Thắp lên tình yêu văn hóa Việt trong người trẻ

15/04/2025

Ngày 12/4, tại TP.HCM, Câu lạc bộ Yêu văn hóa Việt – một nhánh mới thuộc Hội Giáo dục Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam – đã chính thức ra mắt. Một buổi sáng tháng Tư, trong không gian đậm hồn Việt, những con người chung tình yêu với văn hóa truyền thống đã tìm thấy nhau.

Câu lạc bộ do cô giáo, tác giả Lê Hoàng Phi Yến sáng lập và giữ vai trò Chi hội trưởng. Với tâm huyết nuôi dưỡng tình yêu văn hóa từ những điều gần gũi và thiết thân nhất, cô Phi Yến chia sẻ: “Tôi ấp ủ CLB này không chỉ vì tình yêu với văn hóa Việt, mà còn vì mong muốn thắp lên tình yêu ấy trong thế hệ trẻ – trong chính những người con của mình và trong từng học sinh mình đang giảng dạy. Chúng tôi tin rằng, tình yêu văn hóa cần được gieo từ sớm, từ khi còn là những đứa trẻ đang tò mò về thế giới”.

Bài liên quan
Khách mời và các thành viên trẻ say mê lắng nghe câu chuyện về giá trị văn hóa dân tộc

Khách mời và các thành viên trẻ say mê lắng nghe câu chuyện về giá trị văn hóa dân tộc

CLB Yêu văn hóa Việt ra đời như một không gian kết nối những tâm hồn đồng điệu. Tại đây, những buổi giao lưu, tọa đàm, triển lãm tranh ảnh, phim âm thanh hay các buổi chia sẻ sáng tác văn học sẽ được tổ chức thường xuyên, với mục tiêu vừa gìn giữ giá trị xưa, vừa khơi mở những cách thể hiện mới mẻ và sáng tạo.

Ba nguyên tắc cốt lõi của CLB: tự nguyện - mọi hoạt động đều xuất phát từ tinh thần tự nguyện, chia sẻ và kết nối của các thành viên; tính tôn trọng và bảo tồn - tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống trong mọi hình thức thể hiện, đồng thời gìn giữ đa dạng bản sắc; tính sáng tạo - khuyến khích các sáng kiến mới, phù hợp với thời đại nhưng không làm mất đi cái hồn của văn hóa.

Empty
Empty
Các khách mời chia sẻ trong tọa đàm

Các khách mời chia sẻ trong tọa đàm

Ngay trong buổi ra mắt, tọa đàm “Dòng chảy văn hóa Việt” đã mang đến nhiều góc nhìn sâu sắc từ những người làm nghề như đạo diễn lồng tiếng Đạt Phi, diễn viên - Nghệ sĩ Ưu tú Mạnh Dung, nhà thiết kế âm thanh Bình Nguyễn. Trong cuộc trò chuyện, đạo diễn Đạt Phi chia sẻ, truyền thống chỉ có thể sống mãi khi người trẻ nhìn thấy vẻ đẹp của nó. Mà để làm được điều ấy, thế hệ đi trước cần là người “gieo hạt”, bằng chính tình yêu, sự kiên nhẫn và cả sáng tạo không ngừng trong cách kể chuyện.

Trang thông tin du lịch và phong cách sống Travellive+

“Muốn các bạn trẻ yêu văn hóa, trước hết họ phải biết đến nó. Từ biết sẽ dẫn đến hiểu, rồi đến yêu. Và để họ biết, đó là trách nhiệm của chúng tôi – những người làm nghề, những người lớn hơn”, anh nói.

490460018_3534950033302123_6004830901501378411_n
Empty
Empty
Một góc trưng bày các hiện vật gợi nhớ nếp sống xưa: gối tựa, trâm cài, khuyên tai, áo nhật bình...

Một góc trưng bày các hiện vật gợi nhớ nếp sống xưa: gối tựa, trâm cài, khuyên tai, áo nhật bình...

Tuy chỉ mới ra mắt, nhưng CLB Yêu văn hóa Việt đã phần nào chạm đến một nhu cầu đang ngày càng lớn trong xã hội – đó là nhu cầu được hiểu, được kết nối và được tự hào với bản sắc văn hóa của chính mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi những ảnh hưởng từ các nền văn hóa ngoại lai len lỏi vào đời sống giới trẻ một cách mạnh mẽ, những câu lạc bộ như thế này đóng vai trò như một “mái hiên” – nơi người trẻ có thể tìm về, lắng nghe và cảm nhận nhịp đập của cội nguồn.

Các bạn trẻ khoác lên mình chiếc áo truyền thống

Các bạn trẻ khoác lên mình chiếc áo truyền thống

Vài năm gần đây, một tín hiệu đáng mừng là giới trẻ Việt Nam bắt đầu có những chuyển động rõ rệt trong việc quan tâm nhiều hơn đến văn hóa dân tộc. Từ những bộ sưu tập áo dài cách tân lấy cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống, những bản nhạc pop pha âm hưởng dân gian, cho đến những video chia sẻ kiến thức lịch sử, lễ Tết, nghi lễ trên TikTok, YouTube... tất cả cho thấy một thế hệ đang chủ động đi tìm căn tính văn hóa theo cách rất riêng. Thay vì khô cứng hay giáo điều, văn hóa được tiếp cận một cách gần gũi, trẻ trung hơn, nhưng không vì thế mà mất đi chiều sâu.

Và chính tại những điểm giao thoa như vậy, sự tồn tại của các không gian như CLB Yêu văn hóa Việt trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Không chỉ là nơi gìn giữ ký ức, CLB còn là nơi khơi nguồn những sáng tạo mới, nơi những mầm non tình yêu văn hóa được gieo và lớn lên, từ những buổi trò chuyện thân tình, từ câu chuyện của người đi trước đến sự tiếp nhận đầy hào hứng của người trẻ hôm nay.

Tác giả - cô giáo Phi Yến trong tà áo truyền thống, giới thiệu về các món Việt phục được phục dựng

Tác giả - cô giáo Phi Yến trong tà áo truyền thống, giới thiệu về các món Việt phục được phục dựng

Hồi tưởng về một khoảnh khắc đáng nhớ trong buổi ra mắt CLB, chị Phi Yến nhớ lại: “Khi đứng trước mọi người để giới thiệu về những bộ Việt phục, về từng chiếc trâm cài, khuyên tai, áo nhật bình được phục dựng, mình thấy tim đập nhanh hơn. Đó không còn là những món đồ ‘trưng bày’ – mà là kết tinh của một thời vàng son, là nếp sống, là tâm hồn của ông bà ta thuở trước. Mình còn nhớ rõ lúc giới thiệu chiếc gối tựa do chính mệ Trí Huệ may – đôi tay đã từng dệt nên ký ức Huế, tim mình dâng lên một niềm xúc động khó tả. Mọi thứ rất thật, rất gần, như thể quá khứ và hiện tại đang giao hoà nơi đây”.

Sự ra đời của CLB Yêu văn hóa Việt không chỉ đánh dấu một điểm khởi đầu, mà còn là lời mời gọi đầy tha thiết dành cho bất kỳ ai đang quan tâm đến bản sắc dân tộc trong thời đại mới. Bởi văn hóa, rốt cuộc, vẫn là điều cốt lõi giúp chúng ta tìm thấy chính mình giữa bao biến chuyển của thế giới hôm nay.

Hà Mai Trinh
RELATED ARTICLES