn tính hát then khối nhà báo người cao tuổi TP.HCM, nhận định: “Triển lãm là một cầu nối văn hoá đúng nghĩa. Người trẻ có cách làm của người trẻ, nhưng điều quan trọng là các bạn đã thực sự trân trọng và hiểu giá trị của những gì mình đang gìn giữ”.

Cô Nguyễn Thị Bích Liên – chủ nhiệm CLB Đàn tính hát then khối nhà báo người cao tuổi TP.HCM biểu diễn tại triển lãm

Cô Nguyễn Thị Bích Liên – chủ nhiệm CLB Đàn tính hát then khối nhà báo người cao tuổi TP.HCM biểu diễn tại triển lãm

Chàm Then Chạm Tính là một lời mời nhẹ nhàng nhưng đầy nội lực để người trẻ bước vào thế giới của những giá trị văn hoá lâu đời. Không giáo điều, không sáo rỗng, triển lãm là minh chứng rằng khi người trẻ thật lòng yêu một điều gì đó, họ sẽ luôn tìm ra cách kể lại - mới mẻ, cuốn hút, và đầy cảm hứng.

Hà Mai Trinh
RELATED ARTICLES